Đề Xuất 3/2023 # Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành: Tạo Điều Kiện Tốt Nhất Cho Sinh Viên Học Tập, Rèn Luyện # Top 3 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 3/2023 # Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành: Tạo Điều Kiện Tốt Nhất Cho Sinh Viên Học Tập, Rèn Luyện # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành: Tạo Điều Kiện Tốt Nhất Cho Sinh Viên Học Tập, Rèn Luyện mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trú đóng tại TP. HCM gồm 5 cơ sở đào tạo, trong đó, Cơ sở chính đặt tại 298A – 300A đường Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ và văn hoá, xã hội lớn nhất cả nước, nên có những thuận lợi cơ bản về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, sơ sở vật chất an khang, hiện đại, thuận lợi cho việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp cho HSSV đi thực tập thực tế và giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.

Hệ thống Thư viện (gồm 5 phòng) với diện tích hơn 2.000 m2, hơn 34.000 bản tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. Ngoài ra, Thư viện còn có một mạng máy tính kết nối trực tiếp internet. Thư viện được cấu trúc mở, cho phép người đọc có thể trực tiếp tìm kiếm tài liệu tại giá. Nhà trường cũng đầu tư phần mềm quản lý Thư viện Libol, đây là một trong những phần mềm quản lý thư viện hàng đầu tại Việt Nam.

Nhà trường có Ký túc xá với sức chứa hơn 1.500 chỗ ở nội trú cho SV. Ngoài ra nhà trường còn đầu tư trang thiết bị dạy học và công cụ, dụng cụ quản lý; bàn ghế học sinh,…

Nhà trường đã hoàn tất việc thiết kế cổng thông tin việc làm điện tử, chính thức đưa vào sử dụng phục vụ HSSV, ngưòi lao động có nhu cầu tìm việc và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tại địa chỉ http://qhdn.ntt.edu.vn. Với cổng thông tin điện tử này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là trường đầu tiên trong các trường ĐH, CĐ trên cả nước thực hiện việc giới thiệu việc làm trên mạng internet cho HSSV.

Phòng đọc của thư viên Ông Hoàng Tùng, Giám đốc Trung tâm Tin học – Trưởng phòng vi tính:

– Tôi công tác từ ngày Trường mới thành lập. Lúc đầu chỉ có 50 máy tính, khi phát triển lên ĐH trường đầu tư càng nhiều, hiện tại có 1.200 máy tính hiện đại đảm bảo đủ cho SV thực tập. Nhà trường phân bổ 27 phòng học máy tính tập trung và 3 phòng rải rác cho các cơ sở. HS thực hành rất tốt, tôi rất an tâm từ khi công tác tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Em Đào Tiến Lợi, Sinh viên năm thứ 3 – Hệ Cao đẳng Điều dưỡng (ở TP. Hồ Chí Minh):

– Cơ sở vật chất từ lúc em là SV năm thứ nhất đến năm thứ 3 đã thay đổi rất nhiều. Hiện tại bây giờ nhu cầu của HSSV nhiều, nhà trường phải đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm, phòng ốc khang trang, đầy đủ tiện nghi hơn, nên phục vụ tốt cho ngành Điều dưỡng em đang học rất nhiều. Năm thứ nhất không trang bị được máy lạnh, nhưng bây giờ đã trang bị máy lạnh, máy chiếu, micrô,… Nhà trường thu học phí hợp với túi tiền của các gia đình có SV theo học so với trường khác. Thời gian học tập ở đây thầy cô giảng dạy rất nhiệt tình, ân cần. Chúng em có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô trong giờ học trên lớp hoặc lên VP khoa. Em học ở đây rất yên tâm, tự hào khi mình là SV học tại ngôi trường mang tên Bác Hồ kính yêu thời trai trẻ.

Em Huỳnh Thị Hồng Quân, Sinh viên năm thứ nhất – Khoa Ngoại ngữ (quê Vĩnh Long):

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, rất tốt, máy vi tính rất nhiều, đủ cho người học. Hiện tại nhà trường thu học phí phù hợp. Chúng em được học tại nơi có cơ sở vật chất ổn định, thuận lợi vì có ký túc xá hợp lý cho những SV ở tỉnh lẻ về học. Thầy cô giảng dạy nhiệt tình, thường xuyên trao đổi ngoài giờ trên lớp khá thân mật. Các bạn SV rất hòa đồng và đoàn kết, ký túc xá gần trường, kỷ luật nghiêm, tiện lợi cho quá trình học tập.

