Cập nhật nội dung chi tiết về Tại Sao ‘Cúng Quanh Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng’? mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cập nhật: 21:50 19/02/2019
Dù bận rộn thế nào các gia đình cũng chuẩn bị cho lễ cúng rằm thật tươm tất. Ảnh: Nhà hàng Bể CáTôi lập gia đình đã ngót nghét 15 năm. Chừng ấy năm đủ để tôi có kha khá kinh nghiệm chăm lo lễ, Tết cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng cứ sau mỗi dịp nghỉ Tết âm lịch hàng năm, chắc chắn mẹ tôi lại liên tục nhắc nhở “Dù bận rộn thế nào, cũng phải chuẩn bị cho lễ cúng rằm thật tươm tất, bởi lẽ “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”.
“Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, tại sao rằm tháng Giêng được người Việt coi trọng đến vậy? Tôi đi tìm và nhận được rất nhiều câu trả lời về ý nghĩa của ngày rằm đầu tiên trong năm này.
Theo cách lý giải của những người dân vùng chiêm trũng, nơi các dì, các cậu tôi sinh sống, tính theo nông lịch, rằm tháng Giêng là thời điểm khởi đầu cho một mùa vụ mới, rằm tháng Giêng được tổ chức linh đình, để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Rằm tháng Giêng còn là Tết muộn của nhiều gia đìnhVới một người sống lâu năm tại làng Ngọc Hà (Hà Nội) như mẹ chồng tôi, bà giải thích, rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn. Khi xưa, nhiều gia đình khá giả tại Hà Nội còn có kéo dài ngày xuân bằng cách chơi hoa đào nở muộn, hoa lê rừng…, nên rằm tháng Giêng, còn được coi như Tết muộn, để con cháu quây quần, sum họp, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.
Đem thắc mắc với một cô bạn là Phật tử, tôi được cô ấy cho biết thêm, những người theo đạo Phật thì luôn tâm niệm: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, bởi tháng Giêng là tháng nhiều đền, chùa khắp mọi miền đất nước tổ chức các lễ hội cầu cho năm mới may mắn, bình an. Vào ngày rằm tháng Giêng, lên chùa, lễ Phật để cả năm được vẹn tròn.
Rằm tháng Giêng không chỉ quan trọng trong suy nghĩ, trong quan niệm truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà trong cả các nghiên cứu về văn hóa dân tộc. Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết, người Việt coi trọng cái ban đầu, nên không chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng. Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu là một Tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ nguyên (là rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10). Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa là Tết hướng thiên cầu phúc, cầu một năm mới bình an, may mắn cho cả gia đình.
Dù có hiểu, có giải thích theo cách nào, rằm tháng Giêng vẫn là một ngày lễ quan trọng, là dịp các gia đình dù có bận rộn đến đâu cũng sắp xếp mâm cúng tươm tất, trọn vẹn nhất để dâng cúng tổ tiên và cả gia đình cùng nhau sum họp.
Rằm tháng Giêng, cúng sao cho đúng?Theo quan niệm dân gian, lễ cúng Rằm tháng Giêng là nơi để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ gia đình được an lành, may mắn, công việc thuận buồm xuôi gió.
Lễ cúng rằm tháng Giêng được tổ chức vào ngày chính rằm – 15 tháng Giêng là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện gia đình, có thể cúng sớm rằm sớm hơn.
Lễ cúng rằm tháng Giêng thường bao gồm mâm cỗ chay để cúng Phật và mâm cỗ mặn để cúng gia tiên.
Tùy theo phong tục của từng địa phương và từng gia đình, lễ cúng rằm tháng Giêng có thể khác nhau, nhưng trong mâm cỗ chay thường có các món như hoa tươi, trái cây, xôi, chè, bánh trôi nước và một số món ăn chay như xào thập cẩm, giò chay, nem chay… Các món ăn mâm cỗ chay thường được chú trọng hài hòa, cân bằng về màu sắc, tượng trưng cho ngũ hành.
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên theo chuẩn của người Hà Nội xưa sẽ được chuẩn bị gồm 10 món, với 4 bát (gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc) và 6 đĩa (bao gồm thịt gà trống hoặc thịt luộc, giò (hoặc chả), nem, món xào, dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng), nước chấm.
Cuộc sống ngày càng bận rộn, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng có nhiều thay đổi, tùy theo điều kiện của từng gia đình. Nếu thành tâm hướng đến tổ tiên, ông bà, thì dù bạn biện đủ mâm cao cỗ đầy hay chỉ thanh bông hoa quả, bạn cũng có một lễ cúng rằm tháng Giêng thật ý nghĩa để khởi đầu một năm mới hanh thông, may mắn.
