Đề Xuất 3/2023 # Mách Bạn Mẹo Đốt Vía Bán Hàng Giải Đen Đúng Cách # Top 6 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 3/2023 # Mách Bạn Mẹo Đốt Vía Bán Hàng Giải Đen Đúng Cách # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mách Bạn Mẹo Đốt Vía Bán Hàng Giải Đen Đúng Cách mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đốt vía là gì?

Phong tục tín ngưỡng của người Việt nói riêng, người châu Á nói chung vô cùng đậm chất phương Đông. Rất nhiều tín người đa dạng, phong phú và đặc sặc. Trong đó không thể không kể tới tục lệ đốt vía hay còn gọi là đốt phong long có từ rất lâu trước kia. Và chúng vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay.

Theo quan niệm tín ngưỡng, con người ngoài phần xác sẽ gồm có phần hồn và vía đi theo. Đàn ông có ba hồn, bảy vía; phụ nữ cũng có ba hồn nhưng lại có tới chín vía. Hơn nữa, có người có vía lành, loại vía mang tới những điều may mắn, tốt lành, tài lộc cho người khác. Nhưng cũng có người có vía dữ, vía xấu, nặng vía đem lại sự xui xẻo, vận đen cho người khác. Nhất là với người bán hàng, vía dữ sẽ khiến công việc buôn bán ế ẩm, kinh doanh không thuận lợi.

Chính vì vậy, tục lệ đốt vía đã được ra đời. Người dân quan niệm đốt vía sẽ giúp xua đuổi đi các vía dữ, giải trừ điều xui xẻo, xua đi những nguồn năng lượng xấu. Từ đó giúp giải trừ các vận hạn cho chủ nhân, đem lại những điều tốt lành trong cuộc sống cũng như công việc, làm ăn kinh doanh.

Đốt vía là đúng hay sai?

Đốt phong long xua đuổi điều dữ thực chất chỉ là quan niệm từ xa xưa được lưu truyền tới ngày nay. Do đó, với những người không duy tâm, đây có lẽ trở thành một hủ tục. Đốt vía được coi là sự mê tín dị đoan, không hề có khoa học.

Tuy nhiên, như chúng ta cũng thấy, trong đời sống người Việt hiện nay có rất nhiều tục lệ khoa học không chứng minh. Nhưng chúng vẫn tồn tại và được mọi người gìn giữ, lưu truyền. Hơn nữa, đốt vía dù đúng hay sai cũng không hề gây tổn hại đến bất cứ ai. Cách làm lại khá đơn giản, không mất nhiều thời gian cũng như công sức. Đồng thời, các cụ ta có câu: “Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành”. Nên việc áp dụng đốt vía xua đuổi vận đen không có gì là xấu.

Mẹo đốt vía bán hàng giải đen đúng cách

Mặc dù đốt vía, đốt phong long đã chẳng còn xa lạ gì với người dân Việt nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng. Do đó, không ít người, dù đã đốt vía những vẫn không xua đuổi hết tai ương, sự xui xẻo trong công việc bán hàng của mình. Vì vậy, việc nắm bắt đúng cách thức, mẹo đốt vía bán hàng là vô cùng cần thiết.

Khi mở cửa bán hàng, có khách vào xem nhưng không mua, chủ tiệm có thể dùng biện pháp đốt vía để giải xui, hóa giải điều xấu. Khi khách đi khỏi cửa hàng, bạn dùng mảnh giấy nhỏ. Sau đó, bạn châm lửa hơ ngoài cửa.

Nếu là khách nam, bạn tiến hành hơ tròn 7 lần tượng trưng cho 7 vía bị xua đuổi. Nếu là khách nữ, bạn hơ 9 lần tương ứng cho việc xua đi 9 vía. Cùng với đó, khi đốt vía, bạn tiến hành đọc nhẩm trong mồm câu chú: “Đốt vía, đốt van, đốt gan, đốt ruột – Vía lành thì ở, vía dữ thì đi”.

