Cập nhật nội dung chi tiết về The Coffee House Bất Ngờ Thông Báo Đóng Cửa Chuỗi Trà Sữa Ten Ren mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mới đây, ngày 15/7/2019, The Coffee House đã có thông báo chính thức về việc đóng cửa chuỗi trà sữa Ten Ren sau gần 2 năm hoạt động. Mặc dù thị trường trà sữa vẫn đang có sức hấp dẫn lớn nhưng Ten Ren vẫn không tìm được đường đi ngay cả khi có sự hậu thuẫn của The Coffee House. Vấn đề của câu chuyện này là gì?
Kỳ vọng về thương hiệu trà sữa Ten Ren của Đài Loan
Cuối năm 2017, The Coffee House tuyên bố mang thương hiệu trà sữa HOT nhất nhì Đài Loan – Ten Ren về với Việt Nam. Thông tin này khiến những tín đồ của trà sữa Đài hết sức vui mừng và tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu này. Đặc biệt, dưới sự hậu thuẫn của The Coffee House, con đường phát triển của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam trở nên thênh thang hơn bao giờ hết.
Lúc đó, CEO Nguyễn Hải Ninh đã từng chia sẻ rằng: ” Sau này Ten Ren không chỉ cạnh tranh với các cửa hàng trà sữa mà chúng tôi muốn nhìn đến một thị trường xa hơn của Pepsi và Coca. Cơ hội thì có nhiều, chủ yếu là có đủ sức không thôi”. Có thể thấy, ai cũng tin vào sự phát triển của Ten Ren, không sớm thì muộn, nó sẽ xâm chiếm thị trường trà sữa và đồ uống.
Năm 2018, The Coffee House đổ cả trăm tỷ đồng vào chuỗi trà sữa này với tham vọng có khoảng 40 cửa hàng trên toàn quốc và phát triển 3 dòng sản phẩm chính là trà sữa, trà gói và trà nước đóng chai.
Người ta hay nói, “đầu xuôi đuôi lọt” nhưng Ten Ren lại có khởi đầu không mấy suôn sẻ tại thị trường Việt Nam. Ngày 21/11/2018 khi mới khai trương cơ sở Ten Ren ở Trần Cao Vân thì cửa hàng này đã phải tạm đóng cửa vì những lý do như: thiếu nguyên liệu, không phục vụ kịp thời, không có đủ các món như trong menu,… Cơ sở này vấp phải khá nhiều phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng.
Vị CEO khi đó là ông Nguyễn Hải Ninh đã nói: ” Thực ra, chúng tôi vẫn có thể mở cửa hàng và phục vụ. Tuy nhiên, từ những ngày đầu, tôi và cộng sự luôn tâm niệm phải đem đến cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái nhất về dịch vụ và sản phẩm. Do đó, chúng tôi quyết định tạm ngưng hoạt động, khắc phục sự cố điện và chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầy đủ.”
Sự cạnh tranh từ đối thủ
The Coffee House tham gia vào thị trường trà sữa vì đây là một thị trường “nóng” và đầy rẫy cơ hội. Nhưng cũng chính bởi thế mà nó gặp phải khá nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh. Tại thời điểm đó, Phúc Long đang là thương hiệu trà sữa số 1 và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Điều đó cho thấy rằng, giới trẻ nước nhà vẫn đang ưa chuộng một hương vị trà sữa có vị đậm, ngọt hơn là những loại trà thanh nhạt như trà Đài Loan. Đây cũng là một trong những khó khăn mà Ten Ren gặp phải trong quá trình xâm nhập thị trường Việt Nam.
Với những khó khăn ấy, dường như 100 tỷ đồng của The Coffee House là chưa đủ để đánh bật các đối thủ khác. Việc “đi sau, về trước” vẫn là một dấu chấm hỏi.
Ten ren chính thức rời thị trường
Ngày 15/7 Ten Ren đã có thông cáo báo chí về việc chính thức ngừng hoạt động chuỗi trà sữa này sau một tháng nữa. Lý do mà doanh nghiệp này đưa ra là chưa tìm được mô hình kinh doanh phù hợp với thị hiếu của khách hàng Việt Nam.
