Top 3 # Xem Nhiều Nhất Giỗ Tổ Hùng Vương Diễn Ra Vào Ngày Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asus-contest.com

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ tổ hùng vương là giỗ ai? Giỗ tổ hùng vương ngày nào? Giỗ tổ hùng vương tiếng anh là gì? Giỗ tổ hùng vương được tổ chức ở đâu?…Đó đều là những câu hỏi tìm hiểu về ngày giỗ tổ hùng vương. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Đôi nét về lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ trọng đại, không thể không kể đến ở Việt Nam. Giỗ tổ Hùng Vương, hay còn được biết đến với cái tên là lễ hội Đền Hùng được tổ chức với mục đích nhằm tưởng nhớ cũng như bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao dựng và giữ nước của các vua Hùng.

Là trong những ngày lễ lớn của dân tộc, Giỗ tổ Hùng Vương từ sớm đã chiếm được đông đảo sự quan tâm, mong đợi của hầu hết mọi người. Đây cũng được xem là thời điểm thích hợp cho những chuyến vui chơi, dã ngoại của các hộ gia đình, doanh nghiệp. Qua đó không chỉ mở ra cơ hội giúp các thành viên trở nên gần gũi nhau hơn mà còn tạo điều kiện để cho các bậc phụ huynh, cha mẹ dạy dỗ, truyền bá cho con mình hiểu hơn về dịp lễ truyền thống. Việc này vừa giúp các bé có kiến thức hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta vừa phần nào bồi dưỡng lòng yêu nước, về truyền thống quý báu, tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Giỗ tổ Hùng Vương tiếng anh là The Death anniversary of the Hung Kings (Theo wikipedia) hay Hung Kings’ Anniversary (theo website của Tổng cục du lịch). Giỗ tổ Hùng Vương còn được biết đến với tên gọi khác là Quốc giỗ hoặc Lễ hội Đền hùng. Đây là dịp nghỉ lễ 10/3 vì được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, là dịp lễ truyền thống của người dân Việt Nam với mục đích nhằm tưởng nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của các vua Hùng Vương.

Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn của toàn thể dân tộc Việt Nam và nhận được sự đón nhận, quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam. Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương, người người nhà nhà ở khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc cũng như tất cả những Kiều bào nước ngoài đều quy tụ về đây để tưởng nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của các vị vua đã với những chiến công vang dội, lẫy lừng khắp năm châu.

Nguồn gốc lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Sự tích ngày Giỗ tổ Hùng Vương được biết đến theo Ngọc phả Hùng Vương ghi chép từ thời Hồng Đức hậu Lê. Theo như sử sách ghi chép lại thì từ thời nhà Đinh, nhà Lý, nhà Tiền Lê cho đến nhà Trần rồi cả nhà Hậu Lê vẫn luôn cùng hương khói trong ngôi đền. Tại đó, người dân thuộc mọi miền tổ quốc đều hướng về và mỗi năm đều đến lễ bái để cầu nguyện cho gia đình cũng như để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa.

Ngày giỗ Hùng Vương từ lâu đã được các triều đại phong kiến công nhận chính thức và trở thành một trong những ngày quốc lễ mang ý nghĩa trọng đại của dân tộc Việt Nam. Cụ thể là, từ thời xa xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến của Việt Nam đã quản lý mật thiết và chặt chẽ Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại thực hiện nhiệm vụ trông nom cũng như sửa chữa hay cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Theo như truyền thuyết của Lạc Long Quân và Âu Cơ thì ngày Giỗ tổ Hùng Vương lại được xem như là ngày lễ của các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Có thể thấy rằng, thời kỳ Hùng Vương có ý nghĩa và vai trò lịch sử cực kỳ quan trọng đối với dân tộc bởi chính thời kỳ này đã rạo lập cũng như xây dựng thành công một nền tảng dân tộc Việt Nam, một nền tảng đậm nét văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước thủy chung.

