Đề Xuất 4/2023 # Những Câu Chuyện Ở “Lò Bát Quái” Chí Hòa (Kỳ Cuối): Lễ Truy Điệu Bác Hồ Tại Khám Chí Hòa Ngày 7/9/1969 # Top 7 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 4/2023 # Những Câu Chuyện Ở “Lò Bát Quái” Chí Hòa (Kỳ Cuối): Lễ Truy Điệu Bác Hồ Tại Khám Chí Hòa Ngày 7/9/1969 # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Câu Chuyện Ở “Lò Bát Quái” Chí Hòa (Kỳ Cuối): Lễ Truy Điệu Bác Hồ Tại Khám Chí Hòa Ngày 7/9/1969 mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các đồng chí trong Ban Giám thị đưa các chị cựu tù chính trị về thăm lại buồng giam, nơi các chị đã từng có những ngày tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất. Chúng tôi đi qua những hành lang dài hun hút và khi thấy gió lùa mát lạnh tôi mới thầm thán phục người kỹ sư nào đã thiết kế trại giam theo kiểu “bát quái” thế này. Hóa ra, do được xây theo kiểu “bát quái” nên dù gió trời thổi theo bất cứ hướng nào, thì gió cũng sẽ chạy… vòng quanh, tạo sự thông thoáng cho toàn bộ khu giam. Đi trong nhà giam Chí Hòa, không cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng và sự ô nhiễm không khí do có đông người ở tập trung. Tất nhiên, số phạm nhân đang bị giam tại Chí Hòa hôm nay, chưa đầy 1/5 so với “công suất nhốt tù theo thiết kế”…

Hơn nữa, môi trường cũng đã được cải tạo rất nhiều so với hàng chục năm trước, hệ thống nước nóng cho phạm nhân sử dụng được bơm lên những thùng inox đặt trên tháp nước ở giữa trại, rồi tự chảy về từng buồng giam… Cây cối trong sân trại và bên ngoài xanh mướt…

Nhìn cảnh mới, chị Nhật bảo: “Ngày xưa, giữa sân này làm gì có cây xanh. Vì thế, chúng tôi ở khu giam bên này, mới có thể trông thấy các anh ở khu giam bên đối diện, và dùng quạt giấy “đánh morse”, báo tin cho nhau. Thậm chí còn truyền đạt cả… nghị quyết của chi bộ nhà tù bằng “đánh morse”.

Mô hình trại giam Chí Hòa

Chúng tôi cùng các chị vào phòng giam OB4, nơi các chị cùng hơn 60 chị em khác đã từng ở ngày xưa. Phòng này bây giờ được dành cho phạm nhân lao động tự giác. So với ngày trước thì phòng giam bây giờ được thay đổi rất nhiều và sạch sẽ, duy có diện tích là vẫn thế. Phòng giam chiều dài đo được 14… bước chân, chiều rộng là 7 bước… như vậy ước chừng khoảng hơn 50m2. Vậy mà trong những ngày các chị bị giam ở đây, có lúc chúng đã nhốt gần 70 người! Các chị cho biết, tại bức tường ở phòng giam này, trước đây có một đôi câu đối rất hay không hiểu ai đã viết lên đó:

“Sơn cùng thủy tận năng vô tận. Tinh nguyệt khả di chí bất di”. (Tạm dịch nghĩa: Núi sông còn có giới hạn nhưng khả năng của chúng ta là vô hạn. Trăng sao có thể di chuyển, nhưng ý chí của chúng ta thì không lay chuyển).

Nền nhà ngày xưa tráng xi măng, giờ đã được lát đá hoa… Các chị chỉ cho chúng tôi nơi đã đặt bàn thờ Bác Hồ và trong lễ truy điệu Bác ngày 7/9/1969 thì mọi người đứng ra sao? Ai đọc điếu văn, ai hô chào cờ, ai bắt nhịp hát Quốc ca và bài Hồn tử sĩ… Có thể nói lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh do các nữ tù chính trị tại Khám Chí Hòa tổ chức ngày đó là duy nhất trong các nhà tù của chế độ ngụy quyền Sài Gòn ngày ấy, và đó cũng là lần duy nhất mà Khám Chí Hòa có giam tù nữ, bởi suốt từ năm 1954 cho đến tháng 9/1969, Khám Chí Hòa chỉ giam tù nam giới, còn phụ nữ, hầu hết bị giam ở nhà giam Thủ Đức. Vậy vì sao lại có sự kiện này?

Chúng ta lại phải ngược về nhà tù Thủ Đức.