Thông báo chính thức ngừng hoạt động của Ten Ren
Ten Ren khẳng định, cùng với việc đóng cửa các cửa hàng trong hệ thống Ten Ren, chuỗi sẽ đảm bảo quyền lợi của khách hàng thành viên thông qua Ứng dụng (app) Ten Ren. Toàn bộ nhân sự và đối tác của hệ thống Ten Ren sẽ được tạo điều kiện để chuyển đổi, sáp nhập vào hệ thống The Coffee House.
Nhìn nhận vào tình trạng hoạt động của Ten Ren trong thời gian qua, lượng khách hàng ít ỏi, cạnh tranh lớn, gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, chế biến thì việc đóng cửa của thương hiệu này cũng là điều dễ hiểu. Có thể The Coffee House đang tạm thời dừng lại để dồn toàn lực chuẩn bị cho một kế hoạch lớn, một bước đi khác vững chắc và hiệu quả hơn.
Hãm Hại Thiếu Nữ Sau Khi Quán Trà Sữa Đóng Cửa
Quen nhau qua mạng xã hội, thanh niên nhắn tin rủ thiếu nữ đi uống trà sữa rồi đưa đến nhà nghỉ ép quan hệ.
Đối tượng bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Kiến Thụy, Hải Phòng khởi tố về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là Nguyễn Văn Hùng (SN 2000), trú tại tổ 4, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh (cùng TP. Hải Phòng). Nạn nhân là N.T.L (SN 2005), trú tại xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy.
Ngày 3/4, L gửi đơn tố giác công an huyện Kiến Thụy về việc trước đó 2 ngày bị đối tượng Hùng hiếp dâm trong nhà nghỉ.
Tại cơ quan công an, Hùng thừa nhận hành vi hiếp dâm nạn nhân và khai rằng: Cuối tháng 3/2020, qua mạng xã hội Facebook, Hùng kết bạn làm quen với cháu L., sau đó giữa 2 người thường xuyên nhắn tin, gọi điện, chơi game trực tuyến với nhau.
Đến khoảng 19h30 tối 1/4, Hùng nhắn tin rủ L. đi chơi và hẹn nhau tại khu vực cống Hòa Bình (quận Dương Kinh). Khi gặp nhau, Hùng chở nạn nhân đi tìm quán trà sữa, tuy nhiên khi đến xã Minh Tân thì quán đóng cửa nên đối tượng nảy sinh ham muốn hiếp dâm.
Đối tượng Hùng tại cơ quan công an
Nghĩ là làm, Hùng chở L. đến nhà nghỉ ở thuộc thị trấn Núi Đối. Khi đến đây, nạn nhân biết có chuyện chẳng lành nên đã xuống xe nhưng bị Hùng giữ lại và kéo lên phòng nghỉ. Sau đó, Hùng dùng vũ lực thực hiện hành vi giao cấu mà không được nạn nhân chấp thuận. Khi về nhà, cháu L. kể lại sự việc cho mẹ và đến gặp gia đình Hùng nói chuyện, thông báo sẽ tố cáo sự việc tới cơ quan công an.
Thời gian qua xảy ra không ít trường hợp thiếu nữ bị hiếp dâm sau khi làm quen với thanh niên qua mạng xã hội.
Mới đây Công an TP Nha Trang, Khánh Hòa ra lệnh bắt khẩn cấp Lê Ngọc Quỳnh (sinh năm 1997, trú tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) về hành vi cưỡng đoạt tài sản và giao cấu với người dưới 16 tuổi. Nạn nhân là A. sinh năm 2005, đang học lớp 9, trú TP Nha Trang.
Theo điều tra ban đầu, thông qua mạng xã hội, Lê Ngọc Quỳnh quen với em A. Đầu tháng 4/2020, Quỳnh rủ em A. đi chơi, sau đó cả 2 vào nhà nghỉ trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) để “tâm sự” và xảy ra quan hệ tình dục. Thời điểm đó Quỳnh đã dùng điện thoại di động ghi lại cảnh thân mật của mình và A.
Sáng 20/4, Quỳnh gửi tin nhắn cho em A., với nội dung phải đưa 4 triệu đồng, nếu không gã sẽ đưa clip, hình ảnh nhạy cảm của cả hai lên mạng xã hội. Sợ hình ảnh của mình bị đưa lên mạng, em A. đồng ý đưa tiền cho Quỳnh. Khi Quỳnh đang nhận tiền của A. thì bị công an bắt quả tang.