Trải qua 18 đời vua Hùng cùng với hàng loạt những khó khăn, gian khổ, biết bao nhiêu những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã xảy ra… Qua đó không chỉ chứng minh được lòng yêu nước mà còn cho thấy một tinh thần dân tộc mạnh mẽ, một sự đồng lòng, nhất quán của cả dân tộc.

Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương

“Tại sao lại có ngày Giỗ tổ Hùng Vương?”, “Giỗ tổ Hùng Vương làm gì?” hay “Ý nghĩa của lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương là gì?”… là thắc mắc chung của không ít người. Tuy nhiên, tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp chi tiết trong phần này.

Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc

Giỗ tổ Hùng Vương là dịp lễ được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu ngày nay đối với các vị Vua Hùng với những bậc tiên nhân đã kiên cường chiến đấu chống lại giặc. Qua đó phần nào giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” – một truyền thống đạo lý quý báu của dân tộc ta. Ngoài ra, đây còn là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cùng nguyện ước một lòng và sẽ mãi mãi khắc ghi lời công ơn của những người đi trước, đặc biệt là lời căn dặn cẩn thận của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Đề cao niềm tự hào, tô đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ đề cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc mà còn tô đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Qua đó, mỗi con người sẽ tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân, phấn đấu nỗ lực không ngừng trong học tập, rèn đức luyện đạo đức, tài năng để phục vụ cho đất nước. Có như thế thì chúng ta mới xứng đáng cho những công lao bỏ ra của các thế hệ đi trước, những người anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta.

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội lớn của toàn dân tộc, là ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở khắp muôn nơi trên đất nước nhưng vẫn luôn đập chung một nhịp, là ngày mà mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng.

Các nghi lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Lễ Giỗ tổ Hùng Vương mặc dù trên lý thuyết là được được diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; tuy nhiên, trên thực tế thì lễ hội có thể được tổ chức từ một tuần trước đó. Có rất nhiều các hoạt động trong Giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra cùng với những phong tục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như đâm đuống (đánh trống đồng) của người Mường hay nghi lễ hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.

Các nghi lễ chính

Về phần hội, có rất nhiều các trò chơi dân gian ngày Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức như thi hát xoan, thi kéo co, thi vật, thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc – nơi các vua Hùng luyện tập thủy binh. Có 2 lễ chính được tiến hành trong ngày chính hội Giỗ tổ Hùng Vương, đó là:

Lễ rước kiệu vua: Buổi lễ được diễn ra với một đám rước kiệu nhiều màu sắc của cờ, hoa, lọng, kiệu cùng hàng loạt những bộ trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi, qua các đền để tới đền Thượng làm lễ dâng hương.

Lễ dâng hương: Người hành hương sẽ di chuyển tới đền Hùng, mọi người sẽ thắp vài nén hương lên khi tới đất Tổ để nhờ làn hương khói thơm này nói hộ những điều tâm niệm của mình đối với tổ tiên, cha ông.

Một số hoạt động khác

Bên cạnh những hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức trong ngày nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương trên, còn có nhiều hoạt động thích hợp cho cả gia đình như những chuyến vui chơi vui vẻ tạo cơ gội gắn kết các thành viên trong gia đình, giúp họ trở nên gần gũi với nhau hơn như du lịch, ăn uống.

Chơi gì ngày Giỗ tổ Hùng Vương?

Quy Nhơn với những bãi tắm trong vắt cùng những di tích mang đậm nét văn hóa truyền thống đất võ

Đà Nẵng với những điều thú vị đang chờ bạn khám phá dù như những công trình kiến trúc độc đáo, công viên châu Á với lễ hội hoa anh đào đặc sắc

Nha Trang với vẻ đẹp đậm chất năng động và quyến rũ cùng với hàng loạt danh lam thắng cảnh đẹp, thu hút khách du lịch mọi miền

Cố đô Huế với lăng tẩm rêu phong, những cung điện cổ kính cùng không gian bình yên, dễ chịu

Đà Lạt với khí hậu quanh năm mát lạnh, là chốn du lịch nghỉ dưỡng độc đáo cùng phong cách thiết kế và kiến trúc mang đậm tính nghệ thuật thời vua Bảo Đại

Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2020 chính xác

Năm nay, ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm nay 2020 sẽ rơi vào ngày mùng 2 tháng 4 dương lịch (là vào thứ Năm). Chính vì vậy, người lao động sẽ chỉ được nghỉ 1 ngày duy nhất và vẫn được hưởng nguyên lương. Đối với các trường hợp đi làm thêm thì cũng sẽ được coi là làm thêm giờ và vẫn được hưởng lương làm thêm giờ như bình thường.

