Top 10 # Xem Nhiều Nhất Giờ Lễ Noel Nhà Thờ Phaolo Bình Tân Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Asus-contest.com

Giờ Lễ Nhà Thờ Phaolo (Binh Tân)

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Thánh Phaolô trước đây ở vùng ngoại ô Thành phố Sài gòn.Năm 1961 do biến cố thời cuộc,Cha Giuse Vũ Súy Ba thành lập trại và Đức Tổng Giám Mục Sài gòn đặt ngài chính thức làm chủ chăn ngày 3-7-1962

Ngày 29-6-1963 Cha Giuse Nguyễn Toàn Công dược cử về làm chánh xứ thay thế Cha già cố Giuse chuyển nhiệm sở mới.

Năm 1966 Giáo xứ đã xây dựng ngôi Thánh đường tại họ đạo Phaolô (Phú lâm).

Năm 1969.ngôi Thánh đường được làm phép .

Ngày 26-6 1975. Cha Phaolô Phạm Trung Dong về làm Cha Chánh xứ thay Cha cố Giuse nhận sứ vụ mới tại Giáo phận Long Xuyên.

Năm 1994, đại tu ngôi Thánh đường này.

Ngày 19-3-1999 lễ Thánh Giuse Giáo xứ khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới và các công trình phụ ở khu dân cư An Lạc Bình Trị Đông.Ngôi nhà Thờ mới được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cung hiến vào ngày 28-12-2000.

Giáo xứ Thánh Phaolô từ thời phôi thai chỉ lả một vùng trũng,lầy lội,đầy cỏ năn,cỏ dại. Hành trình từ ngày thành lập Giáo xứ đến việc hình thành những ngôi Thánh đường

Hiện tại đã trải qua bao thời kỳ thăng trầm sóng gió,như một bức tranh nhiều gam màu tối sáng,đậm,nhạt nhưng gam nào cũng tích cực đóng góp vào nét đẹp của ngôi nhà chung Giáo xứ.Nhất là với sự truyền giáo ,cộng đồng dân Chúa tại dây đã biết gắn kết và chia sẻ với anh chị em di dân,xa quê từ mọi miền đất nước đổ về.Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo Phận trong lần gặp gỡ với Giáo xứ đã nói:”Không để một góc phố,vỉa hè, hẻm vùng sâu,vùng xa nào không có bước chân thừa sai và tất cả đều được phủ sóngTruyền Giáo và phát Kênh Tin Mừng”.Hiện tại Giáo xứ có 4 Giáo khu,mỗi Giáo khu đều có Nhà nguyện riêngvà có trách nhiệm loan báo Tin Mừng cho 7 phường và một xã trong địa bàn rộng lớn này điều đòi hỏi vị mục tử và cộng đoàn Giáo xứ phải luôn ưu tư trong trách vụ của mỗi người.

Giáo xứ Phaolô là một địa giới mở,các ngày Chúa nhật những bạn trẻ xa quê hội tụ về đây tham dự Thánh Lễ và các sinh hoạt giao lưu dành cho giới trẻ không phân biệt tôn giáo,trình độ,giai cấp . . . nhằm mục đích giúp các bạn trẻ có một sân chơi hữu ích và khẳng định rõ giá trị thiết thực của đời sống Kitô hữu trong Giáo hội và Xã hội ngày nay.

Năm 2004 Giáo xứ Phaolô cùng với Giáo hạt Tân Sơn Nhì được chọn là nơi cử hành đại lễ bế mạc năm Truyền giáo .

Năm 2005 được Đức Hồng Y SEPÊ Bộ Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo viếng thăm.

Năm Thánh 2010 Giáo xứ Thánh Phaolô được chon là nơi tổ chức ngày Quốc Tế Di Dân toàn quốc.

Nguồn: tgpsaigon.net

Giờ Lễ Nhà Thờ Khiết Tâm (Tân Bình)

Chi tiết giáo xứ

Từ xa xưa kia, 60 năm về trước , một vườn cao su thuộc đất nhà chung bao trùm cả hạt Chí Hoà. Dần theo lịch sử của thời gian và năm tháng trôi qua với cuộc sống của con người tiến bộ, đây không còn là rừng cao su nữa, nơi mà ngày nào chủng sinh thuộc Chủng Viện Thánh Giuse dạo chơi trong những ngày nghỉ lễ. Rừng cây âm u vắng lặng trở nên thị thành, văn minh của đô thị được kiến thiết.

Vị quản lý của Toà Giám Mục là Phêrô Phan Thanh Thời đã sang nhượng và chia thành lô, đặt tên đường .

Năm 1968, ngôi nguyện đường bé nhỏ được dựng lên trên đường Vinh Sơn – tên một Vị Thánh, nay là đường Long Hưng với mái tole vách lá lụp sụp.