Theo chúng tôi
Tại Sao Nên Xem Ngày Đặt Bếp
Chọn thời điểm để sửa chữa bếp là vô cùng quan trọng, khi đã chọn được vị trí cần sửa chữa thiết kế lại hướng tốt trong căn bếp của gia đình thì việc chúng ta cần làm là xác định thời điểm để khởi công tức là “thiên thời” nếu chọn được cho mình ngày, tháng, năm tốt thì khiến cho phong thủy của gia chủ đã tốt rồi lại càng tốt hơn gấp nhiều lần. Gia chủ sẽ nhanh chóng làm ăn phát đạt bình an may mắn. Ngược lại nếu không chọn ngày giờ tháng năm hay chọn sai sẽ gặp nhiều điều không may và nhiều điều xấu cho gia đình.
Khi sửa chữa theo quan niệm phong thủy cần xem tuổi của chủ nhà với năm thi công để chọn thời điểm phù hợp. Năm thi công tránh không phạm vào 3 yếu tố Hoàng ốc. Kim lâu, Tam tai. Mục đích chọn thời điểm đẹp nhất cho việc sửa chữa là để mọi việc được thuận buồm xuôi gió, cuộc sống trong nhà được ôn hòa, tài lộc vượng thịnh sau này.
Những phương pháp xem tuổi sửa nhà bếp
Phương pháp chọn ngày giờ tốt nhất, hóa giải được luôn sát khí của khu đất, sau khi hóa giải ai vào ở cũng được không cần quan tâm đến mệnh chủ là phương pháp kết hợp cả thời gian và không gian. Theo phương pháp này, cần biết chính xác tọa hướng của ngôi nhà mới có thể tính ra ngày giờ tiến hành sửa chữa
– Ưu điểm của phương pháp này là, quá trình xây sửa không có trục trặc phát sinh, không cần mượn tuổi. Hạn chế duy nhất là nhiều khi chủ nhà không biết đo tọa hướng ngôi nhà, nên muốn chính xác cần tìm người đo hộ.
– Mọi thông tin trên mạng chỉ để gia chủ tham khảo chủ yếu chúng ta phải tìm được thầy giỏi để xem ngày tháng năm đúng nhất, tránh được những sai sót mà chúng ta chưa từng nghĩ đến.
Khi đã xem tuổi sửa nhà bếp chọn ngày tốt còn 1 điều rất quan trọng mà khách hàng cũng ít chú ý đến là tìm cho mình một công ty thi công sửa chữa an toàn, đảm bảo chất lượng nhất. Ngoài thị trường có rất nhiều công ty sửa chữa làm ăn không uy tín sẽ làm ảnh hưởng đến gia chủ gây tốn kém về tiền bạc và nhiều điều khác.
Ý nghĩa của việc xem ngày đặt bếp, sửa bếp.
Chọn ngày đặt bếp theo tuổi rất quan trọng phải chọn là ngày Hoàng Đạo, cùng với đó nên lựa khung giờ tốt nhất để tiến hành xây cất, sửa chữa, động thổ trong ngày là vào giờ Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân, Dậu, được các chuyên gia phong thủy khuyên lưu ý.
Sao Thái Dương Tốt Không? Hướng Dẫn Cúng Sao Thái Dương Tại Nhà
Sao Thái Dương hay Thái Dương Tinh Quân còn được gọi là Thái Dương Cung, Thái Dương Bồ Tát, Thái Dương Thần, Nhật Thần. Sao Thái Dương thuộc chòm sao Nam Đẩu Tinh (tính Dương Hỏa) tên thường gọi là NHẬT (là một trong những vị thần trong tín ngưỡng thờ Thần Mặt trời). Trong Đạo giáo có tôn kính xưng tụng: “Nhật Cung Diêm Quang Thái Dương Tinh Quân” còn gọi Đại Minh Thần, tục gọi “Thái Dương Đế Quân”. Một trong 14 Chính Tinh. Sao thứ 3 trong 6 sao thuộc chòm sao Tử Vi.
Thái Dương vốn là mặt trời, đóng ở các cung ban ngày (từ Dần đến Ngọ) thì rất hợp vị, có môi trường để phát huy ánh sáng. Đóng ở cung ban đêm (từ Thân đến Tý) thì u tối, cần có Tuần, Triệt, Thiên Không, Thiên Tài mới sáng.
SAO THÁI DƯƠNG TỐT HAY XẤU?
Sao Thái Dương là một Phúc tinh chủ về hưng vượng tài lộc, tăng thêm nhân khẩu (hôn nhân hoặc sinh con). Có lợi cho nam, không hợp với nữ.
