Đề Xuất 3/2023 # Người Khó Quên Nhất Không Phải Người Yêu, Cũng Chẳng Phải Mối Tình Đầu… # Top 11 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 3/2023 # Người Khó Quên Nhất Không Phải Người Yêu, Cũng Chẳng Phải Mối Tình Đầu… # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Người Khó Quên Nhất Không Phải Người Yêu, Cũng Chẳng Phải Mối Tình Đầu… mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mà là…

Trên thế gian này, có một số việc cần phải đợi, ví như đồng hồ báo thức reo vào buổi sáng, tàu điện ngầm để đi làm, bữa cơm trưa đặt ngoài,… Song cũng có rất nhiều chuyện không đợi nổi, ví như pháo hoa rực rỡ, cầu vồng thoáng qua, và cả người từng yêu sâu đậm nhưng lại dễ dàng mất đi và mãi mãi chẳng thể tìm về.

Hồi trước có một topic tên là “Hoa Thần Vũ tỏ bày trên sân khấu” lên hotsearch, khiến rất nhiều netizen bàn luận và bày tỏ sự đồng cảm. Thời còn học đại học, Hoa Thần Vũ và một một cô gái từng rất yêu nhau. Nhưng vì một số nguyên do mà sau khi chia tay, Hoa Thần Vũ mãi chẳng thể nguôi ngoai. Thậm chí nhiều năm về sau, tại một chương trình, khi nhớ về chuyện cũ, anh cũng không kìm được mà đỏ ửng vành mắt.

Nhiều netizen từng xem video đó đều cảm động trước câu chuyện của Hoa Thần Vũ, lại nhớ về chuyện của chính bản thân bèn cảm khái thốt lên rằng:

“Nếu khi đó tôi cố thêm chút nữa thì có lẽ chúng tôi đã không chia tay…” “Cô gái mà tôi thích tốt lắm, quả thật rất rất tốt.” “Tôi vừa đi dự đám cưới của bạn gái cũ vào tuần trước, cũng chẳng biết nên nói gì, thôi thì chúc phúc cô ấy vậy.”

Những kỷ niệm của netizen đều xoay quanh bản thân họ ở những tháng năm thanh xuân, và cả người mà họ từng bỏ lỡ khiến suốt đời này họ cũng chẳng thể nguôi ngoai. Nay đã trưởng thành, ngoại trừ thở than thì cũng chỉ đành lặng lẽ cất giấu sự nuối tiếc đó vào tận sâu đáy lòng.

Năm 2015, Hồ Ca làm khách mời cho show “Có hẹn với Lỗ Dự”, khi nhắc tới cô gái mà anh từng yêu là Tiết Giai Ngưng thì vừa gạt lệ vừa tỏ bày rằng: “Cô ấy thực sự rất tốt”. MC Lỗ Dự cố tình khơi dậy câu chuyện nên lại nói tiếp: “Hiện tại luôn là thời điểm tốt nhất.”

Hồ Ca hiểu ý đối phương nhưng cũng chỉ im lặng mấy giây rồi cúi đầu không đáp. Song ai có thể biết được rằng, trong mấy giây im lặng đó bao gồm biết bao phấn khởi, bình thản, đau lòng, hối hận, tiếc nuối, kích động, tự hỏi và cuối cùng là từ bỏ? Có thể trong cuộc sống bình thường, mỗi chúng ta đều đối mặt với người cũ từng đánh mất, cũng từng có cả sự bối rối và đấu tranh tương tự, nhưng có người chỉ trải qua vài giây và cũng có người lại trải qua suốt nhiều năm ròng rã.

Thương Ương Gia Thố từng nói: “Người mà ta thích từ cái nhìn đầu tiên thì ta sẽ thích rất lâu rất lâu, ta đã buông cả đất trời này, nhưng chẳng thể nào buông bỏ được nàng.” Người mà bạn yêu nhất trong đời, không phải người yêu, không phải mối tình đầu, mà là người vốn có thể cùng bạn đi hết một đời, là người do bởi xuất hiện sai thời điểm nên mãi mãi chẳng thể tìm về.