Vào giữa năm 1969, tại nhà giam Thủ Đức địch giam khoảng hơn 1.400 trẻ em, 1.400 nữ tù chính trị. Tại đây chúng thực hiện chế độ đày ải, giam cầm vô cùng tàn nhẫn và chúng đã gặp phải sự kháng cự và đấu tranh mãnh liệt chưa từng có của chị em. Khởi đầu là cuộc đấu tranh của các nữ tù chính trị thuộc Trung đội Lê Thị Riêng. Trung đội này là một trong những đội biệt động nổi tiếng của Sài Gòn vào năm 1967, 1968, khi bị bắt nhiều chị em đang là sinh viên, học sinh. Khởi đầu cuộc đấu tranh là việc chị em chống chào cờ, nên đã bị chúng biệt giam và tra tấn rất dã man. Từ phong trào đấu tranh của Trung đội nữ Lê Thị Riêng mà phong trào chống chào cờ ngày càng lan rộng, không chỉ chống chào cờ mà chị em còn đòi cải thiện đời sống như cho gia đình thăm nuôi, cho đem sách vở vào học văn hóa, cho tắm nắng, rồi đòi phải giảm bớt số lượng tù nhân trong mỗi phòng giam. Trước sức đấu tranh của chị em, tên Quản đốc Dương Ngọc Minh và tên Huấn trưởng Ban an ninh nhà giam Thủ Đức đã áp dụng biện pháp chia nhỏ các chị ra để trị.

Đêm 21/8/1969, bọn chúng ùa vào tấn công chị em bằng lựu đạn cay và gậy gộc, chúng đã đánh chết 3 người là Nguyễn Thị Tâm, em Đặng Thị Giành 16 tuổi và chị Nguyễn Thị Xuân Đào. Hơn 1.000 nữ tù chính trị đã kêu gào và la lớn từng chập, tiếng hô của chị em làm chấn động cả một vùng dân cư quanh đó. Bọn giặc ùa vào giành được xác của 3 người bị chúng đánh chết, chúng mang ra giữa sân lột hết quần áo của các chị rồi cho bọn ác ôn thay nhau giẫm đạp lên thi thể.

Đường hầm trong trại giam Chí Hòa

Ngày 24/8, chúng tiếp tục cho bọn ác ôn xuống đánh đập dã man chị em các trại B, C, G và dùng bạo lực bắt đi 342 chị mà chúng cho là cứng đầu nhất trong đó có chị Trương Mỹ Hoa, chị Hồng Nhật, chị Loan và chị Võ Thị Thắng, chúng bắt các chị chuyển về Khám Chí Hòa để rồi đày các chị ra Côn Đảo. Các chị được chúng chia vào 4 phòng từ OB1 đến OB4. Chúng đưa các chị vào đây lúc nửa đêm trong xe bịt kín, chỉ đến khi vào trong khám thì mới biết là Khám Chí Hòa. Ngay lập tức các chị họp bàn và quyết tâm noi gương người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.

Được vài ngày vào sáng hôm 5/9, khi chị em đang ngồi tập hát thì thấy tên Đỗ Mạnh Trí là trưởng khu O, B vào: “Nè, mấy chị ơi, Cụ Hồ chết rồi”. Hắn nói xong rồi đứng bên ngoài nhìn các chị xem phản ứng ra sao. Chị em tức giận la ó, rồi chị Hồng Nhật ra nói: “Nói cho ông biết, Bác chúng tôi già rồi. Chúng tôi biết thế nào cũng có ngày ấy, nhưng đừng có đem điều đó ra dọa chúng tôi. Đồ thất đức”. Tên Đỗ Mạnh Trí mở cửa phòng, đi vào rồi nói bằng nét mặt buồn buồn: “Tôi xin thề với các chị và giơ tay lên trời – đó là sự thật. Tôi không giấu các chị, dù tôi là người của phía quốc gia nhưng tôi rất kính trọng và khâm phục Cụ Hồ. Tôi không dám nói dối điều ấy. Tôi chỉ muốn báo tin cho các chị biết…”. Nói xong hắn buông tay xuống và cúi đầu đi ra, chị em ngơ ngác nhìn nhau, tất cả đều lộ rõ lo lắng trên khuôn mặt nhưng không biết làm cách nào để xác nhận tin Bác mất là có thật hay không. Các chị bèn ra ngoài đứng sát chấn song cửa dùng quạt giấy đánh tín hiệu morse hỏi các anh tù chính trị bên phía đối diện. Bên đó cũng đánh morse trả lời là có nghe tin như vậy nhưng còn đang nghi hoặc.