Nam giới gặp sao Thái dương chiếu mệnh thì làm ăn được phát đạt, thăng quan, tiến chức, gặp may mắn trong việc buôn bán, nhất là vào tháng 6 và tháng 10 là hai tháng Đại cát. Nữ giới gặp sao này chiếu mệnh thì có nhiều sự hân hoan, có bạn hữu giúp đỡ về tiền bạc hay làm ăn được nhiều thuận lợi, người đàn bà có thai cũng được bình an, đứa trẻ được khỏe mạnh, mỹ miều và duyên dáng. Các cô gái chưa chồng gặp sao này chiếu mệnh có thể có chồng năm đó. Người già cả trên 6, 7 mươi gặp sao này chiếu mệnh đau ốm nhẹ cũng khó qua khỏi. Đàn ông đi làm ăn đắc sáng suốt, đi xa có tài lợi đắc an khang.
Thái Dương là sao chiếu mệnh phù trợ mạnh hơn cho những người sinh ban ngày, đặc biệt và lúc bình minh đến chính Ngọ, thời gian mặt trời còn thịnh quang. Nếu sinh vào giờ mặt trời lên thì phải tốt hơn vào giờ mặt trời sắp lặn.
Dân gian lưu truyền bài thơ nói về đặc tính của sao Thái Dương như sau:
Thái Dương chiếu mệnh tuổi ta Tháng Mười tháng Sáu có nhiều tiền vô Cầu trời lạy Người tấu thỉnh Sao tốt ngụ mệnh, cây khô ra chồi Sao tốt vận xấu than ôi Thái Dương Thái Bạch đi đôi khác gì Hạn nặng phải tránh kẻo nguy Chớ ỷ sao tốt mắc thì họa lây Thái Dương thuộc Mộc là cây Mùa thu bị khắc họa lây đến mình Ăn ở ngay thẳng thật tình Làm ăn tấn phát quang minh đắc tài
NĂM TUỔI ĐƯỢC SAO THÁI DƯƠNG CHIẾU MỆNH
Nam giới: 14 – 23 – 32 – 41 – 50 – 59 – 68 – 77 – 86 Nữ giới: 07 – 16 – 25 – 34 – 43 – 52 – 61 – 70 – 79 – 88
Sao Thái Dương là sao tốt nên bạn không cần cúng giải hạn sao, tuy nhiên bạn vẫn có thể cúng nghênh sao để rước thêm tài lộc trong năm mới.
LỄ VẬT CÚNG SAO THÁI DƯƠNG
12 ngọn đèn hoặc nến
Bài vị màu vàng của sao Thái Dương
Mũ vàng
Đinh tiền vàng
Gạo, muối
Trầu cau
Hương hoa, trái cây, phẩm oản
Nước
Lưu ý: Tất cả đều màu vàng, nếu thứ gì khác màu dùng giấy vàng gói vào hoặc lót giấy vàng xuống dưới mâm rồi bày lễ lên trên.
CÁCH CÚNG SAO THÁI DƯƠNG
Dùng một cây rìu (nếu có) chặn phía trên. Lấy vải che kín bài vị và rìu. Nhớ đặt đồ này đằng sau 3 nén hương đã dâng. Sau đó, mặt hướng về phía chính Đông tĩnh tọa (thiền) trong khoảng thời gian từ 11h đến 13h, qua 13h đem đốt bài vị là được.
VĂN KHẤN SAO THÁI DƯƠNG
Hiện nay trên mạng internet có rất nhiều trang web chia sẻ các bài văn khấn cúng sao giải hạn nhưng không đầy đủ và chưa chính xác. Bạn đọc cần lưu ý:
Mặc dù cấu trúc của bài văn khấn giải hạn cho tất cả các sao đều giống nhau nhưng tên gọi của các sao khác nhau nên khi cúng các bạn phải đọc chính xác tên sao thì mới linh nghiệm.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế
Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế
Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân
Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân
Con kính lạy Đức Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Con hình lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân
Tín chủ (chúng) con là:………(đọc đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh) Hôm nay là ngày……… tháng……… năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (đọc địa chỉ nơi cúng)……… để làm lễ cung nghênh và giải hạn sao Thái Dương chiếu mệnh.
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự an lành, tránh mọi điều dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Tải về máy tính: van-khan-sao-thai-duong.docx
Lễ xong chờ hết tuần hương thì hoá sớ, bài vị và tiền vàng rồi vẩy rượu lên. Sau đó lấy muối gạo rắc bốn phương tám hướng.