Trong movie “Tạm biệt trạm Kim Hoa” có một câu thoại như sau: “Một ngày nọ, cậu bỗng nhớ tới một người, anh ấy từng khiến bạn hy vọng vào ngày mai, nhưng bản thân anh ấy lại không xuất hiện trong ngày mai đó của cậu.”

Nhiều năm trước, ca sĩ Trần Thăng từng tổ chức một concert mang tên “Năm sau em có còn thích tôi không?”, vé của concert này chỉ dành cho các cặp tình nhân, mỗi người giữ một tờ vé, khi hai tờ vé ghép lại được với nhau thì mới là hợp lệ. Mà yêu cầu duy nhất đặt ra là concert này sang năm mới tổ chức. Mới đầu, vé concert bán rất đắt hàng, các cặp đôi đều tin rằng mình và người ấy sẽ song hành cả đời. Song sang năm, lúc concert tổ chức thì khán đài lại trống rất nhiều vị trí. Hóa ra những biển cạn và đá mòn đã từng đó đều chẳng thể chịu nổi sự tấn công của tháng năm. Sự thật bị bóc trần ngay tại concert và câu chuyện đã xảy ra với Trần Thăng vẫn mãi mãi không có điểm ngừng.

Từng có một ca khúc đã được hát suốt 19 năm trong thời đại âm nhạc đầy nhiễu nhương. Nó không phải là âm thanh của đất trời, cũng chẳng được lanh lảnh học thuộc lòng, nhưng lại là ca khúc mà ai đi karaoke cũng hát. Bài hát đó do Lưu Nhược Anh dành tặng cho người thầy Trần Thăng yêu mà không có được của mình: “Sau này”.

Năm 1991, vừa tốt nghiệp, Lưu Nhược Anh đã đến studio của Trần Thăng làm trợ lý. Trong công việc, Trần Thăng đã giúp đỡ cô bé trà sữa “ngọt mà không ngấy” này rất nhiều, anh giúp cô sáng tác, dạy cô làm âm nhạc, thậm chí đưa cô vào giới phim ảnh. Cũng trong quá trình tiếp xúc, Lưu Nhược Anh đã không kìm nổi lòng mình mà yêu người đàn ông ưu tú và tài hoa hơn người này. Song chua xót thay, người đàn ông mà Lưu Nhược Anh hằng yêu đã sớm lập gia đình.

Tuy sau này Trần Thăng vẫn làm tròn phận sự giúp đỡ Lưu Nhược Anh, nhưng anh vẫn giữ vững sự kiềm chế trước bao lần tỏ bày của Lưu Nhược Anh. Nhiều năm sau, Lưu Nhược Anh rốt cuộc cũng hiểu, dù tình cảm này có thiết tha hơn thì bản thân cũng chỉ có thể “yêu mà không có được”. Dẫu Trần Thăng đã dạy cô trưởng thành, cũng dạy cho cô biết thế nào là yêu nhưng đến cuối cùng thì anh cũng chỉ có thể như câu hát: “sớm đã biến mất giữa biển người mênh mông”.

Trong “Ngang qua thế giới của em” có câu: “Bắt đầu của một câu chuyện luôn là: tình cờ gặp nhau, không kịp đề phòng. Nhưng kết thúc lại là: hoa nở hai đóa, mỗi người một phương”. Mỗi người đều là đóa hoa trôi nổi, bị gió cuốn đi, tình cờ gặp một đóa hoa khác, va chạm, dây dưa, song lại chẳng thể buộc chung một chỗ.

Tình cảm không có kết quả thuở thiếu thời và sự quật cường của chúng ta đều có nguyên nhân cả. Kỳ thực, những cặp tình nhân không thể đi đến điểm cuối đều vì không có duyên phận. Trong movie “Chúng ta của sau này” có câu: “Sau này chúng ta cái gì cũng có, chỉ là không có nhau”. Rất nhiều người ngay từ lúc bắt đầu đã thua cuộc, bởi người cùng bạn say mèm lại chẳng thể đưa bạn về nhà.