Ngoài ra, tục lệ đốt vía còn áp dụng sau khi đi đám tang về hoặc đi qua khu vực u ám. Theo quan niệm tín ngưỡng, việc làm này sẽ giúp loại bỏ đi các năng lượng xấu bám theo bên ngoài.

Mách Bạn Kinh Nghiệm Đi Lễ Tứ Trấn Thăng Long Đầu Năm Đúng Cách

1. Nên chuẩn bị gì trước khi đi lễ Tứ trấn Thăng Long vào dịp đầu năm

Về thời gian đi lễ: Bạn có thể sắp xếp thời gian đi vào những ngày đầu năm đẹp nhất là khoảng từ ngày mùng 1 – 15 tháng Giêng. Nếu muốn tránh đông, bạn có thể đi vào khoảng mùng 5 Tết lúc này tại các điểm lễ đã bớt người.

Chuẩn bị đồ lễ: Một số đồ lễ bạn có thể chuẩn bị trước khi đi đó là :

Lễ chay: hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè

Lễ mặn: có thể dâng gồm gà, giò, chả, rượu, trầu cau.

Hai loại lễ vật này bạn đều có thể cung tiễn khi đến Tứ Trấn Thăng Long. Đi các đền có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương. Tiền lẻ, tiền “giọt dầu” để vào hòm công đức

Ngoài ra, mọi người cũng hết sức để ý tới thứ tự đi thăm các đền sao cho ‘phải lễ’. Cách đi lễ Thăng Long tứ trấn đúng sẽ phải đi theo chiều đông, tây, nam, bắc .Nhưng ngày nay để cho thuận cung đường, quy định đi theo đúng hướng đã không còn bắt buộc. Nên bạn có thể xuất phát từ đền Quán Thánh trấn Bắc đầu đường Thanh Niên. Sau đó di chuyển qua đền Bạch Mã trấn tây phố Hàng Buồm. Tiếp qua đền Kim Liên phố Kim Liên và cuối là đền Voi Phục chỗ Công viên Thủ Lệ.

2. Trấn phía Bắc: Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán, được tạo dựng từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ thánh Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương bắc, quản về mây mưa gió. Vì thế, còn có tên là Đền Trấn Võ, Quan Thánh Trấn Võ, hay Quán Thánh. Quán Trấn Vũ quen gọi là đền Quán Thánh do đọc chệch chữ Quán Thánh mà ra.

Vậy đến đền Quán Thánh cầu gì có khác gì với các điểm còn lại của Thăng Long tứ trấn? Theo nhiều người, dịp đầu năm người dân thường đến đền để cầu mong hóa giải, trừ tà ma, xua đuổi những điềm xấu, cầu cho mưa thuận gió hòa. Dân gian tin rằng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ rất thiêng nên cứ hễ đầu năm du xuân hay là rằm mồng 1 thì mọi người phải chờ nhau xếp hàng để xoa bằng được chân tượng thần bằng đồng đen được dựng ở đền để lấy may mắn bình an.

Ngoài ra, cũng vào dịp đầu xuân, bạn có thể tham gia Lễ hội Đền Quán Thánh được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng Giêng. Các nghi lễ truyền thống gồm có: Giáng bút, cầu mộng và cầu lộc. Đáng nói nhất là lễ Giáng Bút được hiểu như hiện tượng “nhập thần” trong đó thực hiện nghi lễ cầu giáng bút, với hàng vạn bài thơ, bài văn. Ý nghĩa của nghi lễ này là chuyển các thông điệp bằng văn thơ có nội dung khuyên bảo, răn dạy, kêu gọi của Thánh, Thần phù hộ cho con người trên cõi trần gian.

Bạn cùng nên lưu ý thứ tự lễ trong đền: Trước nhất là lễ ở Cổng Tam Quan → bái đường nơi đặt tượng Trấn Vũ → hậu cung. Phải nói rằng cứ độ mỗi dịp xuân về, đường Thanh Niên – đoạn trước cửa đền chật cứng người đi dâng lễ, rồi công đức vào đền. Đặc biệt du khách thập phương về lễ bái cũng xếp hàng đợi ngoài cổng để xin thư pháp mang về treo.