(Nguồn: https://baodatviet.vn/phap-luat/tin-tuc-phap-luat/ham-hai-thieu-nu-sau-khi-quan-tra-sua-dong-cua-3400807/)
Nhật Cường Bất Ngờ Mở Cửa Trở Lại: Chỉ Để Trả Máy Bảo Hành
Sáng nay, một số cửa hàng điện thoại Nhật Cường mở cửa trở lại. Khách hàng đã có thể nhận lại điện thoại hoặc bảo hành sản phẩm mua của cửa hàng.
Sau khi bị khám xét và đóng cửa ngừng kinh doanh từ ngày 9/5, sáng nay, cửa hàng điện thoại Nhật Cường tại phố Giảng Võ và Lý Quốc Sư đã hoạt động trở lại.
Cụ thể trung tâm bảo hành Nhật Cường services Mobile care tại địa chỉ C4 Giảng Võ (Hà Nội) đã mở cửa. Tuy vậy, chỉ một phần cửa chính đủ để khách hàng ra vào được mở, còn toàn bộ cửa kính phía bên ngoài trung tâm vẫn được che kín.
Bên trong, khoảng 2-3 quầy đón tiếp khách hàng hoạt động. Trung tâm có nhân viên kỹ thuật và lễ tân đón tiếp, hướng dẫn khách các thủ tục.
Một số vị khách đã tìm đến để sửa điện thoại và hỏi về những thiết bị gửi bảo hành tại Nhật Cường Mobile trước thời điểm cửa hàng bị khám xét và đóng cửa.
Một số khách hàng tìm đến trung tâm bảo hành điện thoại Nhật Cường tại Giảng Võ trong sáng nay.
Theo một nữ nhân viên của Nhật Cường Mobile, trung tâm bắt đầu mở cửa làm việc từ sáng hôm nay. Khách hàng đã bảo hành máy tại các cơ sở khác của điện thoại Nhật Cường đều phải đến trung tâm tại Giảng Võ để nhận lại thiết bị.
“Toàn bộ máy móc, thiết bị của khách hàng từ các cơ sở khác đều được chuyển về đây để trả lại cho khách. Khi đến trung tâm để nhận máy thì khách hàng cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc giấy hẹn. Cửa hàng sẽ trả máy đã bảo hành trong giờ hành chính”, nữ nhân viên hướng dẫn.
Tất cả các cửa của trung tâm bảo hành, sửa chữa của Nhật Cường tại Giảng Võ vẫn đóng kín, chỉ chừa một lối ở cửa chính cho khách hàng và nhân viên ra vào.
Có mặt tại trung tâm bảo hành của Nhật Cường tại Giảng Võ từ sáng sớm, một nữ khách hàng (làm nghề lái xe) cho biết, điện thoại của chị tưởng hỏng camera, nên mang ra Nhật Cường để sửa.
“Rất may là không hỏng gì nhiều, nhân viên kỹ thuật đã thay miễn phí cho tôi một cái lẫy, máy lại chụp hình bình thường. Tôi mừng vì họ mở cửa lại, chứ mang điện thoại đi sửa bên ngoài không biết thế nào”, người phụ nữ này chia sẻ.
Chị Phương Thảo (trú tại hàng Bồ, một khách hàng của Nhật Cường) cho biết, chị có mua iPhone X tại điện thoại Nhật Cường – cơ sở Xuân Thủy, Cầu Giấy, hạn bảo hành còn đến cuối tháng 5. Hiện nay máy bị hỏng camera, chị đã tìm đến cơ sở mua hàng để bảo hành thì không được.
“Sáng nay hỏi mãi thì biết trung tâm bảo hành ở Giảng Võ mở cửa, tôi vội mang máy qua. Tuy nhiên, cũng phải hỏi kỹ nhân viên xem tình trạng máy thế nào.
Nếu sửa nhanh thì tôi để máy lại, còn không thì cũng phải xem đã. Họ mới mở trở lại, sợ rằng lại đóng cửa lúc nào không hay”, chị Thảo tâm sự.