Trong cuốn best-seller “A di đà phật muah muah tah” có một câu chuyện khiến con người ta khó quên. Lão Trương là bạn của Đại Băng, một hôm, Lão Trương kéo Đại Băng đến Thượng Hải. Lên máy bay, Lão Trương tìm một cô tiếp viên hàng không rồi không ngừng gọi chăn, gọi đồ uống,… cô tiếp viên vẫn bình thản đưa đồ cho anh ta. Đến Thượng Hải, Lão Trương lập tức qua quầy vé mua vé về. Thế là Lão Trương lại lên chiếc máy bay kia và tiếp tục gọi cô tiếp viên hàng không kia mang đến đủ thứ đồ. Đại Băng tuy rất hoài nghi nhưng mãi đến lúc xuống máy bay, anh mới biết được ngọn nguồn.

Đại Băng hỏi: “Nếu lúc đó cậu không buông tay thì đã không bỏ lỡ rồi.”

Lão Trương cười nói: “Nếu có duyên thì dù xa mấy cũng sẽ quay về, nhưng nếu vô duyên thì dẫu ép buộc cũng sẽ chẳng thể đi đến được điểm cuối. Không ai đáng trách cả, chỉ trách chúng tớ không có duyên.”

Hóa ra cô tiếp viên hàng không trên chuyến bay đó chính là Giai Giai, thấy cô sống tốt nên Lão Trương cũng đã ổn trở lại.

Người nhà Phật có câu: “Hữu duyên thì ở, vô duyên thì đi, mặc cho cơn gió tiễn đến mây trời.”

Mọi thanh xuân và mối tình đầu trên thế gian đề rất dễ bỏ lỡ, nếu thật sự thích thì đừng chống cự lại nuối tiếc.

Hồi đi học có rất nhiều bạn lén yêu đương. Có lần giáo viên đã nói ngay trong giờ học: “Các em yêu đương, thứ ảnh hưởng không chỉ mỗi việc học.”

Ngập ngừng một hồi lại nói thêm câu nữa: “Thực ra giờ các em yêu đương, phần lớn đều không đi đến được điểm cuối. Không phải cô không tin vào sự đơn thuần trong tình cảm của các em, mà là các em vẫn chưa thấu hiểu được tình yêu.”

Ai từng xem “Đại thoại tây du” đều biết Tử Hà thích Chí Tôn Bảo, nhưng Chí Tôn Bảo lại thích Bạch Tinh Tinh, còn Bạch Tinh Tinh lại thích Tề Thiên Đại Thánh, song trớ trêu thay Tề Thiên Đại Thánh lại thích Tử Hà. Chúng ta đều cho rằng Chí Tôn Bảo và Tề Thiên Đại Thánh là một, nhưng thực ra họ cách nhau cả năm trăm năm. Tất thảy đều không sai, chỉ sai thời điểm.

Tôi từng thấy một bức ảnh trên mạng: có một tiệm mì đóng cửa một tuần, bạn gái cũ của ông chủ kết hôn nên ông chủ muốn đi phá đám cưới. Sau đó anh ta thong thả quay về, có người hỏi anh ta có phá hay không. Anh ta đáp “không”. Anh ta chỉ đến đó gửi tiền mừng rồi về.

Anh ta từng cho rằng, cô gái mà anh ta yêu hết mực sẽ cùng anh ta sống trọn quãng đời còn lại. Nhưng về sau, cô lại mặc chiếc váy cưới trắng tinh khôi vì kẻ khác, lúc này anh ta mới ngộ ra, nếu quả thật không thể vãn hồi thì thứ còn sót lại chỉ là chúc phúc.

Tam Mao có câu: “Những thứ đến vì duyên phận thì đến cuối cùng cũng sẽ ra đi vì duyên phận.”

