Cập nhật nội dung chi tiết về Nhà Thờ Giáo Xứ Biên Hòa mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vị trí
Đông giáp xứ Tân Mai và Bình Hải; Tây giáp Sông Đồng Nai; Nam giáp xứ Nghĩa Sơn; Bắc giáp xứ Tân Triều.
Diện tích: 37,49 km2
Dân số: 183.000 người – 4.296 gia đình công giáo, gồm 14.389 giáo dân – Tỷ lệ: 7,86%
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1861, một số giáo dân quy tụ tại khu đất gần chợ Biên Hòa ngày nay và hình thành Giáo điểm truyền giáo.
Hai năm sau – 1863, Giáo xứ Biên Hòa được thành lập và Cha Creuse (Cha Nhiệm) được bổ nhiệm làm chánh xứ tiên khởi. Cùng năm, Cha Nhiệm và cộng đoàn Biên Hòa dựng một nhà thờ nhỏ gần bờ sông Đồng Nai để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Về sau, chính quyền Pháp lấy khu đất đó để xây tòa hành chánh và đổi cho Giáo xứ một khu đất khác phía bên trong là vị trí ngôi thánh đường hiện nay.
Năm 1865, Cha Legrand (Cha Cao) đến phụ trách Giáo xứ Biên Hòa và tiếp tục nâng đỡ đời sống thiêng liêng cho cộng đoàn. Năm năm sau, Cha Errard (Cha Ý) về thay thế Cha Cao và Cha Ý cùng cộng đoàn xây dựng nhà thờ bằng gạch ngói và khánh thành ngày 12.11.1872.
Qua các thời quý Cha quản xứ, các sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn Giáo xứ Biên Hòa dần đi vào ổn định và đời sống đức tin ngày càng lớn mạnh. Năm 1966, Cha Tôma Nguyễn Văn Sum về coi sóc Giáo xứ. Cha Tôma và cộng đoàn Biên Hòa lần lượt khởi công xây dựng và khánh thành nhà xứ với diện tích 216m2 (1968) và nhà thờ với kích thước 24m x 40m (1991).
Năm 1998, Cha Philipphê Lê Văn Năng thay thế Cha Tôma phụ trách Giáo xứ Biên Hòa. Cha Philipphê và cộng đoàn trùng tu các cơ sở của Giáo xứ. Mười năm sau, Cha Philipphê cùng với cộng đoàn lần lượt khởi công xây dựng nhà thờ, nhà xứ mới và khánh thành ngày 13.10.2010.
Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Philipphê, cộng đoàn Giáo xứ Biên Hòa đã phát triển về mọi phương diện trong niềm tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Linh mục quản xứ:
Cha Creuse (1861- 1865) Cha Legrand (1865) Cha Errard (1870) Cha Louvet (1874) Cha Lallemant (1880) Cha Renier (1887) Cha Sidot (1889) Cha Dufi (1900) Cha Akermann (1905) Cha Simon (1915) Cha Vàng (1936) Phêrô Nguyễn Vĩnh Tiên (1938) Andrê Nguyễn Văn Đại (1941) Phêrô Nguyễn Thanh Thời (1945) Tôma Nguyễn Văn Thạnh (1947) Giacôbê Nguyễn Hữu Trí (1953) Martinô Hiển (1964) Tôma Nguyễn Văn Sum (1966-1998)
Linh mục đương nhiệm: Philipphê Lê Văn Năng (1998 -)
Cha Phó: Phêrô Nguyễn Quang Khương
Đaminh Nguyễn Thứ Trưởng
Ban Hành Giáo nhiệm kỳ 2009 – 2013
Thánh bổn mạng: Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ (29.06)
Ngày chầu lượt: CN XXXI TN
Dòng tu trong Giáo xứ hiện nay : Dòng Phaolô – Tu viện Thánh Phaolô Biên Hoà
Thống kê:
Nguồn : Website GP Xuân Lộc
Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Chí Hòa
Lịch Thánh lễ Thứ 7: Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật:
Lịch Lễ ngày thường và thông tin bổ xung về lịch lễ, sinh hoạt
I. THÁNH LỄ 1. Chúa Nhật: Nhà thờ có 7 Thánh Lễ
Buổi sáng:
Lễ nhất: 5 giờ
Lễ nhì: 6 giờ 30
Lễ ba: 8 giờ
Lễ tư: 9 giờ 30 (dành cho hôn phối)
Buổi chiều:
2. Ngày thường: Có 2 Thánh Lễ
Sáng: 5 giờ
Chiều: 17 giờ 30 (Chiều thứ bảy lễ Chúa nhật)
Sau lễ sáng – chiều:
Thứ tư viếng đài Thánh Giuse
Thứ bảy viếng núi Đức Mẹ
II. GIẢI TỘI
Sau lễ sáng các ngày trong tuần (trừ thứ hai)
15 giờ 30 – 17 giờ: thứ năm và thứ bảy hàng tuần
Lễ trọng và đặc biệt: sẽ thông báo sau
III. CHẦU PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA
Mỗi ngày đặt Mình Thánh Chúa từ sau lễ sáng đến 16 giờ 30, trừ chiều thứ bảy và Chúa Nhật
Sau lễ chiều mỗi thứ năm đầu tháng, cộng đoàn chầu phép lành Mình Thánh Chúa.