Năm 1970, một ân nhân từ Vũng Tàu (Rạch Dừa) thấy cảnh tình đáng thương , ” Mái nhà thờ phượng lụp xụp” nên đã ngỏ ý cho một sườn nhà tiền chế, thế là mọi người động viên nhau đóng góp công sức của cải để cho có nơi thờ phượng xứng đáng. Và cũng nhờ gia đình Bác Bích có xe tải nên đã nhờ 2 ông bà cùng bà con đi chở vật liệu về để xây dựng nhà thờ phượng khang trang hơn. Nói “Khang trang hơn” nhưng cũng chỉ là ” Nóc tole hùng vĩ, sườn sắt vững chắc, còn xung quanh thì đóng bằng vài tấm ván và tole vá víu dưới chân. Phần trên cao thì trống trơn. Nắng vẫn rọi chiếu vào , mưa vẫn ướt tạt vào lúc đang dâng lễ. Lúc ấy chỉ có một cái bàn thờ cổ và vài cái ghế.Một số gạch ống và ciment mua về chưa kịp xây dựng còn bỏ dở cho đến ngày giải phóng.

Từ năm 1970 cho đến ngày giải phóng, Cha Dương là người thường xuyên đến dâng lễ mỗi Chúa Nhật.

Sau 30/4/1975, không Linh mục nào đến đây dâng lễ nữa. Bất ngờ giáo dân được tin có Thánh Lễ đêm Giáng Sinh. Đêm sinh hhật 24/12/1975 do Linh Mục Vị dâng lễ với số người khoảng 100, không đèn neon, không bàn ghế, giáo dân kẻ đứng, người ngồi xuống đất. Chỉ có ban Thánh nhạc của Cha mang đến, với một hang đá và vài ngọn nến leo lét, ” thật là hang Belem” ngoại ô của thành phố Sài Gòn. Người ta vẫn gọi nhà thờ này với tên độc đáo nhà thờ ” Gỗ “

Năm 1978, dần dần số giáo dân lên đến vài trăm, Thánh lễ mỗi thứ 6, thứ 7 đầu tháng, các ngày lễ trọng và mỗi Chúa nhật – sáng 5g, chiều 17g. Lúc bấy giờ Linh mục Vị vẫn phụ trách với chức vụ phó xứ của Chí Hoà. Mưa nắng và phải dâng lễ 2 nơi, Linh mục Vị ốm nặng không đi lại dâng lễ được nữa.

Đầu năm 1979, Linh mục JBat Hồ Văn Vui và Linh mục Antôn Thanh thay phiên nhau dâng lễ tu bổ lại, nếu không thì khó dâng lễ vào lúc mưa giông gió lớn.. Nhưng tu bổ bằng vật liệu nhẹ như ván ép, carton, tole , trang bị thêm một số bàn ghế dư của xứ Chí Hoà và của nhà tĩnh tâm Batania bỏ ra.

Lúc này Cha Thanh dựng tượng Đức Mẹ, xin bảng hiệu nhà thuốc FATIMA đã bỏ đem về gắng làm tước hiệu nhà thờ FATIMA

Tháng 11/1980, xảy ra việc nhiều người nói Đức Mẹ khóc, và cũng thời gian nàLinh mục Thanh nghỉ không dâng lễ nữa . Hai Linh mục Vui và Vị quay trở lại thay phiên dâng lễ, mỗi người một tuần. Thời gian này nhà thờ sắp đổ tung khi mưa dông to, và mối mọt ăn toàn diện các vách được làm bằng vá ép và carton.

Ngày 11/04/1981, Đức tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình chính thức ban bài sai số 41/81VP cho Linh mục Vị phụ trách và chịu trách nhiệm trướcToà Giám mục như một nhà xứ ” Quasi Parochus” Trước tình trang nhà thờ như thế, chuyện bất chẳng đừng, bà con giáo hữu buộc Linh mục phải xử thế. Không sửa thì không được an toàn, mà sửa thì không có tiền. Linh mục Vị họp bà con bằng Tình – Nghĩa – Trí – Tín chứ không bằng địa vị của một Cha xứ, hoặc Tài – Đức hay Tiền – Bạc, mà chỉ đến để phục vụ mọi người. Mong bà con cầu nguyện và ngài tuyên bố sẽ sửa nhà thờ. Linh Mục Vị đã cầu nguyện xin Đức Mẹ ” Nếu Mẹ muốn làm sáng danh Con Mẹ, để có một đền thờ Con Mẹ ngự thì xin Mẹ trợ giúp.

Ngày 2/05/1981 : Khởi công xây dựng mà không một lời khuyên xin hoặc quyên góp của ai, chỉ tuỳ ai có lòng nghĩ đến thì giúp.

Ngày 11/06/1981 : Nhà thờ hoàn thành với 2 nhóm thầu làm cấp tốc

Ngày 12/07/1981 : Khánh thành đơn sơ.