Hiện tại, toàn bộ máy móc, thiết bị của khách hàng mua của Nhật Cường được chuyển về cơ sở Giảng Võ để kiểm tra thông tin và trả cho khách hàng.
Khảo sát các cơ sở khác, điện thoại Nhật Cường tại Lý Quốc Sư cũng mở cửa sáng nay. Khác với mọi khi, toàn bộ kệ hàng ở đây đều trống trơn. Có khoảng 4-5 nhân viên đang bắt đầu làm việc.
Theo những người này, hiện tại, Nhật Cường có thể kiểm tra máy của khách hàng đã được sửa chữa hay chưa nhờ thông tin trên phiếu hẹn hoặc phiếu sửa chữa thiết bị.
Trước đó, Apple cũng đã gỡ địa chỉ của trung tâm của Nhật Cường tại Giảng Võ ra khỏi danh sách những trung tâm dịch vụ được Apple chứng nhận, có thể tiếp nhận bảo hành sửa chữa iPhone, Macbook theo tiêu chuẩn của Apple.
Mặc dù điện thoại Nhật Cường tại Lý Quốc Sư và Giảng Võ đã mở cửa nhưng cơ sở khác ở Xuân Thủy, Cầu Giấy vẫn “cửa đóng, then cài”.
Nhật Cường Mobile là một trong những chuỗi cửa hàng điện thoại di động và phụ kiện điện tử, 1 thành viên của Công ty Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường. Hiện chuỗi này có 9 cửa hàng và tập trung toàn bộ tại Hà Nội.
Theo Hoàng Linh (Báo Dân Sinh)
Mở Quán Trà Sữa Cần Bao Nhiêu Vốn?
1/ Vốn 0 đồng – Mua đi bán lại2/ Vốn 30 triệu – Trà sữa Online chuyên nghiệp3/ Vốn 15 triệu – Trà sữa xe đẩy, vỉa hè.4/ Vốn ~100 triệu – Quán trà sữa nhỏ, take away là chính.5/ Vốn 300tr đến vài tỷ – Quán trà sữa, cafe lớn
Mô hình này có thể xem như là một biến thể của bán trà sữa online. Tuy nhiên, Bạn không cần đầu tư về thiết bị, kiến thức pha chế…mà Bạn chỉ cần mạnh về marketing online và một đôi chân khỏe để chạy đi giao hàng 🙂
Mô hình kinh doanh trà sữa vốn 0 đồng này chỉ phù hợp khi Bạn đang sống tại 1 cụm căn hộ chung cư rộng lớn. Cộng đồng dân cư ở đây sẽ có những group Facebook để giới thiệu các sản phẩm “nhà làm” để bán. Bạn chỉ cần chụp hình đẹp, viết bài hay rồi upload lên trang đó và chờ đơn hàng. Ah, thật ra bạn cũng mất phí mua vài ly trà sữa để chụp hình chứ 🙂
Ưu điểm của mô hình này là bạn không bỏ vốn nhiều nhưng bạn phải mạnh về marketing online và có được nguồn cung cấp hàng phong phú, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhược điểm của mô hình này đó chính là bạn không kiểm soát được chất lượng của sản phẩm nên bạn khó lòng mà xây dựng được một thương hiệu bền vững cho riêng mình. Ngoài ra, bạn phải tính toán được chi phí vận chuyển (nhận hàng, giao hàng, tiền công giao nhận) và tính toán cung đường giao hàng xa hay gần để tránh sản phẩm tới tay người tiêu dùng bị nguội/lạnh hoặc không dùng được.
Năm 2017, Khải có hướng dẫn mô hình này cho 1 đứa bạn học chung cấp 3, do phải nuôi con nhỏ ở nhà không đi làm được, tính làm gì chơi kiếm sống qua ngày nhưng thực tế thì thu nhập ngoài mong đợi luôn. Bạn mình bán chênh lệch 1 ly 5K so với cửa hàng nhưng giao tận nhà nên rất rất nhiều nhà trong khu vực đó đặt hàng. Bạn mình cắm câu ở gần cửa hàng trà sữa trong khu dân cư và đợi có đơn hàng là ra tiệm trà sữa đó mua rồi đi giao cho khách. Mỗi tháng cũng kiếm hơn 5 triệu.