Tại Sao Mình Hay Cúng Rằm , Mùng Một
Phong tục cúng rằm và mồng một (hay tập tục cúng sóc vọng) là do ảnh hưởng của ba nguồn tôn giáo Nho, Lão, Phật dung hợp mà ra. Theo truyền thống của Nho giáo và Lão giáo, ngày Sóc và ngày Vọng là ngày Thiên Địa khai thông, nghĩa là tất cả những chướng ngại giữa ba cõi Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân không còn, nên trời đất sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ cảm thông với lòng thành của con cháu qua lễ vật cúng dường, và quỉ ma ám chướng sẽ không tác hại ai. Còn đối với Phật giáo, hai ngày Sóc Vọng là ngày Trường tịnh hay ngày thanh tịnh nhất nên các hàng tu sĩ thì làm lễ Bồ Tát để tự kiểm điểm mình có giữ giới luật không, còn các phật tử thì làm lễ Sám hối cầu nguyện bỏ dữ làm lành. Do đó, phần lớn Phật tử thuần thành có tục ăn chay tối thiểu vào hai ngày này.
Nếu tra cứu kỹ trong tiểu sử của đời Phật Thích Ca, người ta thấy ngày rằm là một ngày quan trọng đối với Ngài:
Ngài đản sinh vào ngày rằm tháng Tư là ngày trọng đại nhất. Và qua bốn lần đi du lãm ngoại thành đến vườn Thượng uyển, mỗi lần cách nhau ba tháng, để chứng kiến những cảnh làm động tâm ngài mà xuất gia đều trúng vào ngày rằm: lần 1: vào ngày rẳm tháng 6 thì thấy người già ; lần 2: vào ngày rằm tháng 10, nhìn thấy người bệnh; lần 3: vào ngày rẳm tháng 2, nhìn thấy người chết; lần 4: vào ngày rẳm tháng 6, nhìn thấy một bậc xuất gia.
Theo lịch trình nghi lễ Phật giáo thì trong 12 ngày Vọng thì có năm ngày rằm quan trọng: Rằm tháng giêng: Lể Cầu phúc, cầu an, hành hương. Rằm tháng hai: Lễ Phật nhập Niết bàn Rằm tháng tư: Lễ Phật Đản Rằm tháng bẩy: Lễ Vu Lan Rằm tháng mười: Lễ Cúng rằm hạ nguyên.
Khi cúng sóc vọng, bốn lễ phẩm cúng dường chính cho bàn thờ là: hương, đăng, hoa, quả. Về đốt hương, thì tục này du nhập từ Ấn độ vào Trung Hoa vào đời Hán Vũ Đế qua tục thờ tượng vàng của vua Hung Nô. Loại hương dùng gọi là giáng hương thì mới mời triệu được thần linh. Còn về đèn, thì nền văn minh Ấn có tục thờ lửa nên xem đèn như một nghi thức tối cần, vả lại đèn đuốc là một nhu cầu cho sự cúng dường về đêm. Tục cúng phẩm xôi chè và hoa quả là một nét thăng hoa văn hoá về ẩm thực vì đó là thành phẩm của nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền của dân Việt. Những hồi kinh tụng niệm, những tiếng mõ, tiếng chuông qua hương khói và ánh nến lung linh là những lời mời gọi huyền diệu tìm về nơi Phật Pháp cho một triết lý cứu khổ trong cõi vô thường.
Nếu câu trả lời dừng lại ở trên, chắc chắn độc giả chưa hài lòng vì những giải đáp đơn giản như vậy. Ở đây, xin đưa ra cách giải thích khác, đó là cách lý giải dựa theo nhịp sinh học của vũ trụ. Cách lý giải này, cách đây khoảng 5 năm, có một bài viết ngắn đăng trên Bán nguyệt san Giác Ngộ cũng đặt vấn đề tại sao Phật tử phải đi chùa vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch? Tác giả bài báo đó cũng trình bày vài điểm khá độc đáo do dựa theo chu kỳ của vũ trụ.
Cũng cần nên lưu ý, Đức Phật đặt căn bản giáo lý của Ngài trên nền tảng của tu tập đạo đức, tu tập tâm thức và hướng đến giải thoát, giác ngộ tối thượng, chứ không hướng mục đích giáo pháp của Ngài đến những vấn đề triết lý siêu hình hay giải thích về những hiện tượng đa phức của vũ trụ. Nhưng những khoa học gia phương Tây ngày nay và các Thần y lừng danh Trung Hoa đã khám phá ra rằng tất cả những gì Đức Phật giảng dạy cho đệ tử Ngài đặc biệt về ăn, uống, ngủ nghỉ, các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm không những phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay mà còn đi trước những thành tựu khoa học và khoa học còn phải tiếp tục khám phá nhiều hơn nữa mới hy vọng bắt kịp với hệ thống triết học nhân sinh của Phật giáo.
