Cập nhật nội dung chi tiết về Nhà Phật Không Có Nghi Lễ Cúng Sao Giải Hạn mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cúng sao đã trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt nhưng chuyện sao xấu, sao tốt thì quan niệm mỗi người dân ở mỗi nơi và của Đức Phật lại không “đồng nhất”.
Chùa thị xô đẩy, chùa làng vắng hoe
Những ngày “đầu mùa” dâng sao giải hạn, dường như các ngôi chùa ở thành thị lúc nào cũng tấp nập, ồn ào và muôn kiểu lễ bái. Tận dụng những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều người dân đã đổ xô lên chùa cầu an đồng thời xem bảng tính sao chiếu mệnh và đăng ký dâng sao giải hạn đầu năm mới.
Thực tế là trong khuôn viên của nhiều nhà chùa đã bố trí nhiều bàn phục vụ đăng ký dâng sao, niêm yết bảng sao xấu cần phải giải hạn, “công khai” lịch dâng sao cụ thể cũng như mức chi phí cần đóng góp.
Lượng người đến đăng ký lên hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người như ở chùa Phúc Khánh, chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ… gây nên cảnh tắc nghẽn giao thông quanh khu vực các chùa, phủ ấy. Nhiều người dân sợ “hết chỗ” đã đăng ký giải hạn từ trước Tết.
Ngược với chùa ở trong nội thành thì các ngôi chùa ở làng quê vào “mùa” giải hạn vẫn yên ắng, không ồn ào, náo nhiệt. Thi thoảng có vài người dân ở làng hoặc khách thập phương đến vãng cảnh chùa và lễ bái trước cửa Tam Bảo.
Đến chùa Sủi (huyện Gia Lâm), chùa Sùng Khánh (quận Long Biên), chùa Đức Diễn (huyện Từ Liêm) vào những ngày dâng sao giải hạn, bàn đăng ký giải sao vẫn vắng hoe, những người ngồi ghi sao khá rảnh rỗi vì cả ngày chỉ lác đác vài người đến đăng ký.
Theo thông lệ thì vào ngày mùng 8 Tết là khóa lễ giải sao xấu La Hầu nhưng cũng chỉ có vài chục người dân chủ yếu vẫn là những người sống gần chùa làng đến đăng ký giải sao.
Bất kỳ ai cũng có thể hiểu Phật ở chùa nào cũng là hiện thân của đức Phật!.
Đức Phật… không vẽ ra “sao”
Theo lời Phật dạy trong Pháp Tứ Y: “Y cứ theo kinh liễu nghĩa, chẳng y cứ theo kinh không liễu nghĩa” thì không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cả.
Tuy vậy, vẫn có một số ít chùa, nơi người dân chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải (gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng) tổ chức các khóa lễ để cầu an, lấy niềm tin là chính.
Tại những khóa lễ này bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Bởi vì tất cả họa và phúc mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.
Bảy ngôi sao, chín ngôi sao hay mười ngôi sao là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Ngài dạy chúng ta về nhân quả. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến.
Tương tự như vậy, mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành.
Nhà Phật có câu: “Muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”.
Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, không có ngày nào tốt mà cũng không có sao hạn, sao tốt. Chính vì vậy ngày tốt, ngày xấu, sao xấu, sao tốt là không có cơ sở, chỉ do con người bày ra mà thôi.
Theo cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ, trong sách của đạo Phật không có nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình: “Trong chân lý nhà Phật không có việc giải hạn các sao. Người ta gọi như vậy thì nhà chùa tôn trọng, không ảnh hưởng gì cả. Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Ở tòa Tam Bảo, nhà chùa làm hoa quả, hoa nghi cúng Phật, có cái gì thì dâng lên chứ không có nghi thức gì khác cả. Từ giải sao là cho dễ hiểu chứ không có lễ giải sao nào cả”.
Giáo Lý Nhà Phật Không Dạy Xem Tử Vi, Cúng Sao Giải Hạn
Nhiều ý kiến cho rằng cúng sao giải hạn đang bị hiểu sai, bị lạm dụng. Không ít con nhang, đệ tử quẳng tiền bạc và thời gian vào những khóa lễ chẳng khác gì hối lộ với thần linh.
Chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội), trong những ngày đầu xuân lúc nào cũng đông nghìn nghịt người. Sân chùa không đủ chứa xe, người dân quanh đó “khoanh vùng” luôn một dãy phố Tây Sơn, trưng biển trông giữ xe máy dài cả cây số.
Ngày rằm tháng Giêng, tại ngôi chùa này có rất đông người dân xếp hàng làm lễ. Với khuôn mặt mệt mỏi, mồ hôi nhễ nhại vì chen lấn, chị Nguyễn Thị Hoa (sinh năm Quý Sửu 1973) đi giải sao cho chồng (sinh năm Tân Hợi 1971) tâm sự: ” Tôi xem sách tử vi thấy nói chồng năm nay mang sao xấu nên phải đi đến chùa làm lễ giải hạn là để giảm bớt vận hạn.
Nhà neo người lại có con nhỏ nên chồng ở nhà trông cháu còn tôi đi một mình. Do lượng người đông đúc quá nên tôi phải xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ mới làm lễ xong”. Thầy cúng thành người môi giới “hối lộ”
Theo ghi nhận của PV, tại chùa Một Cột ước tính có hàng nghìn người tìm đến làm lễ cúng sao giải hạn. Thời tiết Thủ đô khá lạnh nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng đứng từ ngoài đường đến cổng chùa để khấn vái, cầu nguyện. Lực lượng cảnh sát đã được huy động đến đảm bảo trật tự trên các tuyến phố.
Tại đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc cũng tấp nập phật tử thập phương đến lễ bái. Rất khó tìm một chỗ đứng trong chính điện để làm lễ.
Dòng người đến dự lễ dâng sao giải hạn đứng tràn cả ra đường, nhà chùa làm lễ phải bắc loa ra đường để các thân chủ nghe được thầy chủ lễ xướng tên mình và tên thân nhân trong danh sách dài dặc. Có người chờ lâu quá, ngủ gật, xướng đến tên mình không nghe, sau lễ, thắc mắc ầm ĩ.
Tại nhiều chùa chiền, các cô đồng, thầy cúng còn bán cho các đệ tử những cuốn lịch tra cứu tử vi, bói toán cũng như hướng dẫn thể thức hành lễ cúng sao giải hạn với những tai ương – điềm lành mà các sao soi chiếu. Và dĩ nhiên, những tai ương đều có thể tan đi nếu chịu khó cúng sao giải hạn.
Ngoài lễ vật, các thân chủ phải bỏ tiền, “chùa vắng” thì vài chục nghìn đồng, “chùa đông” phải mất đến hàng trăm nghìn đồng. Mà nhà chùa không làm lễ cúng sao cho 1 người, đã làm là cúng cho cả trăm tín chủ. Còn muốn thầy đến nhà làm lễ thì cực khó.
Qua trò chuyện với PV, những người làm lễ cúng sao giải hạn bày tỏ rằng họ chấp nhận bỏ ra một khoản tiền, cúng một ít lễ vật để mua sự bình an, may mắn. Đã có không ít gia đình vì lo sợ trúng sao xấu mà tốn hàng chục triệu đồng làm lễ giải hạn.
Kèm theo đó là lực lượng giao tiếp trung gian của những ông đồng, bà cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy, thầy địa lý… mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa với đủ mọi kiểu dạng. Với mục đích thực dụng vụ lợi, vốn được xem như bản năng nguyên thủy của thế giới tâm linh, giờ đây việc cúng lễ trên chùa, đền, phủ, đình, điện, miếu dường như đã trở thành một thao tác mang đậm tính thương mại tín ngưỡng.