Em Nguyễn thị Kim Anh, Sinh viên năm thứ nhất – khoa Điều dưỡng – Hệ Cao đẳng (ở TP. Hồ Chí Minh):

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có ngành Điều dưỡng có hệ Cao đẳng nên em chọn vào học. Trường khác chưa có hệ Cao đẳng Điều dưỡng. Theo em biết các phòng thực hành ở đây rất tốt và đầy đủ tiện nghi cho việc học tập. Nhà trường thu tiền học phí không quá cao. Trước khi em là SV của Trường em có tìm hiểu một vài trường khác và cuối cùng em đã quyết định chọn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành để học đúng ngành học mà em ước mơ . Hiện tại em là lớp phó, các bạn lớp em rất hòa đồng và thầy cô dạy dỗ chúng em rất thân thiện.

Ngoài công tác chuyên môn, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn là lá cờ đầu về thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng bộ nhà trường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Các phong trào Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn cũng là những mặt hoạt động nổi bật của tuổi trẻ nhà trường.

Ghi nhận thành tích của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong những năm qua, nhà trường đã được Nhà nước, Bộ, ngành, thành phố tặng nhiều danh hiệu:– Chủ tịch nước phong tặng “Huân chương lao động hạng Ba” năm 2000; “Huân chương lao động hạng Nhì” năm 2008.

– Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2011;

– Bộ trưởng Bộ Công nghiệp tặng Huy chương “Vì sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam”;

– Bộ trưởng Bộ Công an tặng Huy chương ” Bảo vệ An ninh Tổ quốc” năm 2001;

– Bộ trưởng Bô Công Thương tặng 4 Bằng khen năm 2010 do có nhiều thành tích trong nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nhân lực chất lượng cao, trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”,…

– Chính phủ tặng cờ thi đua năm 2010

– Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng nhà trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương lao động hạng Ba, danh hiệu chiến sĩ thi đua của Bộ Công Thương .

Đức Phong – Trung Hiếu

Giờ Học Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tất Thành.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường, từ tháng 4/2012, Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đã liên kết, phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức giờ học Lịch sử tại Bảo tàng. Mô hình học tập này được áp dụng khởi đầu đối với học sinh khối lớp 6.

Giờ học được tổ chức vào chiều thứ 7 hàng tuần, bắt đầu từ 13 giờ 30, sau khi được nghe giới thiệu tổng quát về nội dung trưng bày của Bảo tàng, 100 em học sinh được chia thành 4 nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ giáo dục của Bảo tàng. Các em lần lượt đến với một cuộc hành trình về quá khứ với Việt Nam thời kỳ nguyên thủy, thời kỳ cổ đại, các nhà nước cổ đại, các phong trào đấu tranh giành độc lập: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí, Khởi nghĩa Ngô Quyền và Chiến thắng Bạch Đằng năm 938…; được tận mắt nhìn thấy những viên đá, chiếc rìu, nỏ, trống đồng hay những bộ trang phục, vũ khí của người xưa, được nghe những câu chuyện lịch sử sống động gắn với từng hiện vật… Đây là những nội dung gắn liền với chương trình học Lịch sử trong SGK của học sinh lớp 6.

Phần Tổng kết và trao giải cho các bài thi xuất sắc thực sự là khoảng thời gian hồi hộp, sôi nổi và hào hứng đối với không chỉ các em học sinh mà với cả các cô giáo, các bậc phụ huynh (đi tham gia cùng các con) và các cán bộ bảo tàng. Mỗi tên của học sinh nào đó được xướng lên là hàng loạt những tiếng reo hò, cổ vũ vang lên. Các em học sinh có bài thi đạt điểm cao, tuyệt đối, có bài viết cảm tưởng sâu sắc nhất đều được nhận những phần quà lưu niệm nhỏ của Bảo tàng.

Để mỗi giờ học Lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngày càng bổ ích, hấp dẫn hơn đối với các em học sinh, các cán bộ phòng Giáo dục, Công chúng đã và đang không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng chương trình, nội dung cho các buổi học ngày một phong phú, sâu sắc hơn để tiếp sau khối lớp 6, giờ học Lịch sử tại Bảo tàng của các em học sinh khối lớp 7, 8 và 9 (trong các tháng tiếp theo của năm 2012) sẽ thu được những kết quả như mong đợi.