Đức Phật dạy, con người do các duyên mà thành, thế giới vạn hữu này cũng do các duyên mà thành, tất cả đều cộng trụ tương sanh và tương diệt. Sự hiện hữu của cái này cũng là sự hiện hữu của cái kia, sự vắng mặt của cái này cũng là sự vắng mặt của cái khác, đây là định lý duyên khởi pháp. Mọi sự vật hiện tượng đều tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.
Các nhà đại thần y Trung Hoa xa xưa đã đưa ra lý thuyết sự vận hành các nhâm mạch của con người cũng như sự vận hành 4 mùa của Trời Đất (Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn) để vận dụng trong cách trị liệu của mình và khuyên con người nên sống đúng theo vận hành trời đất để tăng thêm tuổi thọ và làm đẹp cuộc đời. Ngày nay các nhà y khoa phương Tây đã tính ra được nhịp sinh học của mỗi người, vào giờ nào con người có thể hưng phấn nhất trong một ngày, tương tự giờ nào có thể xuất hiện những âm tính như quạu, cáu, gắt, khó chịu, buồn, giận, v.v… nhiều nhất.
Tương tự, nhịp sinh học của trái đất, của mặt trăng và mặt trời, nói chung là các thiên thể cũng có những chu kỳ nhất định. Hiện tượng trăng tròn và trăng khuyết có ảnh hưởng đến thuỷ triều và các con nước ròng của các con sông và ngay cả những sóng ngầm dưới lòng đất. Không những các hành tinh xa lắc xa lơ đó tác động mạnh đến các yếu tố môi trường chung quanh của con người mà ngay cả chi phối, điều động cả con người. Ta có thể lấy một ví dụ bệnh phong cùi, hen, suyễn, đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các biến động trời đất, như trăng tròn và khuyết và sự thay đổi bốn mùa! Cho nên triết học vũ trụ quan của người Trung Hoa rất nhấn mạnh mối liên hệ hỗ tương giữa các Thiên thể, hành tinh của chúng ta và con người (thiên địa nhân tương ứng).
Theo các nhà thống kê về tội phạm và tai nạn giao thông (rất tiếc là không có con số và thông tin cụ thể ở đây!), phần lớn các tội phạm và tai nạn thường xảy ra nhiều nhất vào những ngày đầu tháng, cuối tháng và những ngày trăng tròn. Nếu chúng ta quan sát kỹ thì chính dòng máu của chính bản thân của ta cũng bị chi phối bởi mặt trăng tròn và khuyết và những tánh tình kỳ cục nhất thường xảy ra vào những ngày ấy.
Do đó, thật là kỳ diệu, các vị Thánh triết thời cổ đại đã chọn những ngày như vậy để khuyên mọi người nên tu nhân tích đức. Truyền thống Phật giáo hay tổ chức lễ hội vào ngày đầu tháng và ngày rằm và khuyên mọi người nên ăn chay để tránh được tối đa những hội chứng tâm lý bất thiện có thể phát sinh.
Để hiểu triệt để những vấn đề huyền bí trên, chúng ta không thể giới hạn trong những tác phẩm thuộc Ấn Độ học mà phải mò mẫm trong các tác phẩm cổ điển Trung Hoa về y dược và Dịch học cũng như những phát minh của khoa học về mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người. Nhưng vấn đề khó ở đây, muốn hiểu triệt để những vấn đề trên, đòi hỏi người nghiên cứu phải có vốn ngôn ngữ và chuyên ngành về lãnh vực đó, mới hy vọng có thể hiểu vấn đề kha khá được.
Một trong số tài liệu tham khảo tổng quát bằng tiếng Việt về các vấn đề huyền bí của vũ trụ, ngày giờ, tương sinh tương khắc và nhiều thông tin trên cơ sở đó có thể đưa ra kết luận được đó là bài khảo cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Điệp, cũng là thư ký biên soạn cuốn gần như bách khoa: Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới (Hà Nội, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin, 1996, từ trang 520 đến 529). Thầy trích lại những đoạn khá độc đáo sau:
Trong vũ trụ, mặt trời cùng với môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình tới tất cả những gì trên Trái đất, Mặt trăng, một vật thể gần Trái đất nhất, cũng gây ảnh hưởng tới Trái đất. Mọi sinh vật và cả những đồ vật vô tri vô giác đều hưởng ứng với nó và thay đổi cùng với nó. Các con sông thay đổi theo dòng cùng ánh sáng Mặt trăng, các đại dương thay đổi các đợt sóng triều theo sự mọc và lặn của Mặt trăng. Các đợt triều lên không chỉ bao gồm nước của biển và đại dương mà còn cả lớp không khí của Trái đất, và lớp vỏ cứng (mặt đất) cũng có hiện tượng triều lên -xuống, hiện tượng triều lên xuống cũng diễn ra ngay trong sinh thể của con người và tất cả sinh vật nói chung.