Chuyện không như ý ở đời có đến tám chín phần mười, nuối tiếc cũng là trạng thái bình thường của nhân sinh. Gặp được thì biết ơn, còn đã lướt qua thì thôi hãy buông bỏ. Tuy đau lòng nhưng cũng nên phóng khoáng chúc phúc, lưu giữ kỷ niệm, không hối hận và sống thoải mái.

Cảm ơn người tôi đã từng yêu nhưng không có được, mong có ai đó có thể cùng bạn đứng dưới hoàng hôn hỏi rằng cháo có nóng không, rồi cùng thổi tắt đèn, đọc sách hết nửa đời*.

Quãng đời còn lại xin hãy trân trọng, mong bạn mạnh khỏe, cũng mong tôi mạnh khỏe.

*Lấy ý từ hai câu “Không ai cùng ta đứng dưới hoàng hôn, không ai hỏi ta cháo có nóng không. Không ai cùng ta thổi tắt đèn, không ai cùng ta đọc sách hết nửa đời” trong một bài thơ của cuốn tự truyện “Phù sinh lục ký” do nhà văn Thẩm Phục đời Thanh chấp bút.

Quỳnh An – chúng tôi

Tại Sao Tình Đầu Khó Quên Đến Vậy

Nam là tình đầu của tôi, chúng tôi có tình cảm với nhau từ hồi cấp 2 nhưng cả hai đều rất trân trọng điều đó. Cùng nhau học, cùng nhau vui chơi, cùng chia sẻ, động viên và an ủi nhau mỗi lúc có khó khăn trong cuộc sống. Nhưng cái gì mình càng giữ thì nó càng dễ mất, sau khi lên cấp 3 chúng tôi đã không còn liên lạc với nhau nữa. Không một lời chia tay mà chỉ là im lặng, cứ như thế rồi chúng tôi xa nhau. Tại sao tình đầu khó quên đến vậy?

Tôi và Nam yêu nhau từ thời còn học cấp 2, mới lớp 8 thôi mà tình cảm hai đứa dành cho nhau rất sâu đậm. Sau khi yêu nhau, tôi vẫn luôn được ghép cái mác cô học trò ngoan ngoãn, học giỏi. Còn Nam càng ngày học càng lên như diều gặp gió, nên được thầy cô rất quý mến. Tôi cũng không biết tại sao Nam lại thay đổi một cách nhanh như vậy.

Cái thời chúng tôi yêu nhau, ngày nào cũng gặp mặt vậy mà cứ về đến nhà là phải nhắn tin qua zing me với nhau, có hôm cả hai thức đến gần sáng mới chịu đi ngủ. Đúng là tình đầu, cái gì cũng mới vẻ, hạnh phúc và thích thú. Chuyện hai đứa dần dần được nhiều người phát hiện và rồi từ lớp đến trường thầy cô bạn bè ai cũng biết hai đứa yêu nhau.

Thời trẻ con nó vô tư thế đó, lúc Nam học tốt lên thì cả hai cùng được chọn vào một đội tuyển thi học sinh giỏi. Ngày ngày gặp mặt, nói chuyện cùng học với nhau, đến lúc tan học còn được bạn ấy đưa về, ríu rít bên nhau mà không có khi nào là chán. Những lúc ấy tôi và Nam cứ có cảm giác như không bao giờ có thể sống thiếu nhau được.

Đến lúc thi đội tuyển năm lớp 9, tôi bị rớt còn Nam được tiếp tục thi, tôi rất buồn và về nhà với vẻ mặt đau khổ. Chính ngày hôm đó lại là ngày sinh nhật của tôi, cả hai đã hứa hẹn sẽ đi ăn, đi chơi với nhau, thế mà không thực hiện được. Những lúc như thế, Nam lại an ủi và động viên tôi, tôi cảm thấy được chia sẻ và cảm thông. Mọi chuyện cũng nhanh trôi qua khi ở bên cạnh luôn có người dõi theo, chở che cho mình.