Ngoài ra, khi lễ xong tại đền bạn có thể tranh thủ du xuân tại các điểm du lịch gần đền Quán Thánh như: Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, Bảo tàng Quân Sự Việt Nam, Thành cổ Hà Nội, quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám.

3. Trấn phía Tây: Đền Voi Phục

Đền Voi Phục (hay còn gọi là đền Thủ Lệ) là trấn giữ phía tây của thành Thăng Long, thờ Linh Lang đại Vương. Tương truyền, Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng.

Không chỉ vào ngày Tết, hầu hết các dịp mọi người đến đền thì cầu may mắn bình an. Hoặc đi vãn cảnh đền, tìm hiểu bia hạ mã và đôi voi chầu phục (hiện mới được xây thêm nghi môn tứ trụ ở sát với đường lớn). Với các đồ lễ khi chuẩn bị đến thăm đền bạn cũng có thể chuẩn bị tương tự như khi đến đến Quán Thánh.

Bạn nên lưu ý thứ tự hành lễ trong đền: khi đi từ cổng vào nên thắp hương cho hai chú voi nằm phủ phục trước đền như một sự xin phép được vào đền. Xong đi vào Tam Quan, T iền tế đến Trung đường và Hậu cung ( chú ý gian chính giữa ở vị trí sâu và cao nhất là pho tượng đức Linh Lang Đại vương dâng hương trước).

Khác với đền Quán Thánh, hoạt động lễ hội của Đền được diễn ra vào khoảng 9-11 tháng 2 âm lịch. Nhưng vào các ngày Tết Nguyên Đán ngoài hoạt động cúng, lễ tại đền cũng có tổ chức một số hoạt động dân gian. Còn vào ngày chính hội vào tháng 2 âm lịch, du khách đến vào dịp này sẽ được trải nghiệm một số hoạt động như: l ễ rước kiệu, lễ tế, múa rồng, múa lân, dâng hương, đấu cờ, đập niêu, chọi gà, biểu diễn văn nghệ…

Mùng 9-2: là ngày tế cáo yết để báo và thỉnh thánh về dự lễ cùng dân làng.

Mùng 10-2: là ngày tế hóa (ngày hóa của thánh), cũng là ngày mà mọi nghi thức trung tâm của lễ hội như rước sách, tế lễ được cử hành linh đình.

Ngày 11-2: Tổng hạ Hào Nam rước long đình lên đền Voi Phục lễ giải.

Ngày 12-2: dân làng Thủ Lệ tổ chức rước long đình lên Tổng thượng Thụy Chương lễ giải. Ngày 13-2, dân làng Thủ Lệ tổ chức rước long đình xuống Tổng hạ Hào Nam lễ giải.

Ngày 14-2: tế giã (kết thúc hội) tại đền Voi Phục.

4. Trấn phía Nam: Đình Kim Liên

Đình Kim Liên ( còn gọi là đền Cao Sơn), là trấn phía nam của kinh thành Thăng Long. Đình Kim Liên vốn ban đầu là ngôi đền thờ Thần Cao Sơn – theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi có công trong việc trấn giữ xua đuổi tà ma cho dân chúng phía Nam thành Thăng Long. Mọi người đến Trấn phía Nam trong Tứ Trấn Thăng Long này để cầu mọi việc xuôi chèo mát mái, mã đáo thành công.

Đến thăm đền, ngoài việc dâng hương bạn cũng đừng bỏ qua dịp chiêm ngưỡng di vật quan trọng nhất tại đình Kim Liên là tấm bia đá “Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh” do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương.

Khi vào đình Kim Liên trấn phía Nam của Thăng Long Tứ Trấn, bạn nên lưu ý đến thự tự dâng hương trong đình đó là: Từ nghi môn, Đại bái (đình ngoài và trung đình) cuối là Hậu cung ( gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương bạn cũng có thể dâng hương trước).