Các nhà vật lý, y – sinh học và nhiều ngành khoa học đã phát hiện ngày một nhiều những nhịp điệu có chu kỳ khác nhau diễn ra trong cơ thể của con người: chu kỳ ngắn nhất có thể từ vài phần giây đến vài giây, như tần số của những dòng điện sinh học, nhịp tim, nhịp thở, nhu động đường ruột, sóng điện não (chừng xấp xỉ một giây). Nhưng nhịp điệu này có thể thay đổi theo thời gian trong ngày, theo thời tiết và môi trường. Có chu kỳ kéo dài từ vài chục phút tới vài giờ, như chức năng cua thận, của máu, và hoạt động trí óc…
Dưới tác dụng sức hút của Mặt trăng, trong con người cũng diến ra thủy triều học . Sự i-on hoá của khí quyển, hoặc sự biến động về từ trường của Trái đất đều lệ thuộc vào các pha của mặt trăng. Theo các quan sát này, đối chiếu với số thống kê cho thấy, con số các rối loạn về tâm lý, trạng thái sinh lý mạnh mẽ đều tăng vọt vào đầu tuần trăng và giữa tuần trăng trong khi những biểu hiện về trạng thái thần kinh não, tim mạch lại chịu tác động mạnh mẽ với vòng quay (chu kỳ) của Mặt trời, và xuất hiện những tai biến đối với con người, xã hội cũng gia tăng khác thường.
Như vậy, nhịp sinh học trên Trái đất nói chung, nhịp điệu sinh học của con người nói riêng có nguồn gốc từ nhịp điệu của vũ trụ, những ảnh hưởng của Mặt trời và Mặt trăng là yếu tố chính, chủ yếu, trực tiếp.
Có thể nói con người và vũ trụ tuy hai nhưng mà một, tuy là một nhưng vẫn là hai. Đó là định lý thuận – nghịch, là mối quan hệ sinh biến tương đồng với nhịp điệu vũ trụ. Ít có nhịp điệu nào của vũ trụ bỏ qua con người và đời người. Phải chăng khoa học đương thời đã gặp lại những trí tuệ mà một thời từng huy hoàng ở phương Đông?
Cách Cúng Sao Giải Hạn Tại Nhà Hàng Tháng
Theo quan niệm dân gian, mỗi người vào mỗi năm sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt, sao xấu, gặp sao xấu thì dâng sao giải hạn. Vậy có nguồn gốc từ đâu và giải hạn sao xấu như thế nào? Cách sắm lễ và bài văn khấn cúng sao giải hạn cho 12 con giáp trong năm Kỷ Hợi 2019
Những người gặp sao xấu thường làm lễ dâng sao giải hạn vào dịp đầu năm, để giảm bớt vận hạn gặp phải trong cả năm, cầu xin thần sao phù hộ độ trì cho khỏe mạnh, bình an, vạn sự tốt lành.
Nguồn gốc cúng sao giải hạn?
Dịp đầu năm, người dân lại đến chùa nhờ cúng sao giải hạn hoặc tự cúng ở nhà với mong muốn giải hạn sao xấu, cầu xin Thần Sao phù hộ cho gia đình, bản thân được mạnh khỏe, bình an, tai qua nạn khỏi và gặp nhiều may mắn.
Theo đó, có tất cả 9 sao nên cứ 9 năm lại luân phiên trở lại ứng với người nam, nữ khác nhau đó là: sao La Hầu, Kế Đô, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hớn, Thổ Tú, Thái Bạch, Thủy Diệu.
Trong đó, dân gian cho rằng nếu nam gặp phải sao chiếu mạng là La Hầu, nữ là sao Kế Đô thì năm đó là năm xấu, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Riêng với sao Thái Bạch thì hao tài tốn của, tiền bạc làm ra không giữ được, có tiểu nhân quấy phá.
Do đó, khi gặp những sao chiếu mạng xấu (La Hầu, Kế Đô, Thái Dương), người dân thường đi chùa để dâng sao giải hạn hoặc tự bày mâm cúng ở nhà để hạn chế những điều không lành.
Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 (Q.Gò Vấp, chúng tôi cho biết việc cúng sao giải hạn là tín ngưỡng dân gian chứ không có nguồn gốc trong văn hóa Phật giáo. Do con người cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên nên cúng các vị thần để mong tránh khỏi những tai ương, những điều không may trong cuộc sống.