Những bài thơ về Giỗ tổ Hùng Vương hay

Uống nước nhớ nguồn – Mộng Vy

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Con Về Đất Tổ – Nguyễn Quốc Toản

Con về Giỗ tổ Hùng Vương

Nắng soi lấp lánh hạt sương trên cành

Đường lên theo núi vòng quanh

Biển người trôi giữa trời xanh, nắng vàng

Đền đài xây dựng huy hoàng

Theo từng bậc đá ngày càng lên cao

Rừng cây gió thổi thì thào

Kể về nguồn cội, công lao Vua Hùng.

Về nguồn – Sơn Hoàng

Tháng ba Giỗ tổ Hùng Vương

Về nguồn dâng nén trầm hương đầu mùa

Non cao vọng tiếng chuông chùa

Hùng thiêng sông núi đang mùa đơm bông

Linh thiêng vang vọng tiếng cồng

Nước nguồn nuôi dưỡng con rồng cháu tiên

Dòng Lô Giang với lời nguyền

Non sông gấm vóc vững bền ngàn năm

Cánh chim Lạc đợi trăng rằm

Suối nguồn vẫn chảy, dâu tằm vẫn xanh

Còn đây khúc Ghẹo ngọt lành

Khúc Xoan, nón cọ song hành dáng xuân

Sáo tiêu hòa tiếng chuông ngân

Đá vàng ghi tạc trần gian nguyện thề

Khơi trong dòng nước sông quê

Cháu con gìn giữ lời thề ngàn năm

Núi sông, biển cả, Bắc Nam…

Đều chung một ánh trăng rằm sáng soi

Hùng thiêng lưu mãi muôn đời

Vẹn nguyên bờ cõi… giống nòi tổ tiên.

Giỗ tổ Hùng Vương – Nguyễn Đình Huân

Hôm nay ngày giỗ vua Hùng.

Người Việt Nam khắp các vùng non sông.

Đều là con Lạc cháu Hồng.

Cùng chung nòi giống con Rồng cháu Tiên

Âu Cơ ngày ấy mẹ hiền

Cùng Long Quân đã kết duyên xây đời

Trăm con chung trứng một thời

Là anh em dưới đất trời Việt Nam

Bao năm vất vả gian nan

Xây dựng đất nước muôn vàn khó khăn

Chống giặc phương Bắc ngàn năm

Các vua Hùng viết sử xanh rạng ngời

Chúng ta con cháu vâng lời

Cùng nhau bảo vệ đất trời đảo xa

Bên nhau đoàn kết thuận hoà

Xây dựng đất nước chúng ta mạnh giàu.

Cho Việt Nam ngẩng cao đầu.

Vươn ra thế giới năm châu huy hoàng.

Cúi đầu xin thắp nén nhang.

Cầu Vua tổ chốn thiên đàng bình an

Những bài hát về Giỗ tổ Hùng Vương hay

Hùng Vương – V.A

Phất Cờ Nương Tự – Hồ Quỳnh Hương. …

Huyền Sử Âu Lạc – Thanh Thúy, Lương Chí Cường

Nòi Giống Rồng Tiên – La Nhất Huy

Rạng Rỡ Việt Nam – Nhóm GDX. …

Người Việt Nam – Đan Trường

Thăng Long Mùa Xuân Đại Thắng – Đức Tuấn

Người Anh Hùng Cờ Lau – Anh Tài, Thanh Xuân…

Giỗ Tổ Hùng Vương Năm 2022 Là Ngày Nào Dương Lịch Và Âm Lịch

là ngày nào dương lịch và âm lịch. Xem lịch ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019 là ngày nào chi tiết, xem ngày 14/4/2019 là ngày tốt hay xấu, các việc nên làm trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019 là gì,…