“Hối lộ” Phật…lỗ hổng lớn về tư duy
Các nhà chiêm tinh xưa cho rằng, mỗi năm mỗi người đều có 1 trong 9 sao chiếu. 9 vị sao này, Phạn ngữ gọi là Navagraha, Trung Hoa dịch là Cửu diệu, trong đó có 3 sao tốt gồm Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức; 3 sao xấu có La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch và 3 sao trung là Vân Hớn, Thổ Tú, Thủy Diệu. Những ai trúng vào sao xấu chiếu mạng thì phải cúng giải hạn mới… hết hạn.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, Thượng tọa Thích Quảng Tùng, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hải Phòng thẳng thắn chia sẻ: “Trong giáo lý nhà Phật không hề bao gồm việc cúng dâng sao giải hạn. Chủ yếu đó là quy luật nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Mọi sự thành bại của con người là do duyên nghiệp báo và công đức tu tập từ chính mỗi cá nhân tạo ra. Nếu quá mê muội mà cho rằng, cứ cúng sao thì có thể giải hạn được thì đó là một sự ngộ nhận sai lầm”.
Qua thực tế ghi nhận tại nhiều ngôi chùa, đầu năm người dân khắp nơi đến chen chúc, xếp hàng, bê trên tay những lễ lạt, mâm cao cỗ đầy cùng với đó là cơ man nào ngựa giấy, voi giấy, hình nhân thế mạng… để nhờ các thầy làm lễ cúng dâng sao giải hạn cho cả gia đình. Bản thân Thượng tọa Thích Quảng Tùng cho rằng, những hình ảnh này có lẽ không còn là hiện tượng mà đã quá phổ biến trong những năm gần đây.
Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu Phật học, Thượng tọa Thích Quảng Tùng bộc bạch: “Dường như một bộ phận người dân vẫn còn cuồng tín quá dẫn đến mê tín. Không phân biệt được đâu là tín ngưỡng dân gian, đâu là quan niệm Phật học. Tại sao cứ phải cúng lễ xa hoa lãng phí mà không tự tu tâm công đức, năng làm điều thiện. Nếu suy nghĩ thần Phật chịu để cho các phật tử “hối lộ” bằng vàng bạc, tiền mã thì đây là lỗ hổng lớn về tư duy”.
Cũng theo chia sẻ của vị trụ trì chùa Phúc Lâm tại Hải Phòng, thời đại ngày nay khi mà cuộc sống con người đã sung túc hơn thì lại xuất hiện lại tư tưởng “phú quý sinh lễ nghĩa”.
“Tôi thường xuyên nhắc nhở, góp ý với các phật tử khi tới chùa lễ về việc cúng giải hạn. Có một số người còn yêu cầu bằng được nhà chùa làm lễ dâng sao giải hạn cho nhưng tôi thẳng thắn phân tích và từ chối đáp ứng yêu cầu này. Nói rồi, họ cũng dần hiểu ra và đành phải mang đồ lễ về. Có người mua hàng mã, lễ lạt tốn kém đến cả vài chục triệu đồng nhưng cũng phải mang về nhà”, thầy Thích Quảng Tùng bày tỏ.
“Đầu năm thường là lễ cầu phúc, cầu quốc thái dân an, dân khang vật thịnh. Tùy vào nhân duyên, nghiệp báo mà sẽ có những kết quả tương ứng ở hiện tại và tương lai. Còn thực tế, vẫn còn rất nhiều người dân vẫn còn mê đắm vào vòng lẩn quẩn của các tín ngưỡng thờ cúng. Đi đâu cũng thấy lạm dụng, mua bán thần thánh. Tôi cho rằng, nếu cơ quan chức năng có những hành động quyết liệt, đúng đắn sẽ hạn chế được việc người dân tốn tiền của, thời gian vào việc cúng sao giải hạn mà mục đích chỉ giải quyết vấn đề tâm lý”, Thượng tọa Thích Quảng Tùng nói thêm.
Bên cạnh đó, Thượng tọa Thích Quảng Tùng cũng nhìn nhận, hiện tại có không ít người tự xưng là thầy cúng để làm dịch vụ cúng sao giải hạn thuê nhằm trục lợi trên sự cuồng tín của một bộ phận người dân mê muội. Thực ra, nghi thức cúng sao giải hạn này bắt nguồn từ Đạo Giáo của Trung Quốc và du nhập về Việt Nam. Để cúng theo đúng nguyên tắc cũng đòi hỏi phải có bài bản chứ không đơn giản, bát nháo như hiện nay.