IV. ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ (trừ mùa Vọng và mùa Phục Sinh)
19 giờ 30 thứ sáu đầu tháng tại quảng trường Đức Mẹ La Vang
V. GIỜ KINH KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
14 giờ 00: các ngày trong tuần, trừ chiều thứ bảy và Chúa Nhật
15 giờ 00: Thánh lễ mỗi thứ năm đầu tháng
VI. ĐỀN TẠ TRÁI TIM VẸN SẠCH ĐỨC MẸ
Tại Nhà Thờ, lúc 12 giờ trưa, vào ngày 13 mỗi tháng (trừ Chúa Nhật): Suy niệm kinh Mân Côi
Tại quảng trường Đức Mẹ La Vang: 19 giờ hằng ngày lần hạt Mân Côi
VII. VIẾNG ĐẤT THÁNH CÁC LINH MỤC VÀ NHÀ CHỜ PHỤC SINH
19 giờ 30 thứ hai hàng tuần
19 giờ 30 thứ hai đầu tháng, Thánh lễ tại Nhà Chờ Phục Sinh
Đôi nét về Nhà thờ Giáo Xứ Chí Hòa
Địa chỉ 149 Bành Văn Trân, phường 7, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Họ đạo được chính thức thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1890 với tên Thạnh Hòa, gồm có 100 giáo dân, do linh mục Jean Génibrel (Thượng) (cha sở Tân Định) phụ trách.
Thánh đường đầu tiên cũng là thánh đường hiện tại, được Đức cha Mão (Mossard) xây vào năm 1890 (khánh thành ngày 7 tháng 10 năm 1890) trên khu đất do ông Huyện sĩ Lê Phát Đạt dâng cúng, khu đất này rộng tới 600 mẫu. Cũng năm đó, một số giáo dân ở Họ Đạo bên cạnh sát nhập vào nên bổn đạo lên tới 700 người và linh mục Phêrô Nguyễn Thông Lý được đặt làm cha sở đầu tiên.
Nhà Thờ Giáo Xứ Vinh Thanh
Địa chỉ : Ttr. Lagi, Hàm Tân, Bình Thuận
Chánh xứ : Linh mục Antôn Lê Minh Tuấn (29/1/2015) Phó xứ : Linh mục Augustinô Nguyễn Công Trứ (29/1/2015) Tel: 0623. 843682 Năm thành lập 1965 Bổn Mạng THÁNH ANRÊ (30/11) Số giáo dân 2651
Lược sử Giáo xứ Vinh Thanh
Giáo xứ Vinh Thanh được hình thành do cao trào di cư năm 1954. Năm 1954, Cha già Thủy và cha già Bang đem một số giáo dân gốc Vinh đến vùng Lagi, Tỉnh Bình Thuận và lập 3 trại định cư: Vinh Tân, Vinh Thanh và Thanh Xuân. Sau đó, Cha già Bang thấy đất cát khó sống nên đem một số dân nhà nông lên Buôn Mê Thuột lập trại Trung Hòa. Số còn lại làm nghề biển lập thành một họ lẻ Vinh Thanh, thuộc xứ Vinh Tân.
Đến năm 1965, số giáo dân khá đông, 1200 nhân danh và có cơ sở đầy đủ nên Đức Cha Piquet Lợi đã cho thành lập Giáo xứ.