Ngày 13/07/1981 : Nhân dịp Đức Phaolô Bình về ban phép Thêm sức cho lớp giáoý đầutiên trong họ đạo, Linh mục Vị xin ý kiến Đức Tổng đặt tên cho nhà thờ là Khiết Tâm Tân Bình.

Chọn Thánh quan thầy là Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ

Năm 1987, Đệ trình lên toà TGM xác nhận ranh giới giáo xứ

Ngày 01/07/1994 : Làm gác chuông.

Ngày 21/09/1994 : Làm phép chuông do Đức Cha phụ tá.

Nguồn: titocovn.com

Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Xuân

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Tân Xuân phía Đông giáp Biển Đông, Tây giáp Giáo xứ Phan Rang, Bắc giáp Giáo xứ Bình Chính và Nam giáp Giáo xứ Tấn Tài thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

2. Hình thành và phát triển

Theo tài liệu của các Linh Mục Thừa Sai Paris (MEP) thì từ lâu có một số dân chài ở Miền Trung vào Cửa Vẹm thuộc tỉnh Ninh Thuận lập nghiệp. Những người Công giáo trong nhóm này đoàn tụ lại phía Tây Giang để làm ăn sinh sống và nhất là để cùng nhau giữ đạo. Do đó, ngôi nhà thờ bằng lá dừa nước đầu tiên của vùng Phan Rang xuất hiện.

Thế nhưng, họ đạo Tân Xuân chỉ là nơi nghỉ chân của những người di cư. Một số người làm nghề chài lưới định cư, còn đa số di dân tiến sâu vào đất liền để làm ruộng, nương rẫy hoặc buôn bán với người Chăm.

Khi Cố Đề ( Louis de Gonzague Villaume) đảm nhận Giáo xứ Tấn Tài 1882, ngài chuyển ngôi nhà thờ Tây Giang về gò đất gần núi Đá Bạc với khoảng 50 gia đình Công giáo đoàn tụ chung quanh để bảo vệ ngôi nhà thờ này. Ngài đặt tên cho ngôi nhà thờ này là TÂN XUÂN, thánh hiệu là ĐỨC MẸ SẦU BI.

Tân Xuân chịu hậu quả nặng nề của phong trào Văn Thân: nhà thờ bị đốt phá, giáo dân bị phân tán. Năm 1885, Cha Bảy Ẩn là cha phó Tấn Tài, đặc trách họ đạo Tân Xuân, lại một lần nữa quy tụ đoàn chiên về khu đầm lầy bên bờ sông, gần cửa biển Đông Hải để xây dựng lại ngôi nhà thờ Tân Xuân.

Đến năm 2004, để giáo dân khi tham dự thánh lễ tại ngôi nhà thờ được an toàn, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám mục Giáo phận Nha Trang đã cho phép xây dựng lại.

* Ngày 10. 10. 2004, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa đã chủ sự thánh lễ khởi công xây dựng lại nhà thờ Tân Xuân.

* Ngày 19. 03. 2005, lễ đặt viên đá đầu tiên.

* Ngày 02. 05.2006, nhà thờ Tân Xuân được Khánh thành và Cung hiến để dâng kính Thánh Cả Giuse Thợ. ( Ngôi nhà thờ này do cha Đaminh Nguyễn Thanh Vân xây dựng). * Ngày 23. 11. 2006, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Phó Giáo phận Nha Trang, đặt cha Đaminh Nguyễn Thanh Vân làm Quản nhiệm Giáo họ Tân Xuân. * Ngày 30. 05. 2009, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục phó Giáo phận Nha Trang ký Nghị Định Thiết Lập GIÁO XỨ TÂN XUÂN, với Bổn mạng ĐỨC MẸ SẦU BI, đặt cha Phêrô Cao Xuân Hóa làm Quản xứ Tiên khởi. * Ngày 10. 06. 2009, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh chủ sự thánh lễ THÀNH LẬP GIÁO XỨ TÂN XUÂN, công bố cha Phêrô Cao Xuân Hóa là Quản xứ Tiên khởi của Giáo xứ Tân Xuân. * Ngày 01. 07. 2010, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám mục Giáo phận Nha Trang chủ sự thánh lễ Làm Phép Chuông, Khánh thành Đài Đức Mẹ và Tháp Chuông. 3. Giáo xứ hiện nay Số dân Công giáo khoảng 450 người trên tổng số 60.200 người, của 3 phường: Đông Hải, Mỹ Đông và Mỹ Hải thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Năm 1992 đến nay, cộng đoàn Mai Khôi thuộc Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang giúp đỡ trong việc mục vụ: trang hoàng nhà thờ, tập hát, dạy giáo lý, mở trường mẫu giáo tư thục,…

” Kính Chúa & Yêu người” là câu châm ngôn sống từ cha Quản xứ, quý Sơ, Hội đồng Giáo xứ, Các Bà Mẹ Công giáo, đến toàn thể mọi thành phần trong giáo xứ sống Hiệp thông, đoàn kết, xây dựng theo tinh thần Thư Chung của HĐGMVN 1980 : Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc, để giới thiệu Chúa cho cánh đồng truyền giáo tại chỗ.