Mọi chuyện êm đềm cho tới khi hai đứa chuẩn bị thi vào cấp 3, có quá nhiều áp lực từ học tập, thi cử, thầy cô,…Thầy giáo chủ nhiệm còn đến nhà tôi để nói hết chuyện của hai đứa cho gia đình biết vì dạo đó kết quả học tập của tôi giảm sút trầm trọng. Trong khi lo sợ mẹ sẽ trách mắng thì tôi lại nhận được lời động viên từ mẹ, mẹ chỉ nói “con nên biết cái gì con cần cho tương lai của mình, mọi sự lựa chọn của con bây giờ sẽ theo con đến suốt cuộc đời”. Tôi hiểu chuyện và chăm chỉ học hành hơn.

Lúc ấy, cả hai đều rất khó khăn nên tôi chủ động nói lời chia tay, để khi lên cấp 3 sẽ yêu nhau tiếp. Nhưng chúng tôi không thể nào làm được điều đó, những giọt nước mắt, những cái nắm tay lại khiến tôi và Nam không thể xa nhau được. Vậy là hai đứa vẫn yêu nhau như thế, chỉ có điều là ít nhắn tin, ít liên lạc với nhau hơn thôi.

Vào cấp 3, mỗi đứa một lớp, sự quan tâm cũng vơi đi nhiều. Mới đầu năm mà tôi đã gặp một chuyện tồi tệ khiến chúng tôi xa nhau. Vào một ngày đẹp trời, cả khối 11 và 12 lao vào tôi như hàng trăm con sói lao vào con mồi. Họ đánh tôi, xé áo, dội nước lạnh và dùng cả trứng và bột rắc từ đầu đến chân tôi ngay ở sân trường. Tôi sợ sệt, đau đớn, van xin mà họ mà họ vẫn cố tiếp tục. Họ cho tôi là kẻ đã cướp anh người yêu của một chị “giang hồ” nào đó trong trường. Lúc đó, tôi chỉ biết mình như một kẻ xấu số đang hứng chịu những rắc rối của một ai đó.

Sau hôm đó, mọi chuyện được giải quyết và đó chỉ là hiểu nhầm, nhưng tôi không dám đến trường đi học. Khoảng thời gian đó thật là khó khăn với cô học sinh lớp 10 như tôi. Nam vẫn thường xuyên nhắn tin động viên tôi, an ủi và lo lắng về chuyện tôi không đi học. Nhưng sau đó, chúng tôi chỉ gửi cho nhau 1 số tin nhắn thôi, rồi dần dần đã không còn liên lạc gì nữa. Cũng không hiểu vì sao cả hai đứa lại làm như vậy, nhưng có lẽ cả hai đều đã thay đổi.

Mối tình đầu của tôi là như thế, từ hồi ấy đến nay đã 6 năm, tôi đang là sinh viên đại học và Nam cũng như vậy. Tôi không biết bạn ấy như thế nào nhưng 6 năm trôi qua mà tôi vẫn chưa yêu một ai hết. Nhiều lúc tôi tự hỏi có phải tôi vẫn còn quyến luyến tình đầu? Có phải tôi không thể quên được người con trai đầu tiên của tôi?

Cập nhật : bởi

Kể Về Kỉ Niệm Khó Quên Về Tình Bạn Lớp 5 Hay Nhất

Hướng dẫn làm bài văn kể về kỉ niệm khó quên về tình bạn lớp 5

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 KỂ VỀ KỈ NIỆM ĐÁNG NHỚ KHÓ QUÊN VỀ TÌNH BẠN

Tôi có một cô bạn rất thân, Phương. Có phải bạn không nhỉ, chưa hẳn, mà là chị em như ruột thịt rồi. Đó là kết quả của cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa chúng tôi.

