Cập nhật nội dung chi tiết về Tổ Chức Giờ Học Cho Trẻ Mầm Non mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với mục đích thống nhất quan điểm tổ chức giờ học theo hướng tiếp cận “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và thực hiện nhiệm vụ năm học, ngày 27 tháng 4 năm 2016, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tổ chức Hội thảo “Tổ chức giờ học cho trẻ Mầm non theo hướng tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Vì vậy, với trẻ mầm non, giờ học được tiến hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn sư phạm của giáo viên nhằm giúp trẻ lĩnh hội các tri thức mới, củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã có, đồng thời hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động; tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm. Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Hội thảo đã thực sự là một diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các cán bộ, giảng viên giảng dạy Giáo dục Mầm non cùng trao đổi ý kiến, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức giờ học cho trẻ Mầm non theo hướng tiếp cận giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Với 12/14 tham luận mang giá trị học thuật cao xoay quanh việc tổ chức giờ học cho trẻ Mầm non theo hướng tiếp cận giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” như: – Bàn về giờ học ở trường mầm non hiện đại và việc đào tạo giáo viên mầm non tại Việt Nam. – Vận dụng quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm vào việc tổ chức giờ học ở trường mầm non như khám phá môi trường xung quanh, thể chất, làm quen với toán, làm quen với tác phẩm văn học, phát triển ngôn ngữ… Phát biểu tại Hội thảo NGƯT.TS. Đặng Lộc Thọ – Hiệu trưởng Trương CĐSP Trung ương, nhấn mạnh: Phát triển chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Những vấn đề trao đổi tại hội thảo cần được vận dụng vào các bài giảng cho sinh viên và đưa vào các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên tại các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)… Từ thực tiễn cho thấy, cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ mầm non đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề cho trẻ – TS.Đặng Lộc Thọ.
Võ Thuật Cho Trẻ Mầm Non
Dạy võ thuật cho trẻ mầm non không chỉ giúp bé rèn luyện thể chất, phát triển chiều cao, cân năng một cách cân đối, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Bên cạnh âm nhạc, mỹ thuật, múa, thì võ thuật cũng đang trở thành bộ môn năng khiếu quan trọng được nhiều trường mầm non trên cả nước đưa vào chương trình giảng dạy. Tất nhiên, cũng có một số phụ huynh tỏ ra băn khoăn về vấn đề này, họ cho rằng, dạy võ gây nguy hiểm cho trẻ, khiến bé vất vả hoặc lãng phí thời gian đáng ra nên dành cho các môn học khác quan trọng hơn. Trên thực tế, võ thuật mang lại nhiều lợi ích cho trẻ hơn so với lầm tưởng của nhiều người.
Học võ thuật giúp bé phát triển về thể chất
Nói đến lợi ích của việc học võ, trước hết phải kể đến việc giúp trẻ phát triển về mặt thể chất. Những người học võ từ nhỏ luôn được biết đến với thân hình cân đối, rắn rỏi đáng ngưỡng mộ. Các động tác võ thuật giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp lượng oxy cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe của bé.
Học võ thuật giúp con thân thiết hơn với bạn bè
Nếu con bạn cảm thấy khó hòa nhập hoặc thiếu bạn bè, bé có thể phát sinh các rắc rối về sự tự ti. Dù ở lứa tuổi nào, con cũng cần có bạn bè và dựa vào bạn bè. Con của bạn xứng đáng có một người bạn để cùng chia sẻ những trải nghiệm vui buồn trong cuộc sống. Chính vì vậy, các lớp học võ thuật chính là cơ hội giúp trẻ có cơ hội giao tiếp, và làm giảm một số áp lực khi tương tác với mọi người. Việc luyện tập theo nhóm đòi hỏi con phải hợp tác với những người khác, và khi con bắt buộc phải làm những những điều như vậy, việc bắt đầu một cuộc trò chuyện sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn.