Số người lương dân xin trở lại ngày càng thêm đông. Đặc biệt, những gia đình rối đạo lâu năm đã được tháo gỡ gần hết.

Giáo xứ mới thành lập còn non trẻ, tỉ lệ giáo dân chỉ chiếm 0,007% dân số, sống giữa môi trường xung quanh là đa tôn giáo, mang nặng mê tín dị đoan. Ngoài ngôi nhà thờ ra, giáo xứ chưa có một phòng nào để dành cho sinh hoạt và dạy giáo lý, đây là điểm hạn chế và rất khó khăn trong việc phát triển. Giáo xứ hy vọng vào sự hướng dẫn cùa Đức Giám mục Giáo phận, trong việc phê chuẩn quy hoạch xây dựng tổng thể của giáo xứ để có cơ sở cho mọi sinh hoạt tôn giáo được thuận lợi.

Người dân sống chủ yếu bằng nghề biển. Kinh tế còn rất khó khăn.

Ngày thường: 05:00 (T2,4,6,7) – 18:00 (T3,5,7)

Nguồn: Giaophannhatrang.org

Giờ Lễ Nhà Thờ Bình Xuyên

Chi tiết giáo xứ

Giáo xứ Bình Xuyên được thành lập năm 1964 do Đức Giám mục FX. Trần Thanh Khâm và ngài đã giao cho linh mục Giuse Trần Đức Hạnh làm chánh xứ tiên khởi từ năm 1964 đến năm 1997. Một giai đoạn đầy khó khăn cho cha cố Giuse Trần Đức Hạnh, vì từ ngày thành lập giáo xứ Bình Xuyên (một vùng sình lầy, một hố rác đầy hôi hám), nhất là sau năm 1975, cha cố Giuse đã rất cố gắng để bảo vệ phần đất nhà thờ vì nhiều người lợi dụng hoàn cảnh mới để lấn chiếm. Trong hoàn cảnh khó khăn như thế, Chúa đã gởi cho cha một vị Trung tá bộ đội, được điều về làm Bí thư chi bộ P.2, Q.8. Ông đã giúp cha cố Giuse giữ được phần đất của nhà thờ Bình Xuyên.

Có lẽ chính vì thế, Chúa đã đoái thương ông và dẫn đưa ông về với đoàn chiên của Người. Hiện ông là một giáo dân tốt lành của giáo xứ Bình Xuyên. Xin tạ ơn Chúa.

Năm 1997, sau 33 năm đầy gian nan, thử thách, cha cố Giuse đã cao tuổi và được nghỉ hưu. Và giáo xứ lại có linh mục Giuse Maria Trần Chí Nguyện về làm chánh xứ. Việc đầu tiên, ngài bắt tay vào xây dựng Thánh đường thay cho ngôi nhà thờ lợp lá, vách ván đã tồn tại 33 năm.

Dù rất nhiều khó khăn, vất vả vì thiếu thốn mọi đường, nhưng ngài cũng đã hoàn thành sau 14 tháng đặt viên đá đầu tiên. Đây là nhà thờ thứ 3 ngài đã xây dựng trong hạt Bình An sau nhà thờ Mông Triệu và Hưng Phú. Vì thế, ngài có biệt hiệu là linh mục chuyên xây nhà thờ. Năm 1999, cha Giuse Maria được đổi đi và giáo xứ Bình Xuyên lại có linh mục Phêrô Nguyễn Hoàng Hai. Cha Phêrô về làm chánh xứ, ngài ổn lại các đoàn thể và ca đoàn, đem đến cho giáo xứ một nề nếp mới. Một điểm son phải kể đến là hằng năm có nhiều người trở lại đạo, có khi cả gia đình. Nhiều cặp vợ chồng trước đây không có điều kiện để lo hôn phối cho mình, nay có cơ hội thuận lợi nên nhiều người đã được gỡ rối. Đó là một thành công vì sự giảng dạy hằng ngày của ngài. Có nhiều người nói, vì sự giảng dạy của cha Phêrô mà tôi và gia đình trở nên tốt hơn, đạo đức hơn. Nay ngài phải ra đi vì tuổi cao, sức yếu, để lại cho cha xứ mới một giáo xứ khá ổn định, nề nếp. Chúc cha được mọi sự tốt lành trong tuổi nghỉ hưu, chúc cha tân chánh xứ thành công hơn trong nhiệm vụ mới.

Nguồn: tgpsaigon.net