Đó là một ngày mùa thu đầy nắng, tôi chuyển đến lớp mới: lớp 4C. Vì gia đình có việc nên chúng tôi buộc phải chuyển đến ở chỗ khác, và tôi có một ngôi trường mới, có một lớp mới.

Nhưng không hẳn là tôi có bạn mới. Từ nhỏ, vì một tai nạn xe mà một mắt tôi không thể nhìn được nữa, trông rất đáng sợ. Bước vào lớp, một con mắt cũng đủ để thấy ánh mắt sợ hãi, kì thị của các bạn đối với tôi. Sẽ chẳng có điều gì tốt đẹp xảy ra rồi. Và tôi được xếp chỗ ngồi cạnh bạn lớp trưởng, Phương.

Và tôi nghĩ mình đã có một người bạn tốt. Phương rất vui vẻ, hòa đồng và vui tính. Cậu ấy vui vẻ chào mỗi khi gặp tôi, cho tôi mượn sách vở và đồ dùng học tập. Vì vậy, mặc dù các bạn không thân thiện lắm đối với tôi nhưng tôi vẫn thích đến trường, vì tôi cũng có bạn để vui chơi, tâm sự. Tôi kể cho Phương nghe về những chuyện nơi tôi từng sống, các bạn ở đó và cả những chuyện tôi được nhận quà, chuyện lặt vặt của cuộc sống. Khi ấy, Phương mỉm cười nhẹ nhàng.

Một ngày, khi bước vào lớp sau khi đi vệ sinh, tôi nghe các bạn túm lại chỗ tôi.

-Sao cậu lại chơi với đứa một mắt thế kia?- Một đứa con trai hỏi

-Trông nó khiếp đi được! Cậu không sợ à?- Một đứa khác nói thêm

Tôi hồi hộp nghe câu trả lời của Phương. Tôi cũng muốn nghe lí do. Phương cười nhẹ:

-Mình chỉ làm vậy vì cô giáo dặn phải đối tốt với nó. Nếu không nó mách cô thì sao?

Các bạn “À” một tiếng, còn tôi thì đứng sững lại. “Thì ra là thế, lí do chỉ đơn giản vậy thôi à?” Nước mắt tôi trào ra thành dòng ở hai gò má. Tim tôi đau thắt lại. Nó là cảm giác gì đây? Đúng lúc ấy, Phương thấy tôi. Rồi cả lớp quay phắt lại. Tôi sợ hãi, tôi cô đơn, và tôi chạy phắt đi.

Tôi chạy về nhà. Tôi trốn trong phòng mấy ngày liền để khóc, bố mẹ hỏi cũng không trả lời. Tôi cũng không đi học, tôi sẽ chẳng bao giờ đi học nữa. Tôi có bạn đâu mà đi, đi làm gì nữa cơ chứ?

Nhưng ngày thứ tư, có người đến, là Phương.

-Cậu đến đây làm gì nữa? Tớ không cần cậu thương hại. Không cần đâu!

Nước mắt tôi lại tuôn. Nhưng Phương còn khóc to hơn cả tôi nữa.

-Tớ xin lỗi, xin lỗi vì đã làm vậy với cậu. Tớ đã sai rồi. Nhưng cậu bỏ đi, tớ mới biết cậu quan trọng nhường nào. Cậu thực sự là bạn, là một phần của tớ. Mong cậu có thể tha thứ cho tớ.

Phương cúi mặt, nước mắt nhỏ xuống đất. Tôi chạy đến, ôm lấy Phương. Hai đứa cùng khóc, biết bao nhiêu lâu mà không nói một lời nào.

Sau buổi hôm đó, chúng tôi đi đâu cũng có đôi có cặp. Không chỉ tôi nói, mà cả Phương cũng kể chuyện cho tôi, thuyết phục các bạn chơi với tôi. Và tôi lại có ngôi nhà mới.