Ngày nay lễ hội đình Kim Liên được tổ chức vào 2 ngày là 15 và 16 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày 16 là ngày hội chính – đây là ngày sinh của thần Cao Sơn. Lễ vật đặc biệt ở đình Kim Liên là mâm cỗ bảy tầng được chế biến rất cầu kỳ. Ngoài lễ chính còn các lễ Sóc Vọng hàng tháng, lễ Kỳ An .Những ngày này lễ hội diễn ra cũng rất tưng bừng. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian: đẩy gậy, đập niêu, liên hoan ca múa nhạc, chọi chim, cờ người, bóng bàn, thi đấu võ thuật… thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng tham gia.

5.Trấn phía Đông: Đền Bạch Mã

Bạch Mã là trấn giữ phía Đông Thăng Long, được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) – vị thần gốc của Hà Nội cổ. Đền Bạch Mã trấn giữ phía đông thành Thăng Long, thờ thần Long Đỗ, người đã có công giúp Vua Lý Thái Tổ xây thành Đại La. Ngoài là một di tích lịch sử, Đền Bạch Mã còn là một điểm đến linh thiêng để cầu thần diệt trừ tai ác, bệnh tật trong Thăng Long tứ trấn.

Khi đi lễ tại đền Bạch Mã, bạn nên lưu ý đi theo thứ tự sau: Tam Quan, Phương Đình (sân trước), Đại Bái (đình ngoài), Thiêu Hương, Cung cấm( trong cung cấm là nơi thờ tượng thần Bạch Mã)

Lễ hội tại đền Bạch Mã diễn ra vào 12 – 13/2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công ơn của của thần Long Đỗ. Trong lễ hội thường có đoàn rước kiệu truyền thống. Ðoàn rước gồm những người tiêu biểu nhất đại diện cho các ngành, các giới trong trang phục truyền thống đẹp, nhiều màu sắc lộng lẫy, vui tươi phấn khởi tham gia lễ hội.

Ghé thăm đền Bạch Mã, du khách còn có thể lựa chọn những điểm đến tiếp theo như lượn một vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm ngắm tháp Rùa, nhà Thờ, nhà Hát Lớn, thưởng thức món ăn đặc sản Hà Nội như kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ, hay những món ăn bình dân như bún chả, bánh cuốn, bánh đa cua,…

5. Những điều cần lưu ý khi đi Thăng Long tứ trấn

Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Tiền Đường, tức là nơi thờ tự chính của ngôi đền.

Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Đi các đền có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương. Tiền “giọt dầu” hãy để vào hòm công đức, không đặt lên tay các thần.

Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.

Cách Cúng Sao Giải Hạn Hàng Tháng 2022 (Đúng Nhưng Chưa Đủ)

Cúng sao giải hạn sẽ giúp chúng ta giảm bớt vận xui, nhưng không phải cứ cúng là sẽ được vì cúng không chưa đủ mà cần phải làm nhiều việc khác nữa. Hôm nay chúng ta cùng xem cách cúng và những việc nên làm sau khi cúng.

Theo quan điểm của người xưa, có 9 ngôi sao chiếu mệnh con người. Tùy theo năm (tuổi âm) mà mỗi người sẽ có sao tốt hay sao xấu chiếu mệnh. Vào những năm mệnh sao xấu, dân gian thường cúng lễ để hy vọng hóa giải những điều không tốt.

Để dễ hiểu hơn về hạn

Hạn là thứ bạn nhận được theo quy trình tất yếu của giáo lí về mặt nhân quả.

Làm tốt thì được thưởng

Làm sai thì bị phạt

Hạn không phải là do sao mang tới mà người xưa tổng kết được quy trình vận hành của nhân quả nó ứng vào các sao. Vậy nên mới có bảng tính hạn.

Có nên cúng sao giải hạn

Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm lễ dâng sao giải hạn để hóa giải vận xui. Nhiều gia đình thường làm lễ cúng sao giải hạn vào dịp đầu năm để tránh vận đen trong năm hoặc giảm bớt tai họa tật ách.

