Trong cuộc sống khi ta có những công việc đại sự, việc lớn trong đời thì ta đều coi trọng việc chọn ngày lành tháng tốt để làm, như việc cưới gả, làm nhà, khai trương, xuất hành, tậu nhà, tậu xe, buôn bán, giao dịch….từ xa xưa đến nay người con người đã rất cẩn thận điều này, không chỉ riêng ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia Á Đông đã và đang thực hiện như Hàn, Nhât, Trung Quốc…
Nhị Thập bát tú có nghĩa là: trên trời có 28 vì sao, trong đó có 2 loại sao tốt và xấu. Sao tốt có nghĩa là giờ đó thuộc cung của sao tốt thì là được giờ tốt, triển khai mọi việc được thuận lợi, nếu giờ đó rơi vào cung của sao xấu, thì giờ là giờ xấu, làm mọi việc khó được thuận lợi, thậm chí đổ vỡ, tang tóc. Giờ tốt được gọi là giờ Hoàng Đạo, giờ xấu được gọi là giờ Hắc Đạo.
Thiên hoàng đạo: Là sự chuyển động của mặt trời trên bầu trời theo quỹ đạo, sự di chuyển của bầu trời trong năm và giữa năm này sang năm khác có sự khác nhau, hình thành nên thời tiết, khí hậu, độ ẩm cũng khác nhau, từ đó chia rõ ra các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Mặt trời tức là ông Trời. Mặt trời là vật hữu hình, ông Trời là vô hình. Mọi người mọi vật, mọi việc, mọi điều họa phúc trên đời này đều do ông Trời đầy đủ uy quyển quyết định. Ngày ngày, tháng tháng, năm năm, trên đường đi của ông Trời qua từng chặng đường tất phải có các vị thần hộ vệ, mỗi vị thần là một ngôi sao, các thần có thần thiện thần ác, mỗi thần chuyên lo một việc do ông Trời giao phó. Vì vậy trong 12 giờ có 12 vị Thần sát, các vị Thần sát cũng luân phiên trực nhật mỗi vị một ngày trong tháng trong năm. Đường thần thiện đi gọi là Hoàng đạo, đường thẩn ác đi gọi là Hắc đạo.
Một ngày đêm âm lịch là 12 giờ (2 tiếng đồng hồ là một giờ), bắt đầu là giờ tý (chính là 12 giờ đêm) theo thứ tự : Tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Mỗi câu lục bát sau đây có 14 chữ: Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chhứ 3 chỉ giờ tý, chữ thứ 4 chỉ giờ sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ tý, sửu, dần, mão…xem trong bảng, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ “Đ” thì đó là giờ hoàng đạo. Phân tích tỷ mỉ hơn thì đó là các giờ: Thanh long, Minh đường, kim đường, thiên lương, ngọc đường, hoàng đạo
Bảng kê ngày hoàng đạo, hắc đạo theo lịch can chi từng tháng.
Đối chiếu bảng trên thì biết :
Ngày hoàng đạo của tháng giêng và tháng 7 âm lịch là những ngày tý, sửu, tị, mùi.
Ngày hắc đạo của tháng giêng và tháng 7 âm lịch là những ngày ngọ, mão, hợi, dậu.
Cách tính 1: I. Ngày Giờ Hòang Đạo
1. Giờ Hòang Đạo ngày Tý : Tý, Sửu, mão, Ngọ, Thân, Dậu. 2. Giờ Hòang Đạo ngày Sửu: Dần, Mão, Tị, Thân, Tuất, Hợi. 3. Giờ Hòang Đạo ngày Dần: Tý, Sửu, Thìn, Tị, Vị, Tuất. 4. Giờ Hòang Đạo ngày Mão: Tý, Dần, Mão, Ngọ, Vị, Dậu. 5. Giờ Hòang Đạo ngày Thìn: Dần, Thìn, Tị, Thân, Dậu, Hợi. 6. Giờ Hòang Đạo ngày Tị: Sửu, Thìn, Ngọ, Vị, Tuất, Hợi.
7. Giờ Hòang Đạo ngày Ngọ: Tý, Sửu, mão, Ngọ, Thân, Dậu. 8. Giờ Hòang Đạo ngày Mùi: Dần, Mão, Tị, Thân, Tuất, Hợi. 9. Giờ Hòang Đạo ngày Thân: Tý, Sửu, Thìn, Tị, Vị, Tuất. 10. Giờ Hòang Đạo ngày Dậu: Tý, Dần, Mão, Ngọ, Vị, Dậu. 11. Giờ Hòang Đạo ngày Tuất: Dần, Thìn, Tị, Thân, Dậu, Hợi. 12. Giờ Hòang Đạo ngày Hợi: Sửu, Thìn, Ngọ, Vị, Tuất, Hợi.
Chú ý : Các ngày xung nhau theo cặp có Giờ Hòang Đạo giống nhau. Ví dụ ngày: Tý Ngọ; Sửu Mùi; Dần Thân; Mão Dậu; Thìn Tuất; Tị Hợi.
II. Khẩu Quyết
Để cho dễ nhớ người xưa đã truyền lại khẩu quyết như sau:
1. Nguyệt Tiên (Hòang) 2. Thiên Đức (Hòang) 3. Thiên Sát (Hắc) 4. Thiên Khai (Hòang) 5. Táng Thần (Hắc) 6. Thiên Ngục (Hắc) 7. Nhật Tiên (Hòang) 8. Địa Sát (Hắc) 9. Minh Phủ (Hòang) 10. Thiên Quí (Hòang) 11. Thiên Hình (Hắc) 12. Thiên Tụng (Hắc)
Cụ Thể: 1. Tý Ngọ gia Tý 2. Sửu Mùi gia Dần 3. Dần Thân gia Thìn 4. Mão Dậu gia Tuất 5. Thìn Tuất gia Thân 6. Tị Hợi gia Tuất.
Ví dụ: Ngày Tý, ngày Ngọ đọc là Tý Ngọ gia Tý. Bấm ngón tay trên cung Tý khởi Nguyệt Tiên; Sửu – Thiên Đức; Dần – Thiên Sát; … ; Hợi – Thiên Tụng.
Ngày Sừu, ngày Mùi đọc là Sửu Mùi gia Dần. Bấm ngón tay trên cung Dần khởi Nguyệt Tiên; Mão – Thiên Đức; Thìn – Thiên Sát; …; Sửu – Thiên Tụng.
Các ngày khác tìm giờ Hòang Đạo tương tự. Cách này cũng tìm ngày Hòang Đạo trong Tháng đồng dạng như tìm giờ Hòang Đạo.
Cách tính 2: Tháng giêng: Đại an Tháng hai: Lưu niên Tháng ba: Tốc hỷ Mồng một: Tốc hỷ Mồng hai: Sích khâu Mồng ba: tiểu cát Mồng bốn không vong Giờ tý: Đại an Giờ sửu: Lưu niên Luận giải: Đại an rất tốt, Lưu niên khó thành, tốc hỷ quá vui, sích khẩu hơi xấu, tiểu cát hy vọng, không vong xấu quá, Nên làm việc gì thì chọn phép này mà tính việc. Giải đáp chi tiết: 0986.159.457