Giờ học Lịch sử của học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ngày 14/4/2012

Học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ tham quan trưng bày tại Bảo tàng Các em học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành đang làm bài thi trắc nghiệm sau khi tham quan trưng bày.

Học sinh tham gia các trò chơi tập thể, hoạt động thể chất vui nhộn tại sân bảo tàng . Các cán bộ Phòng Giáo dục, Công chúng Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang chấm bài thi trắc nghiệm.

Tổng kết và trao phần thưởng.

Tiểu Học Thực Hành Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hn)

Địa chỉ và thông tin liên hệ

Trường Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành mới thành lập năm 2019, trực thuộc Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Địa chỉ: 136 Xuân Thuỷ – Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại: 0936042468 (Cô Đinh Nguyễn Trang Thu), 0907996866 (Cô Đinh Minh Hằng)

Email: [email protected]

Website: www.hnue.edu.vn

Cơ sở vật chất

Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành nằm trong khuôn viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường trực thuộc hệ thống các trường thực hành của nhà trường.

Phụ huynh có thể tham khảo thông tin về cơ sở vật chất Đại học Sư phạm Hà Nội.

Theo chia sẻ từ các phụ huynh đã tham gia buổi gặp mặt với nhà trường, chính sách tài chính dự kiến của Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành năm học 2019-2020 như sau:

Học phí: 5,5 triệu đồng/tháng (đã bao gồm các môn steam, thể thao, nghệ thuật… đăng ký theo nguyện vọng)

Tiền ăn: 2 triệu đồng/tháng

Cơ sở vật chất: 3 triệu đồng

Chương trình học

Trường tiểu học thực hành Nguyễn Tất Thành xây dựng MÔI TRƯỜNG TIẾNG ANH và CÔNG NGHỆ SỐ.

Mục tiêu giáo dục nhà trường: đảm bảo môi trường giáo dục mở, năng động, thân thiện, vì sự phát triển của mỗi học sinh, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức khoa học, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin để giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

Một số thông tin:

– Học bán trú 2 buổi/ ngày, từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần.

– Chú trọng tăng cường Tiếng Anh và môi trường giao tiếp tiếng Anh, với giáo viên nước ngoài và thông qua các hoạt động trải nghiệm.

– Tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động giảng dạy và hoạt động trải nghiệm theo mô hình giáo dục STEAM, khám phá khoa học.

– Phát triển các năng khiếu về thể thao, nghệ thuật (piano, dance sport, vẽ, sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật).

– Giáo dục các kỹ năng sống, kỹ năng tự lập thông qua các giờ học và hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường.

Tuyển sinh

Năm học 2019-2020 là năm tuyển sinh đầu tiên của trường tiểu học thực hành Nguyễn Tất Thành.

Chỉ tiêu: 03 lớp 1, số lượng: 28 học sinh/lớp

Nhận xét, đánh giá của phụ huynh

Do trường mới thành lập nên chưa có chia sẻ về chất lượng dạy và học của Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành từ phụ huynh.

Hiện, nhiều cha mẹ tỏ ra băn khoăn về mức học phí khá cao (dự kiến 5,5 triệu đồng/tháng) chưa bao gồm các khoản khác như tiền ăn, học phí, đồng phục.

Trường cũng chưa có xe đưa đón, gây bất tiện cho những gia đình ở xa có nhu cầu cho con học tại trường.

Một điểm đáng lưu ý nữa, theo chia sẻ của các phụ huynh trên Facebook, Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành học cơ sở riêng, dù vẫn trong khuôn viên Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng không chung với THCS – THPT Nguyễn Tất Thành. Và đây cũng không phải một hệ thống liên cấp 1-2-3 Nguyễn Tất Thành. Các con Tiểu học sẽ được ưu tiên khi xét tuyển vào THCS – THPT Nguyễn Tất Thành nhưng vẫn phải thi.

(Thông tin, hình ảnh tham khảo trên website ĐH Sư Phạm HN; FB Đồng hành cùng các kỳ thi HSG tiếng Anh)

Trường Thcs Nguyễn Tất Thành Tham Gia Giờ Học Lịch Sử Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

Trong hơn 1 tiếng tham quan hệ thống trưng bày tại cơ sở 1 Bảo tàng Lịch sử quốc gia, các em học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về thời kỳ dựng nước đầu tiên, về những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lưu truyền phản ánh về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ thời kỳ này.