Chỉ hơn một năm, mà chúng tôi như hai đứa sinh đôi không thể tách rời. Bây giờ và sau này, chúng tôi vẫn sẽ là những người bạn, chị em tốt.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ VỀ KỈ NIỆM KHÓ QUÊN VỀ TÌNH BẠN LỚP 5

” Thời gian trôi qua nhanh. Chỉ còn lại những kỉ niệm…” Thật vậy, bây giờ tôi đã trải qua hơn chục năm học nhưng mỗi lần lời bài hát ấy vang lên lòng tôi lại nâng nâng khó tả nhớ về những kỉ niệm của tôi và Lan năm chúng tôi học lớp 4.

Tôi và Lan là đôi bạn thân với nhau từ nhỏ vì nhà Lan gần nhà tôi. Có gì chúng tôi cũng chia ngọt sẻ bùi cho nhau như hai chị em gái vậy. Hằng ngày Lan thường sang gọi tôi đi học kể cả trời mưa lẫn trời nắng. Nhưng hôm nay trời mưa cũng như mọi khi thôi mà tôi ở nhà chờ mãi…chờ mãi đến gần bảy giờ mà vẫn không thấy Lan sang gọi mình đi học. Tôi liền nghĩ và nói thầm: ” Hôm nay không đợi mình đi học thì hôm sau mình sẽ đi trước và không đợi bạn nữa đâu.” Nói xong tôi liền nhanh chóng chạy vội đến trường vì sợ vào lớp muộn. Trời mưa, nước tát vào mặt, đường bị trơn nên tôi bị vấp ngã bẩn hết quần áo. Đến lớp lại bị các bạn trong lớp trêu là con áo ộp nên tôi càng bực và giận bạn hơn. Nhìn xung quanh trong lớp cũng không thấy Lan tôi lại nghĩ bạn đang chơi với các bạn ngoài sân. Lúc này tôi càng giận hơn và dường như trong đầu tôi lúc này Lan không còn là bạn thân nữa.

Những kỉ niệm về tình bạn thật đúng là chân thành. Nó xuất phát từ trái tim đến với trái tim. Chính vì vậy mà trong thơ ca cũng có câu:

” Sống trong bể ngọc kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.”

Nguồn Internet

Nơi Lạnh Lẽo Nhất Không Phải Là Bắc Cực Mà Là Nơi Không Có Tình Thương

Nếu gặp phải câu hỏi đâu là nơi lạnh giá nhất, chắc nhiều bạn sẽ không ngần ngại mà trả lời đó là Bắc Cực. Nhưng không phải vậy! Bắc Cực không hẳn đã là nơi lạnh nhất… Nói một cách khác, điều đáng sợ nhất là khi trong trái tim không còn hơi ấm của tình thương, nghĩa là không còn cảm xúc, không rung động trước niềm vui hay nỗi đau của người khác. Nếu không có tình thương, con người sẽ sống ra sao? Để lí giải điều đó, một nhà văn Nga đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.

Tại sao “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương” phải là một con người từng trải mới nói được những lời mang ý nghĩa sâu sắc như thế. Qua sách báo, qua những bài học địa lí, ta mới biết được Bắc Cực lạnh lắm. Băng tuyết bao phủ quanh năm. Những ngọn núi băng cao chọc trời bao phủ cả một vùng mênh mông, kéo dài hàng nghìn hải lí. Lạnh dưới độ âm năm, sáu mươi độ. Phải là những nhà thám hiểm, nhà khoa học,… mới đến được Bắc Cực. Chỉ có các loài gấu trắng, hải cẩu, chim cánh cụt,… mới sống được ở Bắc Cực. Nghe nói đến hai tiếng Bắc Cực mà đã ghê người. Nhưng nhà văn Nga lại nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”. Nơi không có tình thương hoặc thiếu tình thương là một xã hội mà chế độ bóc lột, áp bức ngự trị. Nơi đó, con người sống đau khổ trong thù hận, máu và nước mắt. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết:

“Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta

Thằng giặc Tây thằng chúa đất

Đứa đè cổ, đứa lột da”.