Các Linh mục phụ trách Giáo xứ:
– Phêrô Nguyễn Viết Khai 1965-1971
– F.X Trần Xuân Lại 03.1972-04.1972
– Malakia Dương Văn Minh 12.1973-01.1974
– Philipphê Lê Trọng Phan 1975-1994
– J.B. Trần Xuân Long 1994…………
Cơ sở vật chất:
Ngay từ khi thành lập, Giáo xứ đã có một nhà thờ xây (1963) và sau này được trùng tu (1991). Một trường học gồm 03 phòng, một nhà xứ lợp tole, một phòng hội (nay biến thành nhà kho), một công trường Anrê có đặt tượng Thánh Quan Thầy Xứ Anrê, một Đài Đức Mẹ ở họ Maria và một nghĩa trang. Năm 1996, Nhà xứ đã được xây lại hai tầng lầu bêtông kiên cố. Nhà trường cũng được lên lầu để có thêm phòng học.
Giáo xứ hiện có 01 Linh mục, 02 Tu sĩ nam, 05 Tu sĩ nữ và 06 Thỉnh sinh.
Giáo xứ đa số là đạo gốc, nên đời sống đức tin khá vững. Tuy nhiên cũng có một số liệt vào hạng khô đạo, một số lớn, nhất là những người cao tuổi, thường giữ đạo hơn là sống đạo.
Văn hóa:
Vì là dân biển và nông, lại nghèo nên trình độ văn hóa vào hạng Tiểu học. Tuy nhiên sau năm 1975, nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống hằng ngày, các bậc cha mẹ đã quan tâm nhiều hơn đến việc học của con cái vì vậy trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao nhất là ở giới trẻ.
Nghề nông và nghề biển tùy thuộc nhiều vào may mắn, rủi ro và ngày càng khó làm ăn. Hàng năm Giáo xứ có lịch trình ủy lạo người nghèo và bệnh tật trong xứ vào dịp tết và các lễ lớn. Giáo xứ cũng rất lưu tâm giúp đỡ các học sinh nghèo.
Tông đồ và truyền giáo
Giáo xứ Vinh Thanh là một xứ không toàn tòng (trung bình một nhà đạo, hai nhà lương). Vì thế, việc truyền giáo là rất quan trọng và cần thiết. Trong xứ cũng đã lập được 08 đoàn thể và thiện hội để giúp việc xứ và lo việc truyền giáo. Tuy nhiên, việc truyền giáo vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì định kiến và gương xấu. Hằng năm có chừng mươi người trở lại, nhưng đa phần là để lập gia đình.
Địa chỉ liên hệ: F. PHƯỚC LỘC – THỊ XÃ LA GI – BÌNH THUẬN Điện thoại:0623. 843682 Năm thành lập: (1965) Số giáo dân hiện nay: (2651) Bổn mạng và ngày lễ: THÁNH ANRÊ (30/11)(ngaylemung)
Nhà Thờ Giáo Xứ Xóm Chiếu
Chánh xứ: Linh mục Giuse M. Đoàn Văn Thịnh (11/2011) Phó xứ : Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Danh (7/2015) Phụ tá : Linh mục Vinhsơn Mai Xuân Vinh (6/2016)
Giáo Xứ Xóm Chiếu thành lập vào năm 1856, Giáo Xứ có một Nhà Thờ với niên đại hơn 100 năm, được xây dựng theo trường phái kiến trúc Pháp – Nhật. Nhà thờ cao 30 mét, diện tích xây dựng 500m2 nằm trong khuôn viên rộng 3ha.
Năm thành lập: 1856 Năm xây dựng nhà thờ: 1924 Bổn mạng Giáo xứ: Thánh Phêrô và Phaolô
Giáo họ Rosa: Hẻm B111, Xóm Chiếu, P.16, Q.4 Bổn mạng giáo họ: Đức Mẹ Mân Côi – Thánh lễ CN lúc 5h30′- Thánh lễ sáng thứ hai 5h30′.
Giáo họ Thánh Tâm: 166/105 Đoàn Văn Bơ, P.14, Q.4 Bổn mạng giáo họ: Thánh Tâm Chúa Giêsu – Thánh lễ CN lúc 6h- Thánh lễ sáng thứ tư, sáu lúc 5h30′.