Sau đó, các em tham gia các hoạt động trải nghiệm thông qua các trò chơi trí tuệ kết hợp với trò chơi thể chất tại không gian sinh hoạt Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Hoạt động chơi thứ hai mang tên ” Trợ giúp Mai An Tiêm” là một hoạt động mới đã được các cán bộ Phòng Giáo dục, Công chúng nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và thực hiện.

Theo truyền thuyết, vào thời Hùng Vương thứ 18 có một chàng trai tên là Mai An Tiêm, tính tình hiền lành, chăm chỉ làm ăn, nhanh nhẹn, tháo vát, nên được nhà vua yêu mến, trở nên phú quý. Sau vì làm phật ý vua, An Tiêm bị đày ra đảo hoang. Trên đảo hoang ông đã tìm ra một loại quả có ruột đỏ, vỏ xanh, cùi trắng ăn vào thì vô cùng ngọt, mát, sau đó ông đã khác tên mình lên quả dưa rồi thả xuống biển, để nhờ sóng biển đưa vào đất liền. Chẳng bao lâu, giống dưa quý từ đảo hoang được truyền vào cung, vua Hùng nhìn quả dưa và biết đó là dưa do vợ chồng Mai An Tiêm trồng, cảm phục trước tấm lòng của Mai An Tiêm, vua Hùng đã cho gọi vợ chồng Mai An Tiêm về cung đoàn tụ. Từ đó, dân gian truyền nhau trồng giống dưa quý đó, gọi là “dưa hấu” cho tới tận ngày nay. Qua truyền thuyết này, cho chúng ta thấy sự thật lịch sử là từ thời kỳ dựng nước cư dân ta đã khai hoang, chiếm lĩnh những vùng biển đảo để mở rộng bờ cõi, phát triển trồng trọt. Như vậy, Mai An Tiêm là hình tượng của những người đầu tiên đi khai hoang mở ra những vùng đất mới, công lao của ông thật to lớn. Bởi vậy, đến nay ở vùng Nga Sơn Thanh Hóa, hàng năm nhân dân ta vẫn có những lễ hội để tưởng nhớ công lao của Mai An Tiêm.

Trong ba buổi sinh hoạt Giờ học Lịch sử tại BTLSQG, các em học sinh trường Nguyễn Tất Thành đã được đóng vai là những thủy thủ, giúp Mai An Tiêm vận chuyển những quả dưa hấu về đất liền. Hoạt động chơi tưởng chừng như dễ dàng, nhưng các em học sinh phải hết sức khéo léo dùng xe lắc đưa những quả dưa về bờ. Sau khoảng 15 phút, hoạt động chơi kết thúc trong sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn cổ động viên, Ban tổ chức cũng đã tìm ra đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các đội chơi.

Những món quà cũng hết sức thiết thực và ý nghĩa như: Những chiếc cốc, chiếc bút có in dòng chữ lưu niệm của chương trình và đặc biệt là những cuốn sách như: ” Những câu chuyện truyền thuyết thời Hùng Vương“, ” Lịch sử Việt Nam bằng tranh “… đã được các em nâng niu, trân trọng và chuyền tay nhau đọc như muốn chia sẻ với nhau về những kiến thức lịch sử quý báu mà các em đã học được từ nhà trường và bảo tàng.

Mỗi buổi sinh hoạt Giờ học lịch sử tại Bảo tàng đã trở thành buổi sinh hoạt ngoại khóa môn Lịch sử hết sức bổ ích và lý thú, giúp các em có được một không gian học tập sinh động sau khi trải qua những buổi học lý thuyết trên ghế nhà trường. Các em học sinh trường Nguyễn Tất Thành bày tỏ mong muốn được tham gia nhiều chương trình hơn nữa với những nội dung phong phú hơn trong những học kỳ tiếp theo.

Một số hình ảnh về chương trình:

Học sinh tham quan gian trưng bày Chuyên đề Văn hóa Đông Sơn. Học sinh tham gia hoạt động Thử tài của bạn. Học sinh xuất sắc vượt qua ba vòng thi trong hoạt động Thử tài của bạn nhận quà lưu niệm chương trình. Học sinh tham gia hoạt động “Trợ giúp Mai An Tiêm”. Học sinh nhận quà lưu niệm chương trình. Tin, ảnh: Lê Liên

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành: Tạo Điều Kiện Tốt Nhất Cho Sinh Viên Học Tập, Rèn Luyện trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!