Làm được gần 6 tháng, thấy ok quá nên Bạn mình đã nhờ mình tư vấn mua dụng cụ, máy móc, hướng dẫn pha chế, cách làm thương hiệu, cách quản trị…để chính thức áp dụng mô hình bán trà sữa online rất rất chuyên nghiệp, y chang như một quán trà sữa Đài Loan nổi tiếng luôn. Và giờ đây, Bạn mình không thèm đi làm luôn, ở nhà bán trà sữa online nuôi 2 đứa con khỏe re…
Vốn 30 Triệu – Trà Sữa Online Chuyên Nghiệp
Khi BĐS tăng chóng mặt, kéo theo giá cho thuê mặt bằng tăng cao, làm cho chi phí sinh hoạt cũng tăng nên lương nhân viên cũng phải tăng luôn. Do đó, kinh doanh trà sữa online hiện tại là một giải pháp kinh doanh tương đối an toàn và dễ thực hiện.
Với số vốn khoảng 30 triệu, chưa bằng chiếc xe máy nhưng có thể có thu nhập trên 15 triệu/tháng thì tỷ suất đầu tư “quá trời ngon”. Kinh doanh 2 tháng là thu hồi vốn rồi.
Hiện tại, có rất rất nhiều Bạn đã và đang kinh doanh trà sữa online. Tuy nhiên, đa phần các Bạn vẫn chưa lên chuyên nghiệp được.
Vd: Một Chị A bán online nhưng cái ly ko có in logo, không có chụp hình sản phẩm, không có làm ABCD… thì bán được giá bán 15K/ly với số lượng ít.
Một chị B cũng bán online nhưng chịu khó đầu tư hình ảnh ly trà sữa có logo, ống hút có màng bọc hợp vệ sinh, có túi xách chuyên nghiệp, chụp hình sản phẩm đẹp, biết cách kết nối, tương tác với Khách bằng Facebook, Zalo, website, giao hàng nhanh chóng…thì bán được giá 20-25K/ly.
Vốn nguyên liệu 2 bên bằng nhau. Chị B phát sinh thêm tiền in ly, bọc, ống hút đẹp hơn khoảng 500 đồng/ly nhưng lại bán lời hơn được 5K-10K mỗi ly, và số lượng nhiều hơn chị A do chị B biết làm marketing và biết tương tác với Khách Hàng.
Vậy Bạn chọn theo phe chị nào? Bên dưới là bảng kê chi tiết ngân sách đầu tư kinh doanh trà sữa online.
Đối với bảng chi phí này, Bạn có thể lọc bỏ ra 1 số món để giảm chi phí đầu tư như máy định lượng đường, websie bán hàng, máy đánh trứng…NHƯNG nếu không đầu tư các món trên thì năng suất pha chế sẽ thấp, hao phí nhiều, món nước không ổn định và đặc biệt là giảm lượng khách hàng nếu không đầu tư website.
Các bước thực hiện
Lập kế hoạch chi tiết ngân sách
Chọn tên quán, logo.
Mua website, domain, tên miền.
Tạo fanpage, email, zalo…
Setup quầy pha chế tại nhà
Mua và setup máy móc, dụng cụ lên quầy
Đăng hình ảnh, món lên Website.
Thiết lập kịch bản bán hàng.
Đăng hình ảnh món, menu lên FB, Zalo.
Vốn 15 Triệu – Trà Sữa Xe Đẩy – Trà Sữa Vỉa Hè
Nếu có số vốn khoảng 15 triệu, Bạn có thể suy nghĩ đến mô hình trà sữa dạng xe đẩy, hoặc ở vỉa hè mặt tiền đường.
Đây là mô hình kinh doanh trà sữa rất tốt do chi phí đầu tư thấp nên có thể thu hồi vốn rất nhanh. May mắn, chỉ cần bán 1 tháng là thu vô hơn cả vốn đầu tư ban đầu.