Ngày hôm đó, cả phòng giam hầu như chẳng ai nói với ai câu nào, những chị lớn tuổi thì cố tìm cách an ủi và chỉ cầu mong đó là tin bịa đặt của kẻ địch. Sáng hôm sau, Đỗ Mạnh Trí lại đến, lần này hắn cầm theo một tờ báo đưa cho chị em và nói: “Này xem đây, tôi có nói dối các chị đâu, Cụ Hồ mất thật rồi mà”. Nhìn tờ báo Sài Gòn, nhìn rõ ảnh Bác Hồ nằm trong hòm kính, chị em bật òa lên khóc. Không khí trong trại bắt đầu náo loạn, một số chị được ra ngoài gặp gia đình khi trở về cũng báo tin đó là sự thật. Suốt buổi sáng mọi người chỉ ngồi khóc, đến chiều chi bộ nhà tù tổ chức họp và bàn phải tổ chức lễ truy điệu Bác đồng thời tổ chức để tang trong toàn thể tù chính trị. Để thống nhất với bên tù chính trị nam giới, các chị lại đánh tín hiệu sang báo cáo kế hoạch để tang và lễ truy điệu Bác. Phía bên ấy trả lời là đồng ý. Trong khi các tù nữ sẽ tổ chức lễ truy điệu Bác tại phòng giam thì phía bên nam giới sẽ tổ chức để tang Bác bằng cách im lặng, không chào cờ ngụy quyền Sài Gòn. Các anh nam giới tổ chức để tang Bác bằng cách gắn một miếng vải đen lên ngực trái, còn chị em ở phòng OB4 thì chít khăn trắng như để tang cho cha mẹ mình và thời gian để tang là một tuần, còn các phòng OB1, 2, 3 thì đeo băng tang. Thế rồi các chị em chọn ra một tổ để viết điếu văn, trong đó có các chị Trương Mỹ Hoa, Võ Thị Thắng, Hồng Nhật, chị Năm Bắc. Viết đến đâu, sau khi thống nhất nội dung, các chị phải học thuộc ngay, vì đề phòng lúc đang truy điệu bọn địch xông vào cướp lấy bản điếu văn thì lúc đó sẽ có người đọc điếu văn đã học thuộc. Khó khăn nhất trong phòng giam đó là việc lập bàn thờ và treo cờ. Sau khi bàn bạc, các chị quyết định, nếu địch xông vào thì phải liều chết giữ cho được khăn tang trên đầu và bàn thờ Bác trong phòng.

Lễ truy điệu Bác sẽ diễn ra trong vòng một tuần, nghĩa là sáng nào cũng có chào cờ, hát Quốc ca, hát bài Hồn tử sĩ, đọc điếu văn và sau đó kể các câu chuyện mà mọi người biết được về Bác Hồ.

Đêm 6/9, cả nhà giam không ai ngủ được, người thì lo cắt chữ, người thì lo viết điếu văn, người thì lo bố trí bày biện bàn thờ, còn những chị không có việc, nhất là các má, các chị lớn tuổi thì cứ ngồi rúc vào cuối phòng ôm nhau khóc. Tiếng khóc của các chị, các má như mũi kim đâm vào tâm can mọi người.

Sáng 7/9, khi trời mờ sáng, chị em đã thức dậy bắt đầu chuẩn bị làm lễ truy điệu, hơn 6 giờ sáng việc chuẩn bị đã xong, mọi người chỉnh tề với áo quần bà ba đen, sát vách tường phía cánh cửa ra vào, bàn thờ Bác được đặt trên những thùng giấy kê cao phủ vải đen. Trên bàn thờ có một bình hương, một bình hoa làm bằng giấy màu, hai bên có hai khẩu hiệu. Lá cờ Tổ quốc cũng được làm bằng giấy và nền quét phẩm đỏ, ngôi sao cũng được cắt bằng giấy vàng. Đây là những thứ mà chị em chuẩn bị để dành cho các buổi biểu diễn văn nghệ trong tù.

Hơn 6 giờ sáng, giờ làm lễ đã đến, mọi người xếp hàng trước bàn thờ Bác. Chị Hồng Nhật được ban tổ chức giao cho điều khiển lễ truy điệu. Chị Hồng Nhật đứng yên nhìn mọi người và khi thấy mọi người đã sẵn sàng thì bỗng dưng hai chân chị run bần bật tưởng chừng đứng không vững, nhưng rồi nỗi khổ đau, sự đè nén vì lòng thương Bác như thổi bùng thêm sức mạnh cho chị. Hít một hơi dài căng lồng ngực, chị hô: “Nghiêm! Chào cờ chào”. Tiếng hát Quốc ca đồng loạt cất cao vang động cả toàn khu “lò bát quái”.