Sao chiếu mệnh có tác động tới vận hạn là quan niệm của người Trung Quốc xưa, đến nay nhiều người vẫn tin là đúng. Còn theo Phật giáo, vận hạn không phải do sao tốt hay xấu mà do nhân quả. Ngày nay, nhiều nhà chùa vẫn tổ chức lễ cúng dân sao (an sao) giải hạn, nếu theo đúng quan niệm của nhà Phật thì đây là lễ cầu an.

Người có phúc, không cần dâng sao giải hạn thì hoạn nạn cũng tan biến. Người vô phúc, dâng thế chứ dâng nữa, lễ thế chứ lễ nữa, hạn vẫn ập vào đầy thân

Kẻ đã sống lỗi, hoặc buôn gian bán lận, hoặc hãm hại người ngay, hoặc vay tiền không trả, hoặc chiếm đoạt của người thiện, hoặc đơm chuyện đặt điều, hoặc đố kị ghen tị sân si, hoặc phá hoại gia đình người khác, hoặc thủ đoạn để thăng tiến vinh hoa …Những kẻ đó càng lễ càng ra bệnh, càng xin hạn càng về .

Cách giải hạn đơn giản nhất là lấy phúc đức của bản thân mà tiêu trừ đi nghiệp chướng .

Sống tốt, sống thiện, sống cho đi, sống bao dung, sống hiền hoà, sống bình phạm .

Sống phải biết giúp người, sống phải biết thương kẻ khó khăn

Khi đó nhân quả hồi báo, hạn dữ tự khắc tiêu tan

Nghi thức dâng sao giải hạn

Không nên khoá lễ tràn lan, thương mại, xướng được mỗi tên mình

Nên nếu có lễ, hãy lễ 1 mình 1 cảnh. Nếu có lễ, thử lễ tự thân mà kêu cầu.

Tự dâng trình phúc phần bản thân, tự dâng trình duyên cảnh nội ngoại chủ gia. Lễ thế tuy có thể không tinh thông, cũng có thể không chuyên nghiệp nhưng vẫn có sự riêng biệt, cá thể độc lập, duyên cảnh tự mình.

Thành ý tại tâm

Thời gian cúng

Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng

Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng

Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng

Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng

Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng

Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng

Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 hàng tháng

Sao La Hầu: Ngày 8 hàng tháng

Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng

Lễ vật

Hương, hoa quả, trầu, rượu, nước, tiền vàng, gạo, muối, nến (tùy vào tuổi mà dùng số nến tương ứng)

Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.

Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc bài vị, nội dung chữ ghi trên bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau.

Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của bài vị):

Số nến trên của từng Sao được gắn khoảng giữa trên bàn lễ, bên trong cùng của bàn lễ là bài vị.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.

Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:………………………..tuổi…………………………………………………………….

Hôm nay là ngày………..tháng………năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………… Để làm lễ giải hạn sao………………….. chiếu mệnh, và hạn………………………..

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Lễ nghi quan trọng nhất là tâm thành chứ không nên quá câu nệ hình thức, thành cúng bái theo kiểu mê tín dị đoan. Hãy tích nhiều đức làm nhiều việc thiện thì hạn sẽ tự tiêu tan

Hướng Dẫn Cách Cúng Sao Giải Hạn Đúng Cách

Tại sao phải cúng sao giải hạn?

Người Việt từ xa xưa tin rằng, mỗi người mỗi năm có một sao chiếu mệnh. Trong số các sao có sao tốt và sao xấu. Năm gặp sao xấu chiếu mệnh gọi là năm hạn, vì thế mới có câu “49 chưa qua, 53 đã tới”, hay “Thái Bạch bán sạch cửa nhà”… Muốn giảm nhẹ vận hạn, người dân thường làm lễ cúng sao. Ít nhất việc làm này cũng giúp những người rơi vào “năm hạn” yên lòng với tâm lý có thờ có thiêng có kiêng có lành, đã làm lễ giải ách nạn rồi nên mọi điều xấu sẽ qua khỏi.