Học võ giúp trẻ tránh bị bắt nạt
Bạo lực học đường có thể xảy ra ở bất cứ cấp bậc nào và những kẻ bắt nạt trong trường, hay ngoài trường đều tập trung vào những đứa trẻ yếu thế. Những đứa trẻ thường xuyên bị bắt nạt sẽ hành thành tâm lý sợ hãi, tự ti, ngại giao tiếp, nghiêm trọng hơn là có thể gây nên những vết sẹo tâm hồn, đi theo các em đến hết cả cuộc đời. Đáng buồn là hầu hết trẻ bị bắt nạt đều không dám kể cho ai, trong khi cha mẹ, thầy cô không thể theo sát để bảo vệ các bé 24/24. Vì thế, cách tốt nhất vẫn là dạy cho trẻ năng lực tự bảo vệ chính mình. Học võ giúp trẻ có thể trang bị cho mình một số động tác phòng thân, giúp xử lý trong tình huống nguy cấp. Bên cạnh đó, học võ cũng khiến trẻ tự tin hơn khi đối mặt với những kẻ bắt nạt và dần thoát khỏi đối tượng mục tiêu của chúng.
Học võ giúp cải thiện sự tập trung
Rất nhiều bé gặp khó khăn trong việc tập trung vào một vấn đề cụ thể trong khoảng thời gian dài. Bạn có thể con thường xuyên lơ đãng với các hoạt động, các nhiệm vụ được giao hay không thể nghe giảng liên tục? Đừng mắng chửi con bởi đó là do bản năng tò mò, muốn khám phá những điều mới lạ và ghét sự nhàm chán của trẻ.
Bài dạy chủ yếu là những động tác nhẹ nhàng và mềm dẻo, hướng đến tính tự nhiên.Trong võ thuật càng tự nhiên càng tốt, đặc biệt là các em học sinh mầm non thì càng không nên cứng nhắc mà đòi hỏi sự uyển chuyển, dẻo dai. Trong những giờ học, các em vừa được tập võ vừa nghe những câu chuyện về tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Những ngày đầu làm quen và bỡ ngỡ với những động tác mới, thì sau hơn 3 tháng tham gia lớp võ thuật các “võ sinh” nhí của Mầm non Ban mai đã thích thú hơn với những giờ học và khỏe mạnh, năng động hơn. Đây sẽ là động lực để lớp học võ thuật tại trường Mầm non Ban mai tiếp tục hoạt động và nâng cao thêm về chất lượng.
Top 5 Trò Chơi Toán Học Cho Trẻ Mầm Non 4 Đến 5 Tuổi
Các trò chơi toán học cho trẻ mầm non: Trí thông minh của một đứa trẻ không chỉ có được từ yếu tố di truyền mà còn nhờ tích lũy dần qua năm tháng. Trẻ mầm non không chỉ học ở trường mà là ở mọi thứ diễn ra xung quanh. Áp dụng các trò chơi toán học cho trẻ mầm non 4-5 tuổi tăng khả năng tư duy Toán học thông qua các trò chơi dân gian là một cách giúp trẻ thêm yêu môn Toán hơn.
Trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi là phương pháp giáo dục ” học mà chơi, chơi mà học “. Một số trò chơi dân gian vừa vẹn toàn tính chất này vừa giúp các thêm những điều thú vị trong ký ức tuổi thơ.
Các trò chơi toán học cho trẻ mầm non qua trò chơi dân gian
1. Trò chơi năm mười (trốn tìm)
“Năm, mười, mười lăm, hai mươi…” là những số đếm quen thuộc trong trò chơi dân gian này. Mẹ sẽ giúp bé làm quen với những con số nhanh hơn từ khi còn nhỏ.
2. Trò chơi chuyền thẻ
Đây là trò chơi toán học cho trẻ mầm non dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Chơi theo nhóm trẻ từ 5 -10 người
3. Trò chơi cua cắp
Trò chơi toán học cho trẻ mầm non này giúp rèn luyện kĩ năng phân loại, đếm, so sánh số lượng.