Sau đó chị Năm Bắc đại diện ban Tổ chức và ban lãnh đạo phòng đọc điếu văn: ” Thưa chị em thân mến! Hôm nay cùng với cả nước, toàn thể chị em chúng ta tại nhà giam Chí Hòa vô cùng đau đớn vĩnh biệt Bác Hồ vô cùng kính yêu. Bác là vị lãnh tụ vô vàn kính yêu. Bác là vị lãnh tụ vô cùng vĩ đại của Đảng và Nhà nước ta. Là vị Cha Già của cả dân tộc Việt Nam. Tổn thất này vô cùng lớn lao khiến cho mỗi chúng ta đau buốt con tim, không ngăn giọt lệ. Bác đi, thế là chúng con ở miền Nam không còn được mong gặp Người ngày miền Nam độc lập thống nhất…“. Tiếp theo bài điếu văn đã nêu lại lịch sử hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rồi trong điếu văn có đoạn viết: “Hôm nay chúng ta vô cùng đau xót hướng về Bác trong lúc cả nước còn đang tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chưa thực hiện được lòng mong ước thiết tha của Người. Nhân dân miền Nam đi trước về sau còn đang sống trong cảnh đau thương tang tóc dưới chế độ Mỹ – Ngụy. Cả miền Nam còn hơn 200.000 tù chính trị đang bị địch giết dần mòn trong cuộc sống khổ cực, và bị đày đọa, tra tấn dã man. Nhưng chúng ta quyết không sợ. Biến đau thương thành hành động cách mạng, chống địch đàn áp khủng bố, đày đọa cuộc sống tù nhân. Chúng ta phải sống, phải chiến đấu noi gương Bác Hồ vĩ đại, cho đến một ngày mai “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Trong giờ phút đau thương này, chị em trong nhà lao Chí Hòa chúng ta nguyện đoàn kết, thương yêu nhau hơn bao giờ hết. Chúng con xin hứa với Bác sẽ giữ mãi trong tim mình lời thề chung thủy sắt son với Đảng, với Cách mạng dù bị địch tra tấn dã man cũng kiên quyết không đầu hàng, kiên quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng vì sự nghiệp thắng lợi của cách mạng. Chúng con xin hứa với Bác nguyện ra sức học tập và làm theo gương, theo những lời dạy vàng ngọc của Bác, quyết tâm phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tác phong để xứng đáng là những chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân độc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, để xứng đáng là phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang”, xứng đáng là con cháu của Bác Hồ vĩ đại“.

Sau bài điếu văn của chị Năm Bắc đọc là bắt đầu phát tang và mặc niệm. Má Tám Dễ là người lớn tuổi nhất trong phòng đi chít khăn tang cho từng người. Sau lễ truy điệu, chị em bàn bạc với nhau đưa ra chương trình hành động làm sao cho xứng đáng với Bác trong những ngày này. Chị em đã làm rất nhiều việc như viết bích báo, làm thơ, kể chuyện về Bác… miễn sao là bày tỏ được tấm lòng của mình đối với Bác.

Chuyện được chị em kể nhiều nhất là về tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam, với các cháu thiếu niên nhi đồng. Chị Nguyễn Thị Sàn, tức chị Chín Xà đã làm một bài thơ với tiêu đề “Bác Hồ bất diệt” trong đó có đoạn như sau:

“Nhớ thương Bác, quyết noi gương Bác Làm đúng theo lời dạy của Người Hy sinh phấn đấu trọn đời Trước sau như một, vẹn lời thủy chung. Dù sống cảnh lao lung, xiềng xích Dù kẻ thù bưng bít gắt gao Dù cho đổ giọt máu đào Bảy ngày giữ trọn mái đầu tang Cha… Bác Hồ ơi lệ huyết chan hòa Hướng về miền Bắc thiết tha Hướng về miền Bắc nhớ cha muôn đời”.

Trong hai ngày đầu, chị em tổ chức lễ truy điệu và sinh hoạt tưởng nhớ Bác Hồ rầm rộ. Bọn địch rất lúng túng và không biết cách đối phó thế nào, chúng biết rất rõ rằng nếu như chúng đụng vào bàn thờ Bác lúc này thì sẽ làm “nổ tung thùng thuốc súng” đang được chị em chất chứa trong lòng bởi lòng thương Bác và nỗi căm thù lũ giặc tàn ác. Chẳng hiểu kẻ nào nghĩ ra một trò rất mất dạy là trong lúc chị em đang đọc thơ và hát những bài về Bác Hồ thì chúng lùa bọn thanh thiếu niên nghiện xì ke ma túy nhưng không mặc quần áo tràn vào khu OB. Các chị, các má lớn tuổi đang quét dọn ngoài sân thấy vậy liền la ó và cầm gậy, cầm chổi hoặc gạch đá xông vào đánh đuổi. Bị ăn đòn, bọn chúng vội vàng chạy mất. Sang đến ngày thứ ba, ban quản đốc trại mời đại diện các phòng ban lên gặp quản đốc tên là Tấn. Quản đốc Tấn hỏi các chị đại diện: “Các chị định để tang Cụ Hồ mấy ngày?”. Chị em nói là sẽ để tang Bác 7 ngày. Quản đốc Tấn tái mặt rồi năn nỉ: “Tôi biết, Cụ Hồ mất, mấy bà thương, mấy bà tiếc, mấy bà để tang Cụ bao lâu cũng được. Nhưng có điều tôi xin mấy bà đừng có hát Quốc ca, hát Chiêu hồn tử sĩ. Mấy bà hát chúng tôi sợ lắm. Tôi chỉ yêu cầu vậy thôi, mấy bà tính sao?”. Đại diện các buồng giam trả lời rằng việc này phải để bàn bạc cụ thể chứ những người ở đây không có quyền quyết định. Tên Tấn lại xuống giọng năn nỉ: “Thôi xin mấy chị giúp chúng tôi đừng hát Quốc ca nữa, chúng tôi biết dù là thường phạm hay chính trị, khi nghe hát Quốc ca thì xúc động lắm”.