Giáo họ Tân Hội: 448/2 Nguyễn Tất Thành, P.18, Q.4 Bổn mạng giáo họ: Thánh Antôn Pađôva Thánh lễ CN lúc 18h- Thánh lễ chiều thứ ba, năm, bảy lúc 18h. Năm thành lập: 1958 Năm xây dựng: 1957
Vào tháng 9/1858 khi tàu chiến Pháp đánh chiêm cửa Hàn, Vua Tự Đức ra lệnh cho quan quân bách hại bổn đạo, hơn nữa. Đến đầu năm 1859 Đức Cha Dominique Lefebre Ngãi (1844-1864) đang ẩn tại Thị Nghè Ngày 11/ 02 / 1859 khi nghe tàu chiến Pháp vô tới Cần Giờ , quan ra lệnh cho binh lính vây khắp vùng Thị Nghè bắt cho được Đức cha Dominique Lefebre . Đêm 12 / 02 / 1859 giáo dân bí mật đưa Đức cha Dominique Lefebre chạy trốn qua Rạch Bàng ( Xóm Chiếu) , ngài ẩn náu nơi bụi bờ , chịu đói , khát trong ba ngày vì giáo dân không ai dám lui tới đem cơm nước cho ngài .
Đêm 15 / 02 / 1859 , ông Tổng Thế ở miệt Rạch Bàng ( lúc đó chưa có chức phận gì), lợi dụng lúc trăng mờ chèo ghe ra chỗ bụi Đức cha Dominique Lefebre đang ẩn núp , xin chở ngài đi trốn nơi khác. Ngài đồng ý . Thế là Đức cha Dominique Lefebre nằm dưới ghe , ông Thế lấy một chiếc chiếu phủ khắp thân thể ngài . Ông Thế mặc áo lính An Nam chèo ghe đi ngang qua mấy lính gác , họ kêu ghe ghé lại . Lúc đó ông Thế lên tiếng trả lời : ” Ghe đưa lính bệnh về nhà , không có chi mà ghé cho mất công” . Thế là họ cho ghe đi luôn . Ra tới Vàm Sông Cái , ông Thế mừng lắm vì đã thoát được mấy chỗ hiểm nghèo . Lúc đó ông Thế an tâm thả trôi ghe mà nghỉ tay . Sau một hồi lâu , ông Thế thấy bóng ba chiếc tàu lớn neo giữa sông , dưới tàu binh lính đang canh gác nghiêm ngặt . Khi thấy bóng dáng chiếc ghe còn ở xa , lính tàu lên tiếng hỏi : ” Ghe ai đi đó ? ” Ông Thế không hiểu tiếng Pháp nên cứ để ghe đi tới . Lúc đó Đức cha Dominique Lefebre mệt nên cũng không nghe chi cả . Lính tàu hỏi mà không thấy trả lời , lại cứ cho ghe đi tới liền giương súng bắn ghe một phát. Ông Thế hoảng hồn kêu Đức cha Dominique Lefebre dậy. Ngài liền cố hết sức hát một câu hát mà lính thuỷ thủ Pháp ai cũng biết. Nghe tiếng hát lạ quá sức nên quan tàu bước ra và hỏi : ” Ai đó ?” . Đức cha Dominique Lefebre trả lời : ” Tôi là Giám mục Sài Gòn đến xin đỗ nhờ dưới tàu các ông” . Tức thì quan cho ghe đi tới và mời Đức cha Dominique Lefebre bước lên tàu . Mọi người mừng rỡ và đón tiếp Đức cha rất tử tế . Đức cha Dominique Lefebre xin ông Thế ở lại với ngài . Sau này nhà nước Pháp đã phong cho ông Thế chức Cai tổng để thưởng công ông.