Cả tín ngưỡng dân gian và nghi lễ Phật giáo đều cầu mong cho mọi người được an lành nên một số chùa tổ chức dâng sao, có chùa chỉ tụng kinh lễ Phật để cầu bình an, phước lành cho người dân.
“Theo quan niệm nhà Phật, không có ngày tốt hay ngày xấu mà tất cả đều theo luật nhân quả. Nếu có làm việc xấu, hoặc làm việc tốt với tâm xấu thì có mang lễ đi giải cũng không tránh được nhân quả. Những người giữ tâm ý trong sạch thì lúc nào cũng cảm thấy bình an”, thượng tọa Thích Thiện Chiếu bày tỏ.
Đồng quan điểm, một nhà nghiên cứu tôn giáo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia chúng tôi cũng cho biết, trong kinh văn, Đức Thế Tôn có khuyên và ngăn cấm các thầy tỳ kheo không xem bói, không cúng sao giải hạn như các đạo sĩ Bà La Môn. Hiện các hệ phái Phật giáo Theravada (Nam tông Kinh và Nam tông Khmer), Đạo Phật Khất Sĩ xưa nay không tổ chức cúng sao giải hạn. Chỉ có Phật giáo Bắc tông làm việc này.
Có việc này là do Phật giáo vào Trung Quốc tiếp biến với nghi lễ Đạo giáo mà sinh ra. Chuyện nghi lễ Phật giáo với trống kèn, tang nhịp, múa, bắt ấn quyết, đội mão mang hia cũng từ Phật giáo Bắc tông, mà Phật giáo Trung Quốc tiếp thu từ Đạo giáo.
“Người dân ngày càng không tin vào khả năng của mình mà cầu xin Thần Phật ban phúc lộc. Điều này hoàn toàn trái với lời dạy của Phật có ghi trong kinh văn. Phật chủ trương tự lực, tự mình thắp đuốc mà đi, tự tu và tự chứng. Nhưng khổ một nỗi là, Đạo Phật là tùy duyên, nếu các sư không cúng thì tín đồ Phật tử bỏ đi tìm chùa khác, thầy này không cúng thì có thầy khác cúng, mà Phật tử thì không tiếc tiền bạc để hiến cúng”, ông nhận định.
Như vậy, con người hơn nhau giàu sang, phú quý, xinh đẹp hay nghèo hèn, xấu xí đều do quả báo, nhân quả phước đức hay không phước đức. Vì vậy nhà Phật khuyên mọi người siêng làm việc lành, tránh làm việc dữ, tu tâm dưỡng tính, phục vụ nhân sinh.
Không chỉ trong các dịp rằm đầu năm mà bất kể ngày nào trong năm, mọi người hãy làm nhiều việc thiện, cúng dường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa thì phước lành ắt sẽ đến.
Bảng tính sao chiếu mệnh năm 2019
Sao Thái Dương
Tên gọi: Đức Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân. Đăng viên (thời điểm sáng nhất): 11h – 13h, ngày 27 âm lịch hàng tháng ở hướng chính Đông. Chòm sao này có 12 ngôi sao nhỏ. Bài vị: Dùng tờ giấy màu vàng, chữ đỏ viết sớ cúng, thắp 12 ngọn đèn (hoặc nến) giữa trời vào giờ trên cùng với hương, đăng, hoa, quả, nước và quay về hướng chính Đông để khấn.
Tên gọi: Đức Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu tinh quân. Đăng viên: 19h – 21h, ngày 26 âm lịch hàng tháng tại hướng chính Tây, chòm sao này có 7 ngôi sao nhỏ. Bài vị: Dùng tờ giấy màu trắng, chữ đỏ viết sớ cúng, thắp 7 ngọn đèn, cúng về hướng chính Tây.
Tên gọi: Đức Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân. Đăng viên: 19h – 21h, ngày 25 âm lịch hàng tháng tại hướng Giáp – Ất , chòm sao Mộc Đức có 20 ngôi sao nhỏ. Bài vị: Dùng tờ giấy màu xanh, chữ đỏ viết sớ cúng, thắp 20 ngọn đèn về hướng Giáp – Ất.
Sao Vân Hán (Vân Hớn)
Tên gọi: Đức Nam phương Bính Đinh Hỏa Vân Hán tinh quân. Đăng viên: 21h – 23h, ngày 29 âm lịch hàng tháng tại hướng Bính, chòm sao Vân Hán có 18 ngôi. Bài vị: Dùng tờ giấy hồng, chữ đỏ viết sớ cúng, thắp 18 ngọn đèn hướng Bính.