Trở về phòng giam các chị bàn bạc với nhau và quyết định vẫn để tang Bác 7 ngày nhưng hát Quốc ca và Chiêu hồn tử sĩ thì 5 ngày. Cũng trong thời gian để tang Bác tại Chí Hòa, phía bên các tù chính trị nam giới cũng tổ chức lập bàn thờ Bác trong phòng và làm lễ tưởng niệm. Chẳng hiểu sao các anh lại kiếm được nến cho nên cứ đến tối là các phòng giam của các anh lại sáng rực ánh nến trên bàn thờ Bác. Cũng trong những ngày chị em để tang Bác thì ở tầng trên của khu B có một số lính Mỹ bị bắt nhốt vào đây vì tội phản chiến đã bày tỏ lòng kính trọng đối với chị em bằng cách viết thư rồi ném xuống.

Khoảng nửa tháng sau ngày Bác mất thì chị em nhận được Bản Di chúc của Bác từ bên ngoài gửi vào. Ban lãnh đạo các phòng giam tổ chức cho chị em học thuộc lòng Di chúc của Bác rồi tự kiểm điểm xem rằng mình đã thực hiện di chúc của Bác như thế nào trong đấu tranh đối với kẻ địch.

Tháng 11/1969, kẻ địch đưa tất cả nữ tù đi Côn Đảo. Bài điếu văn trong lễ truy điệu Bác được giấu trong thùng quần áo và mang theo ra Côn Đảo. Nhưng khi ra ngoài đó bị chúng tra tấn, đàn áp dữ dội quá, bản điếu văn cũng bị chúng lấy mất. Sau này, bài điếu văn tại lễ truy điệu Bác Hồ ngày 7/9/1969 được các chị Trương Mỹ Hoa, Hồng Nhật và một số chị khác đã từng tham gia soạn thảo chép lại theo trí nhớ.

Lời kết:

Khi viết về lịch sử khám Chí Hòa trong những năm tháng chống Mỹ, không thể không nói đến tấm gương hy sinh oanh liệt của Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi. Vì năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm 45 năm ngày anh Trỗi hy sinh, nên chúng tôi sẽ dành phần viết về sự hy sinh của anh trong dịp đó. Trong khi đi thăm Trại giam Chí Hòa, chúng tôi có một thiển ý rất mong được Ban giám đốc Công an TP HCM xem xét, đó là nên mở một lối đi vào khu đất từng là nơi anh Nguyễn Văn Trỗi hy sinh, hiện đang có một đài tưởng niệm và dựng ở đây một tượng đài về anh Trỗi. Được như vậy, thì mọi người có thể dễ dàng vào thắp hương, tưởng nhớ đến anh.

Nguyễn Như Phong An ninh Thế giới

Câu Chuyện Ngày Lễ Giáng Sinh Tại Nga

Giáng sinh theo lịch Nga là ngày nào? – Rất nhiều người khi đọc xong câu hỏi trên đều sẽ nghĩ đến hai ngày 24/12 và ngày 01/01. Tuy nhiên với những người theo đạo chính thống của Nga thì giáng sinh cũng như tết của họ lại là một ngày hoàn toàn khác, khác tới cả tháng! Vậy đâu là câu trả lời đúng?

Câu chuyện ngày lễ Giáng sinh tại Nga

Giáng sinh là một trong những ngày lễ Kitô giáo quan trọng nhất. Chính vào ngày này tại thành phố Bethlehem, con trai của Chúa – Jesus Christ đã chào đời. Các nhà thờ Chính thống giáo tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 07/01, còn những người Kitô giáo phương Tây sống theo lịch Gregorian lại tổ chức vào ngày 25/12. Vậy tại sao lại có sự khác biệt này? Chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử của ngày lễ này.

Cho đến thế kỷ thứ IV, trong các nhà thờ phương Đông và phương Tây, Lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô vốn gắn liền với ngày Lễ Rửa tội và được tổ chức vào ngày 07/01. Ngày lễ này còn được biết đến dưới tên gọi Lễ thánh, với mục đích chính là tưởng nhớ và tôn vinh sự ra đời Người Con của Thiên Chúa.