Xem lịch âm ngày 14/4/2019 chi tiết:

Giờ mặt trời

Giờ mặt trăng

Tuổi xung khắc

Xung với ngày Tân Tỵ

Xung với tháng Mậu Thìn

Ất Hợi, Kỷ Hợi, Ất Tỵ

Canh Tuất, Bính Tuất

Sao tốt, sao xấu

Thiên ân, Âm đức, Tướng nhật, Cát kỳ, Ngũ phú, Kim đường, Minh đường

Kiếp sát, Ngũ hư, Trùng nhật

Gợi ý việc tốt, việc xấu

Nên làm các việc như: Cúng tế, giải trừ, thẩm mỹ, chữa bệnh, sửa tường

Không nên làm các việc: Cầu phúc, cầu tự, xuất hành, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, động thổ, đổ mái, sửa kho, san đường, dỡ nhà, đào đất, an táng, cải táng

Giờ tốt xấu để xuất hành

23h-1h

Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.

1h-3h

Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.

3h-5h

Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.

5h-7h

Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt, kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy, nên phòng ngừa cãi cọ, miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng việc gì cũng chắc chắn.

7h-9h

Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên đề phòng, người đi nên hoãn lại, phòng người nguyền rủa, tránh lây bệnh.

9h-11h

Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

11h-13h

Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.

13h-15h

Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.

15h-17h

Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.

17h-19h

Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt, kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy, nên phòng ngừa cãi cọ, miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng việc gì cũng chắc chắn.

19h-21h

Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên đề phòng, người đi nên hoãn lại, phòng người nguyền rủa, tránh lây bệnh.

21h-23h

Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

Xem hướng xuất hành

Xem trực

Thập nhị trực chiếu xuống trực: Trừ

Nên làm các việc: Động đất, ban nền đắp nền, thờ cúng Táo Thần, cầu thầy chữa bệnh bằng cách mổ xẻ hay châm cứu, hốt thuốc, xả tang, khởi công làm lò nhuộm lò gốm, nữ nhân khởi đầu uống thuốc.

Không nên làm: Đẻ con nhằm Trực Trừ khó nuôi, nên làm Âm Đức cho nó, nam nhân kỵ khời đầu uống thuốc.

Xem danh sách các ngày tốt xấu sắp tới

Lễ Giáng Sinh Diễn Ra Vào Ngày 24/12 Hay 25/12?

24/12 và 25/12, đâu mới là ngày Lễ Giáng sinh? Đây là câu hỏi gây tranh cãi từ nhiều năm nay.

Rất nhiều người băn khoăn, không hiểu tại sao lễ Noel lại diễn ra 2 ngày? Ngày nào mới là chính?

Theo người Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Chúa ra đời ngày 25/12 nên lễ Giáng sinh được tổ chức lúc 0h ngày này, theo lịch Do Thái là từ hoàng hôn của ngày 24/12.

Hiện trên thế giới, lễ Noel diễn ra vào ngày 25/12 được gọi là Lễ Chính ngày, còn lễ tối 24/12 gọi là Lễ Vọng. Lễ vọng thường thu hút nhiều người tham dự hơn.

Theo sách Phúc Âm – một trong bốncuốn Kinh Thánh Tân ước, Chúa Giê-su được sinh ra trong một đêm mùa đông lạnh, trong chuồng gia súc. Đức Mẹ Maria đã phải đặt ngài trên máng cỏ (bởi vậy sau này hình ảnh máng cỏ luôn xuất hiện trong các dịp Giáng sinh). Đêm ấy, nơi Chúa ra đời phát ra ánh hào quang sáng rực cả bầu trời đêm. Những mục đồng, thiên thần đều quy tụ lại, chào đón Chúa Hài đồng.