Tên gọi: Đức Trung phương Mậu Kỷ Thổ Tú tinh quân. Đăng viên: 21h – 23h, ngày 19 âm lịch hàng tháng. Bài vị: Dùng giấy vàng, chữ đỏ, thắp 5 ngọn đèn hướng Mậu – Kỷ.
Sao Thái Bạch
Tên gọi: Đức Thái Bạch Tây phương Canh Tân Kim Thái Bạch tinh quân. Đăng viên: 19h – 21h, ngày 15 âm lịch hàng tháng tại hướng Canh – Tân, chòm sao Thái Bạch có 8 ngôi. Bài vị: Dùng giấy trắng, mực đỏ viết sớ, thắp 8 ngọn đèn hướng Canh – Tân.
Sao Thủy Diệu
Tên gọi: Đức Bắc phương Nhâm Quý Thủy Diệu tinh quân. Đăng viên: 19h – 21h, ngày 21 âm lịch hàng tháng. Bài vị: Dùng giấy đen, mực đỏ viết sớ, thắp 7 ngọn đèn.
Tên gọi: Đức Bắc Thiên cung thần thủ La Hầu tinh quân. Đăng viên: 21h – 23h, ngày 8 âm lịch hàng tháng vào hướng chính Bắc, chòm sao La Hầu có 9 ngôi. Bài vị: Dùng giấy màu vàng, mực đỏ viết sớ, thắp 9 ngọn đèn hướng Bắc.
Tên gọi: Đức Tây địa cung thần vĩ Kế Đô tinh quân. Đăng viên: 21h – 23h, ngày 18 âm lịch hàng tháng tại hướng Tây, chòm sao Kế Đô có 21 ngôi. Bài vị: Dùng giấy vàng, mực đỏ viết sớ khấn, thắp 21 ngọn đèn hướng Tây.
Ý nghĩa của từng Hạn
Mỗi hạn đều mang một ý nghĩa riêng:
Hạn Huỳnh Tiền bị hao tài tốn của và bệnh nặng.
Hạn Tam Kheo (Tiểu hạn) sẽ khiến cho chân tay bị nhức mỏi.
Hạn Ngũ Mộ (Tiểu hạn) bị hao tốn tài lộc.
Hạn Thiên Tinh (Xấu) dễ dính đến thị phi xung đột mâu thuẫn.
Hạn Tán Tận (Đại hạn) hao tài, ảnh hưởng đến bệnh tật.
Hạn Thiên La (Xấu) luôn bị quấy rối.
Hạn Địa Võng (Xấu) cẩn thận dính đến pháp luật.
Hạn Diêm Vương (Xấu) người xa mang tin buồn.
Lễ vật cúng dâng sao giải hạn
Để có thể cúng dâng sao giải hạn sao Thái Bạch, Kế Đô, La Hầu, v.v. mọi người cần chuẩn bị lễ vật và (sớ cúng sao giải hạn) bài văn khấn cúng sao giải hạn Thái Bạch, Kế Đô, Thổ Tú, v.v đầu năm 2019.
Đèn hoặc nến (số lượng tùy theo từng sao).
Bài vị (màu của bài vị tùy theo từng sao), viết chính xác tên sao lên bài vị (cúng sao nào viết tên sao đó).
Mũ vàng.
Đinh tiền vàng (số lượng tùy ý, không cần quá nhiều).
Gạo, muối.
Trầu, cau.
Hương hoa, trái cây, phẩm oản.
Nước (1 chai).
Sau khi lễ xong thì đem hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.
Màu sắc bài vị, cách bố trí nến dâng sao giải hạn
Mỗi sao sẽ được cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Đồng thời, hướng lạy, màu sắc bài vị, nội dung chữ ghi trên bài vị, số nến, sơ đồ cắm, nội dung khấn cũng khác nhau. Sơ đồ bố trí nến cho 9 sao như sau:
Bài vị dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giữa phía trong cùng của bàn lễ.
Lá sớ dâng sao giải hạn có nội dung tùy theo tên sao hạn của mỗi người, bạn hãy đốt ba nén hương quỳ lạy 3 lạy rồi đọc theo mẫu sau:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.
Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.
Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.
Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.
Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.
Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.
Tín chủ (chúng) con là:………………………..tuổi…………………………………………………………….
Hôm nay là ngày………..tháng………năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………… Để làm lễ giải hạn sao………………….. chiếu mệnh, và hạn………………………..
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Sau khi làm lễ xong nên chờ hết tuần hương gia chủ đem hóa bài vị, sớ tiền vàng rồi vẩy rượu lên. Cuối cùng gia chủ lấy muối gạo rắc khắp tám hướng bốn phương.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tại Sao ‘Cúng Quanh Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng’? trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!