“Chùa Phúc Lâm (Hải Phòng) mấy năm qua không tổ chức cúng sao giải hạn nhưng bà con họ vẫn làm ăn sinh sống ổn định, yên vui. Chúng tôi không cúng sao giải hạn cho bất cứ phật tử nào cả mà chỉ khuyên răn họ nên tư duy một cách đúng hướng, theo giáo lý nhà Phật”, vị Thượng tọa cho biết thêm.
Phật giáo không có lễ cúng sao giải hạn
Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho hay: “Trong các nghi lễ Phật giáo được quy định, không có lễ cúng sao giải hạn. Về giáo lý, Đức Phật hoàn toàn không nói về những ngôi sao chiếu mạng, Ngài chỉ dạy chúng ta về luật nhân quả. Muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”.
“Gieo nhân nào thì gặt quả đó, thành công hay thất bại trong đời người không do ai ban phát mà do chúng ta tạo nên từ trước. Tất cả đều do tâm, khẩu và ý của con người tạo ra, nhân duyên xấu do chúng ta tạo tất sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ quả tốt.
Sở dĩ trong nhà chùa có làm lễ cầu an đầu năm cho phật tử với mong ước gia đình quý phật tử được an lạc hạnh phúc, nhưng khi làm lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn. Mọi người hãy nghĩ đơn giản rằng, đầu năm đi lễ chùa để cầu an, hướng thiện là đủ rồi”, thầy Thích Chơn Thiện chia sẻ.
(Theo Gia Đình & Xã Hội)
Nghi Thức Cúng Sao Giải Hạn
(Thắp đèn đốt hương, đứng ngay ngắn, chắp tay ngang ngực, chủ lễ mật niệm)CHÚ TỊNH PHÁP GIỚI Án lam xoa ha. (3 lần)
CHÚ TỊNH TAM NGHIỆP Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)
(Quì ngay thẳng, cầm 3 cây hương dâng ngang trán, chủ lễ niệm)
CÚNG HƯƠNG Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề trọn đời giữ Đạo Theo tự tánh làm lành Cùng pháp giới chúng sanh Cầu Phật từ gia hộ Tâm Bồ Đề kiên cố Xa bể khổ nguồn mê Chóng quay về Bờ Giác(1 tiếng chuông, xá 1 xá)
CẦU NGUYỆN Đệ tử chúng con, nhân ngày ………………. một dạ chí thành, thiết lễ Cầu An, Nhương Tinh Giải Hạn, ngưỡng nguyện Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chư Đại Bồ Tát, cùng Thánh, Hiền, Tăng từ bi gia hộ cho Phật tử ………………………….. đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu trừ, thường được an lành, xa lìa khổ ách, và cùng pháp giới chúng sanh, một thời đồng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát tác đại chứng minh.(3 lần, 1 tiếng chuông, xá 1 xá)
KHEN NGỢI PHẬT Đấng Pháp Vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng Thầy dạy khắp trời, người Cha lành chung bốn loài Quy y tròn một niệm Dứt sạch nghiệp ba kỳ Xưng dương cùng tán thán Ức kiếp không cùng tận(1 tiếng chuông, xá 1 xá)
QUÁN TƯỞNG PHẬT Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn Lưới đế châu ví đạo tràng Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời Trước bảo tọa thân con ảnh hiện Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (1 tiếng chuông, xá 1 xá)
ĐẢNH LỄ Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo.(1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.(1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.(1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
TÁN DƯƠNG CHI Cành dương nước tịnh nhiệm mầu Rưới tắt muôn vàn cảnh khổ đau Chư Thiên mát mẻ, tâm thanh tịnh Nhân thế vui tươi, cảnh an nhàn Cam Lồ rưới khắp trần gian Lửa sân dứt sạch, sen vàng nở hoa.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát. (3 lần, 1 tiếng chuông)
CHÚ ĐẠI BI NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT(3 lần, 1 tiếng chuông)
Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, ta bà ha. Dả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.(1 tiếng chuông)
(Nếu có sớ, chủ lễ xướng rồi đọc, nếu không, bớt phần này)