(Đất nước)

Cái lạnh tê buốt của Bắc Cực cũng không đáng sợ bằng cái “lạnh” của nơi không có tình thương. Nói một cách khác, điều đáng sợ nhất là khi trong trái tim không còn hơi ấm của tình thương, nghĩa là không còn cảm xúc, không rung động trước niềm vui hay nỗi đau của người khác. Con người sống không có tình thương sẽ thờ ơ trước vẻ đẹp của đất trời, sẽ hững hờ trước sự sôi động của cuộc sống. Họ dửng dưng, vô cảm trước sự việc xảy ra xung quanh. Người không có tình thương thường có lối sống ích kỉ, thu mình lại trong vỏ ốc. Triết lí sống của họ là: “Mũ ni che tai”, “đèn nhà ai nấy rạng”, “an phận thủ thường”. Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng, vì thế mà cuộc sống của họ tẻ nhạt.

Nơi không có tÌnh thương thì quyền sống của con người bị chà đạp, bị tước đoạt. Nơi ấy, có kẻ ngồi mát ăn bát vàng, kẻ ăn không hết, người lần không ra, có kẻ không có cháo cầm hơi, không có manh áo che thân giữa những ngày đông tháng giá. Nơi không có tình thương, lòng người, trái tim người khô héo, băng giá. Sự cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau không có. Sống chết mặc bay. Dửng dưng trước sự đau khổ của đồng loại. Đối với những người sống vị kỉ, xã hội luôn quan tâm nhắc nhở và giáo dục họ. Người xưa từng khuyên nhủ: “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”. Ca dao đã khơi dậy tình thương yêu bằng câu: “Thương người như thể thương thân”; “Sông có khúc, người có lúc”; “Đông tay vỗ nên kêu”; “Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”. Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm phê phán những người không có “tình thương”.

Xã hội thực dân nửa phong kiến là nơi không có tình thương. Vì thế mới có hiện tượng như nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã khinh bỉ đả kích: “Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! chẳng những thế mà thôi “một người làm quan, một nhà có phước”, dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét! dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; Dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai” (Về luân lí xã hội ở nước ta).

Nơi không có tình thương thì không có đạo lí, con người trở nên tham lam, ích kỉ, độc ác, ti tiện. Sự chênh lệch quá lớn về giàu, nghèo trong xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự băng giá tình người. Nơi không có tình thương, chế độ không có tình thương không thể tồn tại được. Khi dân chủ và công bằng xà hội đã bị tước đoạt, chà đạp thì nơi đó làm gì có tình thương. Nơi đó là địa ngục, còn lạnh hơn cả Bắc Cực.

Trong cuộc sống, cái tốt, cái xấu song song tồn tại, nhưng xu thế chung là bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác. Người tốt sẽ cảm hóa, thuyết phục được người xấu. Biện pháp giáo dục hiệu quả nhất là tác động vào “tình thương”, vào thiên lương của mỗi người.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi, không thể phủ nhận. Nhưng những người giàu có cần thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ. Những người khỏe mạnh, thông minh cần giúp đỡ, cưu mang những người yếu ớt, cơ nhỡ với tinh thần: “Lá lành đùm lá rách”; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cả xã hội cần mở rộng tấm lòng nhân ái, giúp sức hỗ trợ, đùm bọc bà con bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, sẵn lòng giúp đỡ những người không may bị bệnh hiểm nghèo…

Câu nói của nhà văn Nga về sự thiếu tinh thương có giá trị giáo dục lòng nhân ái cho bất cứ ai, bất cứ thời đại nào. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến mọi người là xin đừng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy chung tay xây dựng một mái ấm tràn đầy “tình thương” giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự chia sẻ và liên kết, sự nồng ấm của “tình thương’ sẽ làm cho băng giá của thói ích kỉ tan chảy, mỗi trái tim sẽ rạo rực tình yêu và sức sống.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Người Khó Quên Nhất Không Phải Người Yêu, Cũng Chẳng Phải Mối Tình Đầu… trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!