Từ đó, đêm 24/12 được coi là thời điểm Lễ Vọng. Vào đêm đó, từ thánh đường đến các gia đình Thiên Chúa giáo đều trang trí hình hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng và Đức Mẹ Maria, xung quanh là những chú lừa, mục tử và thiên thần…

Chúa Giê-su được sinh ra trong một đêm tối mùa đông, ở chuồng gia súc.

Lễ Vọng đêm 24/12 còn gắn liền với hình ảnh cây thông Giáng sinh. Theo truyền thuyết, khoảng giữa năm 2.000 và 1200 trước Công nguyên, người ta đã nói về loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì gắn liền với ngày 24/12, ngày tái sinh của Mặt trời.

Câu chuyện về buổi sáng Noel được khởi nguồn từ lệnh cấm của chính quyền La Mã đối với các hoạt động Cơ Đốc giáo. Để tránh né, các tín đồ của Chúa bí mật tổ chức lễ Giáng sinh vào sáng 25/12, trùng với ngày lễ Thần Mặt trời (Feast of the Sol invictus) của người La Mã.

Nhờ vậy mà trong một thời gian dài, những người Cơ đốc được đón mừng ngày chúa Giê-su ra đời mà không gặp phải sự cản trở nào.

Sau đó vào khoảng năm 312, hoàng đế La Mã Constantine I quyết định bỏ đa thần giáo và theo Cơ Đốc giáo. Từ đó, những người Cơ đốc đã có thể thoải mái ăn mừng ngày Chúa Giê-su ra đời. Nhưng cũng phải mãi đến năm 354, ngày 25/12 mới chính thức trở thành ngày lễ Giáng sinh

Lễ Khai Bút Xuân Canh Tý 2022 Diễn Ra Vào Ngày Mồng 8 Tết

Ban quản lý Di tích và Danh thắng Chí Linh kính chào quý khách. Rất hân hạnh được phục vụ và chúc quý khách có những thông tin bổ ích khi tham quan website của chúng tôi!

Chiều 8/1, UBND TP Chí Linh triển khai kế hoạch tổ chức Lễ khai bút xuân Canh Tý và lễ hội truyền thống đền Cao năm 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Chí Linh, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội chủ trì hội nghị. Cùng dự có đ/c Nguyễn Minh Thắng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận thành ủy; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của thành phố và các địa phương nơi có di tích.