XƯỚNG SỚ Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo. (3 lần, 1 tiếng chuông)
Như Lai tướng tốt Không thể nghĩ bàn Con nay, dâng sớ cầu an Cúi xin Phật Tổ lâm đàn chứng minh. (1 tiếng chuông, xá 1 xá)
BÀI CÚNG SAO GIẢI HẠN Chí Tâm Quy Mạng Lễ, Nam, Bắc, Đông, Tây, Trung Ngũ Đẫu, Châu Thiên Thất Thập Nhị Cung Thần, Nhị Thập Bát Tú Liệt Phương Ngung, Cữu Diệu Thất Tinh Chư Thánh Chúng, Đại Bi Đại Nguyện, Đại Thánh Đại Từ, Phật Quang Chủ Chiếu, Bổn Mạng Nguyên Thần, Đại Hạn, Tiểu Hạn Tinh Quân, Đại Vận, Tiểu Vận Tôn Thần, La, Kế, Nguyệt, Bột, Bàn Lâm Chủ Chiếu, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Đức Tinh Quân, Nguyện Tiêu Tai Chướng, Nguyện Giáng Kiết Tường, Tiêu Tai Xí Thạnh Quang Vương Phật.(3 lần, mỗi lần 1 tiếng chuông)
CHÚ TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm, a bát ra để, hạ đa xá, ta nẳng nẩm, đát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.(3 lần, 1 tiếng chuông)
CHÚ DƯỢC SƯ Nam mô bạt dà phạt đế bệ sát xã lu lô tích lưu ly, bát lặc bà hát ra xà dã, đát tha yết đế đa da, a ra hát đế, tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế xoa ha.(3 lần, 1 tiếng chuông)
Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết, Nghiệp chướng bao đời đều giải hết, Rửa sạch lòng trần, phát tâm thành kính, Đối trước Phật đài, cầu xin giải kiết. Dược Sư Phật, Dược Sư Phật. Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật.
Nam Mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. (3 lần, 1 tiếng chuông)
SÁM TIÊU TAI GIẢN HẠN Con nay dốc hết tâm thành Kính lạy Đức Phật Xí Thạnh Quang Vương Nếu con sắp bị tai ương Cúi xin chư Phật đoái thương giải nàn: La Hầu hay bị tai oan Tháng Giêng, tháng Bảy vô vàn điêu linh Con nguyền học Đạo sửa mình Sân si dứt sạch, Phúc Tinh phò trì. Thổ Tú, Thủy Diệu sầu bi Tháng Tư, tháng Tám thiếu gì nhiễu nhương Cúi xin Phật Tổ xót thương (1 tiếng chuông) Giúp cho con được gia đường bình yên Thái Bạch hết sạch cửa nhà Tháng Năm tan tác vào ra bực mình Khẩn cầu Cửu Diệu Thất Tinh Cứu con thoát khỏi điêu linh cửa nhà. Thái Dương tiền bạc kiếm ra Tháng Mười, tháng Sáu, cửa nhà bình an. Con hằng tâm nguyện vái van Cầu cho con được an nhàn thảnh thơi. Vân Hớn dù có nói chơi Tháng Hai, tháng Tám bị lời thị phi Con nguyền học Đạo Từ Bi Nhớ lời Phật dạy, khắc ghi vào lòng. Kế Đô gia thất long đong Tháng Ba, tháng Chín, xa chồng xa cha Khấn cầu Đức Phật Thích Ca, Quán Âm phò hộ cửa nhà bình yên. Thái Âm, mười một truân chuyên Tháng Chín tốt đẹp, của tiền khá ra Khuyên người theo chánh bỏ tà Trau giồi đức hạnh, mới là chân tu. Mộc Đức, bổn mạng không xui Tháng Chạp, phúc lộc, hưởng vui thanh bình.(1 tiếng chuông) Gắng lo bố thí phóng sinh Để cho hết thảy gia đình bình an. Nguyện cho Đại Hạn tiêu tan Tiểu Hạn hết sạch, an nhàn thảnh thơi. Nguyện cho con được đời đời Hành Bồ Tát Đạo, cứu người lầm than.(1 tiếng chuông)
NGUYỆN AN LÀNH Nguyện ngày an lành đêm an lành, ngày đêm sáu thời luôn an lành, tất cả thời gian luôn an lành, ngưỡng mong Bổn Sư ban an lành.(1 tiếng chuông) Nguyện ngày an lành đêm an lành, ngày đêm sáu thời luôn an lành, tất cả thời gian luôn an lành, ngưỡng mong Tam Bảo giúp an lành.(1 tiếng chuông) Nguyện ngày an lành đêm an lành, ngày đêm sáu thời luôn an lành, tất cả thời gian luôn an lành ngưỡng mong Hộ Pháp giúp an lành.(1 tiếng chuông)(Niệm mỗi câu dưới đây 3 lần, 1 tiếng chuông) Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát. Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát. Nam Mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.