Lễ Giáng sinh lần đầu tiên được tách ra khỏi Bí tích Rửa tội trong Giáo hội La Mã vào nửa đầu thế kỷ thứ IV. Giáo hoàng Julius I đã phê chuẩn ngày 25/12 là ngày sinh của Chúa Kitô vào năm 337. Kể từ đó, toàn bộ giáo phái Kitô bắt đầu tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày này. Ngoài ra, các giáo phụ của nhà thờ cũng cho rằng, xét trên phương diện lịch sử, ngày 25/12 phù hợp nhất với ngày sinh của Chúa Jesus Christ.

Moscow tràn ngập sắc màu

Tuy nhiên, vẫn có một số nơi kỷ niệm Giáng sinh theo phong cách cũ, đó là vào ngày 07/01, điển hình như: các nhà thờ Chính thống giáo Jerusalem, Nga, Gruzia, Séc-bi, Ba Lan, các tu viện ở Núi Athos (Bán đảo Macedonia, Hy Lạp), cũng như một số người Tin lành theo lịch Julian. Lễ Giáng Sinh vào ngày 07/01 cũng được tổ chức bởi Giáo hội Chính thống Coplic ở Ai Cập, Chính thống giáo và Công giáo Hy Lạp ở Ukraina, Chính thống giáo Macedonia, Belarus, Kyrgyzstan và Kazakhstan.

Quản Lý Chuỗi Nhà Thuốc Thành Công Từ Câu Chuyện Của Pharmacity

(TECH MOSS) Pharmacity đã đặt chân vào kinh doanh nhà thuốc tại Việt Nam được 9 năm. Với chính sách kinh doanh nhà thuốc khôn ngoan, Pharmacity đã nhanh chóng vươn lên là chuỗi bán lẻ dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Liệu các nhà thuốc có học hỏi được điều gì khi mà cuộc đua chuỗi nhà thuốc đang ngày càng khốc liệt?

Câu chuyện thành công của Pharmacity

Chuỗi nhà thuốc Pharmacity được thành lập vào tháng 11/2011. Đây là một trong những chuỗi nhà thuốc bán lẻ hiện đại đầu tiên tại Việt Nam. Hệ thống nhà thuốc này chuyên cung cấp các sản phẩm thuốc Đông – Tây y, chăm sóc sắc đẹp và thực phẩm chức năng.

Qua thời gian hoạt động, Pharmacity đang hướng đến một hệ thống chuỗi nhà thuốc tiện lợi. Điều này đồng nghĩa là Pharmacity sẽ không chỉ bán thuốc mà còn có các sản phẩm tiêu dùng nhanh, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế. Các cửa hàng của Pharmacity sẽ len lỏi rộng khắp vào giữa các khu dân cư.

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Pharmacity lại là một tên tuổi nổi lên và thu hút được nhiều nhà đầu tư. Dịch bệnh cũng cho chúng ta thấy rõ thực tế: nhu cầu và mức độ quan tâm chăm sóc sức khỏe của đại bộ phận khách hàng đã được nâng cao hơn rất nhiều. Người dân quan tâm sâu sắc hơn đến việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe của mình và người thân.

Luôn quan tâm và đem đến những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất dành cho người tiêu dùng, Pharmacity đã không ngừng cải thiện mình qua mỗi ngày để bất cứ khách hàng nào đến đây cũng sẽ được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Cung cấp sản phẩm với giá thành hợp lý, bình ổn, đảm bảo đúng chất lượng và số lượng đã, đang và sẽ là tiêu chí hoạt động hàng đầu của Pharmacity.

Doanh thu năm ngoái của Pharmacity đã tăng 129% so với 2018. Chuỗi nhà thuốc có sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô, độ bao phủ. Cụ thể, Pharmacity đã mở thêm 95 cửa hàng, nâng con số nhà thuốc lên tới 252. Đây là mức tăng khủng 61% so với cùng kỳ.

Mới đây nhất, Pharmacity đã gọi vốn thành công 730 tỷ đồng (tương đương 31,8 triệu USD) – khoản đầu tiên của vòng Series C. Nguồn vốn này chính là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ và thần tốc của Pharmacity trong thời gian tới.

Để đặt mục tiêu 1.000 cửa hàng trên toàn quốc đến hết năm 2021, Pharmacity đã và đang thực hiện chiến lược mỗi ngày mở mới 1 cửa hàng.

Kinh doanh thuốc theo chuỗi: Xu hướng tất yếu

Theo báo cáo mới đây của công ty Chứng khoán Đông Á, người Việt Nam đang ngày càng chi nhiều tiền hơn cho y tế. Đây cũng là điều dễ hiểu vì khi kinh tế đi lên, con người sẽ càng quan tâm đến y tế, giáo dục nhiều hơn.

Nếu như trong năm 2005, chi tiêu cho việc mua thuốc trung bình tại Việt Nam mới chỉ đạt 9,85 USD/người/năm; thì đến năm 2015, khoản chi này đã tăng lên 37,97 USD/người/năm. Mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2010 – 2015 là 14,6%.