Nếu người chơi khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽ phải nhường cho người kế tiếp đi. Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiến thắng.
4. Trò chơi Ô ăn quan
Tuổi thơ của thế hệ 7X-8X-9X có lẽ ai cũng biết trò chơi dân gian này. Ngoài tính giải trí, tiện dụng, dễ chơi còn có thể giúp trẻ biết đếm số từ 1-10. Đồng thời đây là một trong những trò chơi giúp bé rèn tư duy sang tạo để đưa ra chiến thuật riêng cho mình.
Chọn người chơi trước bằng cách Oẳn tù tì. Khi chơi, bé sẽ tính toán để bốc quân ở bất kỳ ô nào của bên mình để rải quân vào các ô đi qua. Rải đến khi nào gặp 1 ô trống ( ngoai trừ ô quan), bé sẽ được ăn số quân ở liền sau ô trống đó. Cứ chơi như vật đến khi bên nào ăn hết quan sẽ đếm số quân và ăn tới quan.
5. Trò chơi Oẳn tù tì
Trò chơi toán học cho trẻ mầm non này có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, dạy bé tập đếm trên bàn tay cũng rất hiệu quả. Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người và chơi cùng lúc.
Cái Búa: Nắm các ngón tay lại
Cái Kéo: Nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2 ngón tay còn lại
Cái Bao: Xòe cả 5 ngón tay ra .
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, môn bé làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Bằng những kiến thức dạy trẻ các trò chơi toán học cho trẻ mầm non là kỹ năng đếm. Kỹ năng đó giúp trẻ mầm non phát triển tư duy gắn với hành động để phát triển khái niệm biểu tượng về số lượng, tập hợp từ đó là cơ sở để trẻ có kỹ năng so sánh và phát triển các kỹ năng tư duy khác
Giáo án Tiết toán: Gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 3
Phương Pháp Học Tiếng Anh Hiệu Quả Cho Trẻ Tại Mầm Non Sakura Montessori
Trẻ được học phát âm chuẩn quốc tế, làm đầy vốn từ vựng ở nhiều lĩnh vực, hình thành kỹ năng phản xạ tự nhiên, kích thích sự phát triển nhận thức, kỹ năng…
Chương trình tiếng Anh mầm non tại Sakura Montessori được tích hợp trong góc ngôn ngữ của giờ học Montessori hàng ngày và các giờ học tiếng Anh chuyên sâu do 100% các giáo viên nước ngoài giảng dạy. Trên cơ sở đó, trẻ được học tiếng Anh theo chương trình thiết kế dành riêng cho đối tượng người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, theo chuẩn khung tham chiếu châu Âu.
Nhà trường cũng định hướng tiếp cận ngôn ngữ là một phương tiện giúp trẻ tiếp nhận và trải nghiệm được những kiến thức, kỹ năng mới. Từ đó, trẻ được phát triển ngôn ngữ tối đa và toàn diện thông qua các trải nghiệm thực tế đa dạng và thú vị nhất ngay trong 6 năm đầu đời.
Chương trình tiếng Anh mới – Learn With Ollie
Thay đổi để phát triển là một trong những định hướng phát triển giáo dục bền vững của toàn hệ thống Sakura Montessori. Chính vì vậy, với sự nghiên cứu của Viện nghiên cứu các phương pháp giáo dục Quốc tế (RIEM) và bộ phận học thuật Trường Mầm non Sakura Montessori, nhà trường bắt đầu đưa chương trình tiếng Anh mới – Learn With Ollie vào giảng dạy. Áp dụng cho khối song ngữ tại 3 cơ sở mới tại Thụy Khuê, Lương Yên và Hà Đông.