Có 9 ngôi sao thay nhau chiếu mạng mỗi người và cứ sau 9 năm lại lặp lại vòng tuần hoàn. Trong đó các sao tốt là Thái Âm, Thái Dương, Thủy Diệu, Mộc Đức; các sao xấu là Thái bạch, La Hầu, Kế Đô Vân Hán, Thổ Tú. Trước đây, thường thì người ta chỉ cúng sao giải hạn vào những năm gặp sao xấu.

Tuy nhiên về sau, với suy nghĩ trong sao tốt cũng có những khía cạnh xấu nên nhiều người làm lễ vào tất cả các năm với quan niệm cúng dâng sao để được phù hộ độ trì, giúp cho may mắn, bình an. Hiện nay, các nhà chùa thường làm lễ dâng sao cho tất cả các tuổi, nhiều nơi còn kèm theo thủ tục cắt vận hạn xấu.

Chuẩn bị lễ cúng sao giải hạn tại nhà

Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón. Lễ nghênh, tiễn nhương tinh (cúng sao) được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm.

Tuy vậy, dù sao nào chiếu mệnh thì vào tối ngày rằm tháng giêng (ở miền Nam nhiều chùa cúng sao vào tối mồng 8 tháng giêng), người ta thường sắm đủ phẩm vật, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn đế làm lễ cúng sao tại nhà. Bài vị cúng mỗi sao được viết trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao.

Thời gian: Việc cúng sao giải hạn thường được tiến hành vào đầu năm mới âm lịch, sau đó tiến hành hằng tháng vào từng ngày nhất định tùy theo sao nào chiếu mệnh. Tuy nhiên, phổ biến các gia đình thường chỉ tiến hành cúng sao một lần vào đầu năm, có người chọn đúng ngày của sao chiếu mệnh. Tuy nhiên, thực tế các gia đình đều cúng sao cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà mỗi người mỗi năm lại có sao chiếu mệnh khác nhau, nên việc chọn ngày đúng sao chiếu mệnh là không thể. Do đó, thông thường người ta chọn một ngày thuận tiện trong tháng giêng là được.

Địa điểm: Vì là cúng dâng sao nên lễ thường được thực hiện ngoài trời. Có thể ở ngoài sân trước cửa nhà hoặc trên sân thượng. Ở căn hộ chung cư có thể thực hiện cúng ngoài ban công hoặc xuống sân chung dưới mặt đất trước cửa tòa nhà. Chỉ cần kê chiếc bàn hoặc ghế để đặt mâm lễ là được. Nếu không thể thực hiện được ở các địa điểm như trên, có thể cúng trong nhà cũng không sao.

Hành lễ: Do cúng sao cho tất cả các thành viên trong gia đình, nên khi tiến hành ở nhà không nhất thiết phải bày bài vị, cắm hương hay nến theo sơ đồ của từng sao. Thực chất ở chùa, nhà chùa làm lễ cho hàng trăm gia đình trong một lần nên cũng không thể cắm nến, hương theo sơ đồ từng sao cho từng người riêng biệt được. Vì vậy, chỉ cần sắm lễ và viết sớ cho từng người, hoặc sớ chung cho cả gia đình là được.

Lễ vật gồm:

Hương, hoa, quả (5 loại quả);

Trầu, rượu, nước;

Tiền vàng (10 lễ),

Gạo, muối.

Sớ: Có thể ra chùa nhờ nhà chùa viết sớ, hoặc mua bản sớ mẫu thường bán ở cổng các chùa lớn rồi về điền tên tuổi của từng người trong gia đình vào. Nếu không có sớ thì viết tên tuổi từng thành viên vào văn khấn rồi khi khấn đọc lên cũng không sao.

Bài văn khấn cúng sao giải hạn

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Ngụ tại:…………………………………..

Đèn trời sán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Tổng kết

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mách Bạn Mẹo Đốt Vía Bán Hàng Giải Đen Đúng Cách trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!