Dự đoán thị trường dược phẩm như con gà đẻ trứng vàng cho các doanh nghiệp. Đó là lý do nhiều đại gia như FPT, Vingroup, thegioididong quyết định tham gia vào thị trường.

Tuy nhiên, có tới 70% thị trường thuốc vẫn đang được phân phối qua hệ thống ETC, tức là kênh đấu thầu bán thuốc cho bệnh viện. Chỉ 30% còn lại phân phối tại các cửa hàng bán lẻ dược phẩm.

Theo ước tính, Việt Nam đang có khoảng gần 6.000 nhà thuốc, quầy thuốc trên cả nước. Chúng ta cũng là quốc gia có mật độ nhà thuốc cao nhất thế giới.

Như vậy, có thể thấy cuộc đua giữa các chuỗi nhà thuốc đang dần gay cấn; nhất là khi các doanh nghiệp nội lẫn ngoại đang đẩy nhanh quy mô để giành thị phần của mình.

Techmoss.net

Những Câu Nói Hay Bằng Tiếng Hàn Là Gì?

Những câu nói hay bằng tiếng hàn là gì?

1. 너 자신의 별을 좇아라. → Hãy theo đuổi ngôi sao của chính bạn.

2. 바람처럼 살고 싶다면 삶의 무게를 줄여라. → Nếu muốn sống như gió trời, bạn hãy bỏ gánh lo đi.

→ Không có lựa chọn nào là tốt nhất, chỉ có lựa chọn mà bạn sẽ không hối hận mà thôi 3. 최고의 선택은 없고, 후회하지 않을 선택만 있을 뿐이다.

4. 성공을 갈망할 때만 성공할 수 있다. → Chỉ khi bạn khao khát thành công bạn mới có thể thành công

7. 성격이 운명이다. → Tính cách là vận mệnh (Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.)

8. 사람이 훌륭할수록 더 더욱 겸손해야한다. → Người càng vĩ đại thì càng khiêm tốn.

9. 부지런함은 1위 원칙이다. → Cần cù là nguyên tắc số 1

10. 재 빨리 듣고 천천히 말하고 화는 늦추어라. → Hãy nghe cho nhanh, nói cho chậm và đừng nóng vội.

11. 할 일이 많지 않으면, 여가를 제대로 즐길 수 없다. → Không có nhiều việc để làm thì không thể tận hưởng được sự vui vẻ của những lúc rỗi rãi.

12. 기회는 눈뜬 자한테 열린다 → Cơ hội chỉ đến với người biết nắm bắt.

13. 용서하는 것은 좋은 일이나 잊어버리는 것이 가장 좋다 → Tha thứ hoặc quên đi là điều tốt nhất.

14. 좋은 결과를 얻으려면 반드시 남보다 더 노력을 들어야한다. → Nếu như bạn muốn có kết quả tốt thì bạn nhất định phải nổ lực hơn so với người khác.

15. 낙관으로 살자 비관해봐야 소용이 없다. → Sống lạc quan đi, bi quan thì có được gì.

16. 자유는 만물의 생명이다,평화는 인생의 행복이다. → Tự do là sức sống của vạn vật, còn hòa bình là hạnh phúc của mọi người.

17. 사람을 믿으라 돈을 믿지 말라 → Hãy tin ở con người, đừng tin ở đồng tiền

18. 살아있으면 뭐든 별일 아니겠지 → Nếu như vẫn còn sống thì chẳng có việc gì là to tát cả.

19. 모험이 없다면 얻는것도 없다 → Nếu không dám mạo hiểm, bạn sẽ chẳng đạt được gì

20. 하루하루를 마지막 날이라고 생각하며 살라 → Hãy sống mỗi ngày như thể hôm nay là ngày cuối.

21. 인생은 짧고, 세상은 넓다. 세상탐험은 빨리 시작하는 것이 좋다. → Đời người thì ngắn, thế giới thì rộng. Thế nên hãy bắt đầu khám phá thế giới càng sớm càng tốt…

22. 신용이 없으면 아무것도 못한다. → Mất uy tín thì chẳng làm được gì nữa cả. (Một lần bất tin, vạn lần bất tín.)

23. 기회는 눈뜬 자한테 열린다. → Cơ hội chỉ đến với người mở mắt.

24. 두번째 생각이늘 더 현명한 법이다. → Suy nghĩ lần thứ 2 bao giờ cũng sáng suốt hơn lần đầu.

25. 행복도 내가 만들고, 불행도 내가 만든다. → Hạnh phúc cũng là do bạn làm nên và bất hạnh cũng là do bạn tạo dựng.

nguồn: https://trekhoedep.net/

Tổng Hợp Những Câu Chúc Ngày Mới Bằng Tiếng Anh Hay Nhất

List những câu chúc ngày mới bằng tiếng anh hay nhất

Tuy chỉ là những lời chúc ngày mới tốt lành nhưng nó lại mang ý nghĩa, nó thể hiện sự quan tâm và mang đến niềm vui cho người khác. Chỉ một lời chúc hay ngắn gọn và đơn giản này nhưng mang lại ý nghĩa vô cùng lớn lao.