Sáng 17/02/1859 ba chiếc tàu Pháp lấy mấy đồn ở Vàm Sông Cái. Qua ngày 18/02/1859 kéo binh lấy thành Saigòn rồi ba chiếc tàu trở xuống đậu ngang Xóm Chiếu. Lúc đó Đức Cha Dominique Lefebre lên ở tại Xóm Chiếu ( Rạch Bàng), nơi nhà ông Tổng Hai là người ngoại đã chạy giặc và bỏ nhà hoang. Thời điểm này có khoảng 40 giáo dân chạy trôn từ Rạch Thày Tiêu ( xa Xóm Chiếu chừng 4 giờ) ra Rạch Bàng gần đồn Cá Trê. Đức Cha Dominique Lefebre dạy tập trung bổn đạo lại một nơi, lấy nhà kẻ ngoại chạy giặc bỏ không mà ở, lựa một nhà lá rộng rãi làm nhà thờ tạm. Tiếp đó Đức Cha Dominique Lefebre đặt Cha Phêrô Nguyễn Văn Tuyết làm cha sở đầu tiên của Họ Xóm Chiếu ( lúc đó nhà thờ ở Rạch Bàng). Thời gian ngắn sau đó có vài chục người ngoại trở lại đạo Công giáo. Cha Gabriel Nguyễn Khắc Thành vừa mới được thụ phong linh mục cũng được sai về Nhà Thờ Xóm Chiếu ở cùng với Đức Cha Dominique Lefebre và Cha Phêrô Tuyết
Thời điểm này giáo dân ở mấy xứ xa Sài gòn bị bách hại nặng nề. Đức Cha Dominique Lefebre xin quan Pháp cho tàu lớn chạy lên phía Thủ Đức , Lái Thiêu , Búng rước bổn đạo về Sài Gòn . Tàu chạy về neo ngay Vàm Bến Nghé , bổn đạo lên Bờ Kẻ qua Thủ Thiêm , người qua Xóm Chiếu . Có ông trùm Tràng và ông câu Lầu ở Chợ Quán ra đây trước hướng dẫn bổn đạo mới tới ở tại nhà của kẻ ngoại chạy giặc bỏ hoang.
Tiếp đến giáo dân xin Đức Cha Dominique Lefebre lấy cái Miễu Thần Hoàng sửa lại làm nhà thờ Xóm Chiếu, đã thêm hai cánh nên gọi nhà thờ này là nhà thờ Thánh Giá, có làm thêm lầu chuông. Khi sửa nhà thờ Thánh Giá xong, Đức Cha Dominique Lefebre cùng các cha ở nhà thờ tạm Rạch Bàng đã dời nhiệm sở qua nhà thờ Thánh Giá. Trong một thờ gian ngắn. Nhà thờ Thánh Giá được xem như Nhà thờ Chánh Toà (Cathédrale) và là nhà thờ thứ hai của Giáo xứ Xóm Chiếu
Ngày 21/09/1861 Đức Cha Dominique Lefebre đặt Cha Charles Ferdimand Herrengt ( Cha Nhơn) làm cha sở Xóm Chiếu. Thời điểm này số giáo dân Xóm Chiếu là 2000 người. Phụ giúp Cha Herrengt có Cha Jean Barou (Cha Ba). Ngày 20/06/1863 Cha Herrengt qua đời vì bệnh dịch tả. Đức Cha Dominique Lefebre bổ nhiệm Cha Julien Thiriet làm cha sở Xóm Chiếu từ giữa năm 1863 đến năm 1866 lúc này số giáo dân giảm xuống còn 1500 người
Năm 1866 Cha Julien Thiriet được bổ nhiệm làm giáo sư sau làm bề trên Đại Chủng viện và Đức Cha Jean Claude Miche đã bổ nhiệm Cha Jean Claude Roy (Cha Tư) làm cha sở Xóm Chiếu. Lúc này nhà thờ Thánh Giá đang hư lần lần, bổn đạo tập trung ở gần Đồn Cá Trê đông hơn, nên năm 1868 Cha Jean Claude Roy đã cho dỡ Nhà thờ Thánh Giá, cất lại nhà thờ mới ngay chỗ hiện nay. Đây là ngôi nhà thờ thứ ba của Giáo xứ Xóm Chiếu .
Năm 1874 Đức cha Fr. Joseph Colombert ( 1873-1894 ) đã bổ nhiệm Cha Lucien Henri Joseph Raimbaud ( Cha Phi ) làm cha sở Nhà thờ Xóm Chiếu . Đến ngày 12/ 02 / 1885 ngài bị trúng gió và qua đời tại Nhà Thờ Xóm Chiếu .Làm phó cho Cha Raimbaud có Cha André Lê Phước Bửu và Cha Gabriel Trần Tử Lại .
Năm 1885 Cha Phêrô Nguyễn Linh Dược được bổ nhiệm làm cha sở đến năm 1914 thì Đức cha LucienE. Mossaid ( 1899 – 1920 ) đã bổ nhiệm làm Cha André Nguyễn Phương Đoài tiếp tục công việc của Cha Phêrô Dược.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhà Thờ Giáo Xứ Biên Hòa trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!