Ưu điểm: không tốn nhiều vốn đầu tư. Chi phí mặt bằng gần như không có hoặc có thì cũng ít. Chi phí vận hành là 1 bao đá bi, nguyên liệu trà sữa và 2,000/ngày tiền điện sạc cái ắc quy dùng để phát nhạc và đèn đốm màu mè cho hoành tráng 🙂
Nhược điểm: người kinh doanh sẽ rất cực khổ vì cả ngày bạn phải làm bạn với đất trời nên dễ tàn phai nhan sắc. Trời mưa, trời nắng, bụi bặm, công an rượt, dân phòng đuổi…ôi đủ thứ trên đời cần phải đối phó.
Góc chia sẽ: Hãy tìm các mặt bằng mà kế bên là ngân hàng hay công ty không làm việc ban đêm để mình có thể “mượn” mặt bằng kinh doanh miễn phí.
* Vốn khoảng 100TR
Với số vốn khoảng 100 triệu, Bạn có thể thuê được mặt bằng nhỏ, vừa bán mang đi (take away) hoặc có thể phục vụ offline khoảng 20-30 khách một thời điểm.
Tuy nhiên, bạn phải tính toán thật kỹ vốn đầu tư vì có thể sẽ bị ảnh hưởng tới vốn lưu động do bạn phải chồng cọc tiền nhà 2-3 tháng + 1 tháng tiền nhà đầu tiên (ở khu vực TpHCM).
Ưu điểm: tăng thêm lượng khách hàng vì có thêm kênh bán hàng offline (bán tại chỗ) so với mô hình bán online.
Nhược điểm: thông thường với chi phí đầu tư thấp (~100tr) nghĩa là bạn sẽ rất khó để trang trí quán đẹp lung linh. Do đó, giá bán của bạn cũng sẽ không được cao. Suy ra, lợi nhuận cũng vừa phải. Ngoài ra, bạn còn nuôi mặt bằng, nuôi nhân viên nên phải dự tính được dòng tiền dự trữ vào các tháng “cô hồn” trong năm.
Vốn mạnh ~300TR – vài tỷ.
Với số vốn mạnh, Bạn có thể chọn mặt bằng đẹp, đầu tư quán đẹp lung linh lộng lẫy y như các lão đại trong ngành F&B như The Coffee House, Cộng, Highland coffee, Goongcha, Toocha…
Vốn đầu tư sẽ đổ nhiều vào nội thất quán. Cụ thể là đầu tư vào cải tạo mặt bằng, trang trí nội thất, bàn ghế…
Trung bình, các “lão đại” chi ra khoảng 1.000USD cho mỗi m2. Riêng bản thân Khải thì thường setup quán trung bình rơi vào khoảng 5tr – 7tr mỗi mét vuông. Kết quả cũng đẹp lung linh lộng lẫy không thua kém các “lão đại” đó nha.
Lý do là Khải tự thiết kế và tự làm từ A-Z hết nên tiết kiệm chi phí rất rất nhiều. Nhưng nội thất quán cũng ở mức tương đối thôi, chứ không thể nào “xịn” bằng các lão đại được. Đa phần họ dùng hàng nhập, còn mình thì có cái nhập có cái phải dùng hàng nhái. Mình chia sẽ thiệt lòng để các Bạn hiểu vấn đề này.
Ngoài ra, Bạn thuê bên ngoài làm sẽ phải tốn phí thiết kế, phí dịch vụ và tùm lum thứ phí “trung gian” giữa các thầu phụ với nhau.
Vd ông thầu Xây mà giới thiệu ông thầu sơn cho Bạn thì ông Sơn phải “lại quả” 10% cho ông thầu Xây. 10% đó tất nhiên ông thầu Sơn sẽ tính vào giá với Bạn rồi. Nên Bạn sẽ là người gánh phí 10% đó. Trong 1 cái quán thì có rất nhiều thầu phụ như điện/nước, sắt, nhôm/kính…
Cho dù Bạn có nhờ mình thiết kế thi công thì mình cũng sẽ làm rõ với Bạn như vậy. Đâu có ai thiết kế miễn phí xong rồi Bạn không trả tiền thiết kế và không thi công thì lấy gì ông thiết kế sống được!?
Nhược điểm: chi phí cố định cao, cạnh tranh khốc liệt nên cần có kinh nghiệm quản trị giỏi để giảm thiểu rủi ro thất bại.
Bạn đang đọc nội dung bài viết The Coffee House Bất Ngờ Thông Báo Đóng Cửa Chuỗi Trà Sữa Ten Ren trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!