Chương trình Learn With Ollie chia thành các cấp độ dành cho trẻ nhằm đảm bảo tính thích hợp cho mỗi em. Với các bài học phân làm 3 cấp, kết thúc toàn bộ chương trình, Sakura Montessori kỳ vọng trẻ sẽ sở hữu vốn từ lên tới 680 từ vựng, 160 cấu trúc tiếng Anh và nói rõ ràng câu có 5-6 từ bằng tiếng Anh.
Chia sẻ về lợi ích nổi trội mà Learn With Ollie mang đến cho trẻ, đại diện bộ phận học thuật của Trường Mầm non Sakura Montessori – bà Trần Thị Thu Hương cho biết: “Thông qua hệ thống các bài học được sắp xếp khoa học, mời gọi và phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, Learn With Ollie thúc đẩy sự phát triển toàn diện bao gồm nhận thức, tình cảm xã hội, thể chất và ngôn ngữ”.
Bà nói thêm, chương trình tiếng Anh Learn With Ollie không chỉ dừng lại ở khơi dậy tiềm năng ngôn ngữ sẵn có mà còn giúp trẻ chuẩn bị nền tảng ngôn ngữ vững chắc để thành công trong tương lai.
Thông qua chương trình tiếng Anh, Sakura Montessori tạo cho trẻ một môi trường giao tiếp, sinh hoạt quốc tế, giúp các em cảm thấy thoải mái và tự tin với tất cả các hoạt động học tập, giao tiếp bằng tiếng Anh trong môi trường toàn cầu hóa.
Chương trình tiếng Anh Crickets
Chương trình tiếng Anh Crickets được xây dựng dựa trên phương pháp phương pháp học tập kiến tạo, đảm bảo tính phù hợp với phương pháp Montessori tại hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori.
Chương trình Crickets tập trung vào 5 bước cơ bản gồm Gây hứng thú, Khám phá, Giải thích, Kết nối và để đảm bảo trẻ được lôi cuốn, dễ dàng tiếp nhận kiến thức và phản ánh lại vốn từ được trang bị.
Các giáo viên bản ngữ chính là “cầu nối bền vững” kết nối trẻ với những trò chơi, câu chuyện, bài hát tiếng Anh,… Bằng các kỹ thuật giảng dạy như TPR (Total physical response – phản ứng toàn thân), liên môn (dạy tiếng Anh thông qua Khoa học, Nghệ thuật, Vận động,…), giáo viên khuyến khích trẻ chủ động giao tiếp, sử dụng các giác quan để cảm nhận, thao tác với hoạt động học tập khác nhau.
Crickets không tập trung riêng vào phát âm hay việc luyện tập quá nhiều, thay vào đó, chương trình mang lại sự thoải mái, tự do, không gượng ép cho các bạn nhỏ hệ Quốc tế tại trường Sakura. Từ đó, chương trình Crickets khơi dậy tiềm năng sẵn có trong mỗi bạn nhỏ nhằm thúc đẩy sự phát triển nhận thức và giúp trẻ sẵn sàng đối mặt với những thách thức phía trước.
Ở bậc mầm non, chương trình Crickets sẽ giúp trẻ có những kiến thức cơ bản như học con số, chữ cái, từ vựng, phát ngôn. Trẻ có thể ghi nhận được 620 từ vựng và khoảng 300 cấu trúc, có khả năng sắp xếp trình tự một câu chuyện bằng tiếng Anh, làm theo chỉ dẫn gồm 2 đến 3 bước mà không bị bối rối, phát triển tư duy phản biện, kỹ năng đọc, viết, tư duy Toán học,…
(1) Theo VnExpress https://vnexpress.net/giao-duc/phuong-phap-hoc-tieng-anh-hieu-qua-cho-tre-tai-mam-non-sakura-montessori-3890318.html
(1) Theo VnExpress https://vnexpress.net/giao-duc/phuong-phap-hoc-tieng-anh-hieu-qua-cho-tre-tai-mam-non-sakura-montessori-3890318.html
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổ Chức Giờ Học Cho Trẻ Mầm Non trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!