Theo kế hoạch của Ban Tổ chức, Lễ khai bút diễn ra trong 1 ngày vào ngày 1/2 (tức 8 tháng Giêng năm Canh Tý 2020) tại không gian di tích đền thờ Chu Văn An và đền thờ Nguyễn Thị Duệ (phường Văn An). Tại đền thờ Chu Văn An diễn ra các hoạt động lễ cáo yết, tế khai xuân, lễ rước bộ dâng văn sách từ điện Lưu Quang lên đền Chu Văn An. Tiếp đó, lễ khai bút diễn ra với nhiều hoạt động như chương trình văn nghệ; đọc văn tế dâng hương, diễn văn khai bút; khai bút chữ Hán, chữ Quốc ngữ, dâng chữ trình thầy, tôn vinh các doanh nghiệp đồng hành cùng quỹ khuyến học, tôn vinh doanh nghiệp có nhiều đóng góp xây dựng di tích trên địa bàn thành phố, lễ dâng hương, lễ khởi công công trình bãi xe đền Chu Văn An; buổi chiều diễn ra hoạt động giao lưu thư pháp. Tại di tích đền thờ Nguyễn Thị Duệ diễn ra lễ dâng hương Bà Chúa Sao Sa – Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Bên cạnh đó diễn ra nhiều hoạt động đồng hành tại lễ khai bút như trưng bày hình ảnh di tích, danh thắng Chí Linh; trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa thời Lý – Trần trên đất Hải Dương qua hệ thống di tích và phát hiện khảo cổ học; triển lãm các tác phẩm thư pháp chữ Hán, chữ Quốc ngữ; hoạt động triển lãm hoa và sách diễn ra đến mồng 3/2 (tức ngày 10 tháng Giêng). Đặc biệt trong buổi lễ còn diễn ra lễ công bố Quyết định số 4291/QĐ – UBND tỉnh Hải Dương về việc công nhận khu Di tích Danh thắng Quốc gia Phượng Hoàng là khu du lịch cấp tỉnh. Lễ khai bút đầu xuân tại đền thờ Thầy giáo Chu Văn An là một hoạt đồng truyền thống, vừa mang ý nghĩa chào mừng năm mới, vừa mang ý nghĩa tôn vinh đạo học, truyền thống Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, đẩy mạnh công tác khuyến học khuyến tài, góp phần thúc đẩy tinh thần hiếu học, xây dựng trí tuệ con người Việt Nam. Lễ hội là một hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương, nhất là học sinh, sinh viên và giáo giới cả nước về tham dự. Theo kế hoạch tổ chức lễ hội truyền thống đền Cao năm 2020, lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 15/2 đến 17/2 (tức từ ngày 22 đến 24 tháng Giêng năm Canh Tý 2020) tại không gian Quần thể Khu di tích Quốc gia đền Cao (phường An Lạc). Trong 3 ngày lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động nghi thức, nghi lễ linh thiêng, cùng nhiều hoạt động hội đặc sắc, hấp dẫn. Cụ thể, ngày 15/2 (tức 22 tháng Giêng) diễn ra lễ tế mộc dục, hội thi giã bánh giầy, nấu chè kho, rước kiệu từ đền Cao, đền Bến Cả, đền Bến Tràng về đền Cả, tế hội đồng, biểu diễn nghệ thuật chào mừng lễ hội. Ngày 16/2 (từ 23 tháng Giêng) diễn ra lễ tế nghinh, lễ rước bộ, tế yên vị, lễ tưởng niệm ngày mất của 5 Đức Thánh họ Vương, lễ khánh thành công trình trung tâm tổ chức lễ hội, Tết trồng cây, tổ chức các giải thể thao và trò chơi dân gian truyền thống, tế đập đất, vật đập đất, lễ ban “Khước Thánh” và đặc biệt còn diễn ra lễ công bố Quyết định số 4290/QĐ – UBND tỉnh Hải Dương về việc công nhận Quần thể Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật đền Cao là Khu du lịch cấp tỉnh. Ngày 17/2 (tức 24 tháng Giêng) diễn ra giải vật truyền thống, lễ tế Yến. Hội nghị cũng đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về việc thành lập Ban tổ chức của các lễ hội, các ban tổ chức lễ hội cũng đã thành lập các tiểu ban giúp việc cho ban tổ chức lễ hội, với 3 tiểu ban gồm: Tiểu ban nội dung, tuyên truyền; tiểu ban lễ tân, khánh tiết, hậu cần; tiểu ban an ninh trật tự. Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu và các tiểu ban, đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Tổ chức các lễ hội đã phát biểu chỉ đạo, trong đó tập trung nhấn mạnh về các phần việc trong công tác chuẩn bị lễ khai bút đền Chu Văn An và lễ hội truyền thống đền Cao như: công tác chuẩn bị trang trí khánh tiết tại các di tích, kế hoạch đón tiếp, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo các cấp, các đại biểu, nhân dân và du khách thập phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội; phương án bảo đảm điện, nước, an toàn vệ sinh thực phẩm; kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, có phương án điều tiết phân luồng, phân tuyến bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường vào các khu di tích, phòng chống cháy nổ, cháy rừng… để các lễ hội được diễn ra thành công, an toàn, chu đáo để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách thập phương./.

Dulichchilinh.com Call: 093.880.2222

Tác giả bài viết: Kim Xuyến

Từ khóa: chí linh, khai bút, truyền thống, tổ chức, kế hoạch, thành phố, chủ tịch, ủy viên, lãnh đạo, hội nghị, trưởng ban, đoàn thể, đồng chí, thường vụ, chủ trì, triển khai, thành ủy, xuân canh

Những tin mới hơn Những tin cũ hơn