HỒI HƯỚNG Cầu an công đức, hạnh nhiệm mầu Thắng phước bao nhiêu con nguyện cầu Tất cả chúng sanh trong pháp giới Hướng về Phật Pháp tỏ Đạo mầu. Nguyện cho ba chướng tiêu tan Phiền não dứt sạch, huệ căn sáng ngời Nguyện cho con được đời đời Hành Bồ Tát Đạo cứu đời lầm than. Nguyện đem công đức lành Đệ tử hướng tâm thành Cầu cho khắp chúng sanh Đều chứng thành Phật quả.(1 tiếng chuông)
PHỤC NGUYỆN(Chỉ chủ lễ phục nguyện) Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát tác đại chứng minh.(1 tiếng chuông, xá 1 xá) Tam Bảo chứng minh oai thần hộ niệm, hôm nay đệ tử chúng con, một dạ chí thành, trì tụng kinh chú, xưng tán Hồng Danh, Nhương Tinh Giải Hạn, cầu nguyện cho Phật tử:……………… Pháp danh:………….. đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu tan, tật bệnh bình an, thân tâm thường lạc, gia đình thịnh đạt, quyến thuộc khương ninh, và pháp giới chúng sanh, đều trọn thành Phật quả.(1 tiếng chuông)
(Đồng niệm) Nam Mô A di Đà Phật.
TAM QUY Con nương theo Phật, cầu cho chúng sanh Tin chắc Đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Con nương theo Pháp, cầu cho chúng sanh Thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển.(1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Con nương theo Tăng, cầu cho chúng sanh Kính tín hòa hợp, tất cả không ngại. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Có Nên Cúng Sao Giải Hạn ?
Cúng sao, giải hạn là mê tín dị đoan
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”. Dân gian lại có câu “Nam La Hầu, Nữ Kế Đô”, “Thái Bạch hết sạch cửa nhà”,… khiến cho người xem “sao” phải lo lắng, hoang mang khi trong năm đón nhận một vì “sao” không tốt.
vào tình trạng bi đát, “tiền mất tật mang”. Vì mang tâm trạng hoảng sợ nên nếp sinh hoạt và làm việc của những người này bị ảnh hưởng xấu, khi gặp điều không như ý càng làm cho lòng tin vào những lời “phán” của ông thầy bói trở nên mạnh mẽ. Do đó, chúng ta cần có nhận thức rõ ràng về hình thức ” Cúng Sao Giải Hạn ” trong những ngày đầu năm.
Cho nên phải thấy rằng, “sao” là một khối vật chất thì chúng ta không thể nào cầu xin được cái gì ở nó cả. Ví dụ một chất dầu đổ trên mặt nước sẽ nổi. Bây giờ chúng ta đến để cầu nguyện cho những mảng dầu ở trên mặt nước đó chìm xuống đáy có được hay không? Chắc chắn là không. Lại có một khối đá rơi xuống sông và chìm dưới đáy, chúng ta đến đó để cầu nguyện cho khối đá nổi lên thì có thể nổi được hay không? Cũng không thể nào nổi được. Bởi vì đá là những khối vật chất, mà vật chất thì vô tri vô giác, không cảm nhận được những gì mà chúng ta cầu nguyện, mong muốn. Chỉ có thần linh mới có thể cảm nhận hay nghe được, mà những ngôi sao đó lại không phải là thần linh. Trên thực tế, thần linh còn không thể ban phước hay giáng họa cho ai, huống chi những ngôi sao không phải là thần linh thì không thể nào tiếp nhận được lời cầu nguyện của mình, cũng như không thể ban phước hay giáng họa được.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhà Phật Không Có Nghi Lễ Cúng Sao Giải Hạn trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!