1. Good Morning! It’s a beautiful day.

Tạm dịch: Chào buổi sáng. Hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời.

2. Have a beautiful day.

Tạm dịch: Chúc một ngày tốt lành.

3. Good morning, love.

Tạm dịch: Chào buổi sáng tình yêu.

4. Have a good day which is full of love, joy and happiness.

Tạm dịch: Mong một ngày mới tốt lành, ngập tràn tình yêu, niềm vui và hạnh phúc sẽ đến với bạn.

6. Good Morning, Beautiful.

Tạm dịch: Chào buổi sáng, người đẹp.

Những câu chúc ngày mới bằng tiếng anh

Lời chúc bao giờ cũng là cách để bạn thể hiện lắng đọng về cảm xúc và mang giá trị lớn trong việc truyền tải những thông điệp yêu thương hữu hiệu. Nếu bạn đang có ý định khiến bạn bè, người thân hay người yêu bất ngờ, ngạc nhiên thì còn chần chờ gì nữa mà không gửi ngay những lời chúc thật hay này tới họ đi nào. Đây chính là cách để thể hiện sự quan tâm về mặt tinh thần dành cho nhau, chỉ bằng những câu nói, lời chúc như thế này cũng giúp người nhận vui vẻ cả ngày bạn rồi.

7. Thanks sunrise gives me a new day to love you! Good morning, my sweetheart. Hope you have an amazing day.

Tạm dịch: Cảm ơn mỗi sớm mai tỉnh dậy cho anh một ngày mới để yêu em. Chào buổi sáng, trái tim ngọt ngào của anh. Mong em có một ngày tuyệt vời

8. Good morning… I just wanted you to know how much I truly do care. You’re always in my thoughts. Being in love with you makes every morning worth getting up for. Good Morning, Sweetheart.

Tạm dịch: Chào buổi sáng… Anh chỉ muốn em biết được rằng anh thực sự quan tâm em nhiều thế nào. Yêu em là lý do để thức dậy mỗi sáng sớm. Luôn luôn nghĩ về em. Chào buổi sáng, người yêu dấu!

Những câu chúc bằng tiếng anh hằng ngày

9. Good morning baby. Have an amazing day. I love you.

Tạm dịch: Chào buổi sáng cưng. Chúc em một ngày thú vị. Anh yêu em

10. The sun rises into the sky with the warmest smile, he wishes you a good morning, hoping that you have the perfect day. Take care & miss you.

Tạm dịch: Ông mặt trời mọc rồi kìa, với nụ cười ấm áp biết bao! Ông chúc em một buổi sáng tốt lành và mong em sẽ có một ngày thật tuyệt! Anh nhớ em.

11. A cup of coffee and my sweet message to welcome you to another bright sunny day. Have a good day dear! Tạm dịch: Một cốc cà phê nóng và lời nhắn ngọt ngào của em đang chào đón anh bước vào ngày mới đầy nắng. Ngày mới may mắn, anh yêu!

Những câu chúc ngọt ngào như thế này từ người ta thương thì những căng thẳng mệt nhọc sẽ theo đó mà biến đi mất mà thay vào đó là dư vị của tình yêu, của những ngọt ngào.

Những lời chúc ngọt ngào sẽ làm bạn vui vẻ hơn

Đặc biệt, những câu chúc một ngày tốt lành, chúc buổi sáng bằng tiếng Anh thương có sức hút về ngôn ngữ và tạo nên sự đổi mới, hứng thú cho người nhận. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi mỗi buổi sáng thức dậy chúng ta nhận được một tin nhắn chào ngày mới thật ngọt ngào và ý nghĩa như:

12. Dear friend, I wish you all the best on this day.

13. I know it feels bad that you have to wake up early in the morning. But I am wishing you to have a good day. Go to work and enjoy the day.

14. Every day is a new opportunity that the Lord gives us to be happy and to fulfill the goals that we have.

Tạm dịch: Mỗi ngày mới là một cơ hội mà Chúa ban cho chúng ta để được hạnh phúc và hoàn thành những mục tiêu của riêng mình.

15. The sun had rised from the east & birds r singing happily & butterflies R around the flowers. It is time to wake up & give a big yawning & say gd morning to u.

Tạm dịch: Mặt trời đã hé rạng đằng đông và những con chim đang ca hót vui vẻ. Bươm bướm đang bay lượn quanh những cành hoa. Đã đến lúc dậy và ngáp một cái thật to nào. Chúc buổi sáng tốt lành em lười của anh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Câu Chuyện Ở “Lò Bát Quái” Chí Hòa (Kỳ Cuối): Lễ Truy Điệu Bác Hồ Tại Khám Chí Hòa Ngày 7/9/1969 trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!