Đề Xuất 4/2023 # Hội Nghị Chuyên Đề “Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Nhằm Phát Triển Phẩm Chất, Năng Lực Và Đổi Mới Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Hướng Nghiên Cứu Bài Học # Top 10 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 4/2023 # Hội Nghị Chuyên Đề “Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Nhằm Phát Triển Phẩm Chất, Năng Lực Và Đổi Mới Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Hướng Nghiên Cứu Bài Học # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hội Nghị Chuyên Đề “Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Nhằm Phát Triển Phẩm Chất, Năng Lực Và Đổi Mới Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Hướng Nghiên Cứu Bài Học mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 21/10/2020 tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, thành phố Đà Lạt, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị chuyên đề “Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học’ cho cụm chuyên môn số 1 lựa chọn bộ SGK số 2 có tên gọi “chân trời sáng tạo” do Phòng GDĐT Đà Lạt làm cụm trưởng và 2 đơn vị Bảo Lộc và Đạ Tẻh.

Tại các hoạt động chuyên môn, các đại biểu đã dự giờ 2 tiết môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách chân trời sáng tạo; tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, các đại biểu còn được tham quan mô hình dạy học, trao đổi thêm về chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức bán trú….các hoạt động diễn ra ý nghĩa đối với công tác quản lý hoạt động dạy học và đánh giá học sinh. Các hoạt động chuyên đề đã tháo gỡ các khó khăn trong quá trình dạy học, được đội ngũ CBQL và giáo viên đánh giá rất cao hiệu quả, ý nghĩa của hội thảo chuyên đề.

– Giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy buổi sáng theo dõi và cung cấp thông tin trao đổi với giáo viên buổi chiều có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với các em học sinh còn khó khăn trong học tập, những em chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập trong buổi sáng.

– Tăng cường dự giờ, thăm lớp, thực hiện chuyên đề nhằm hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triên khai thực hiện chương trình; triển khai kế hoạch cho đội ngũ giáo viên cốt cán kịp thời giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cho giáo viên lớp 1. Trong giai đoạn này, giáo viên lớp 1 chỉ dự giờ góp ý, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ tư vấn kịp thời, không đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên.

– Trong quá trình dạy học, nhà trường giao giáo viên phải tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, yêu cầu cần đạt của chương trình, cách thiết kế của sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Giáo viên và nhà trường được chủ động lên kế hoạch chi tiết để giúp học sinh đạt được yêu cầu chuẩn đầu ra cuối năm học mà chương trình đặt ra, nếu có hiện tượng học sinh quá tải vì học quá nhanh thì giáo viên cần điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Điều này chương trình cho phép và là nhiệm vụ của giáo viên.

– Chương trình chỉ quy định yêu cầu cần đạt vào cuối năm lớp 1 không quy định yêu cầu cần đạt ở từng giai đoạn học tập. Theo đó, SGK cũng được thiết kế có tính mở, trao quyền chủ động cho GV. Vì vậy, ở mỗi hoạt động, GV có quyền linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế địa phương. Khi HS còn đang trong giai đoạn làm quen với việc học, giáo viên có thể điều chỉnh giảm yêu cầu cần đạt ở một số kỹ năng. Đối với kỹ năng đọc đoạn, những học sinh đọc chưa tốt chỉ yêu cầu các em đọc được từ ngữ có chứa âm/chữ/vần mới, tiến tới đọc câu ngắn. Những học sinh này có thể vừa đánh vần vừa đọc.

– Giáo viên được quyền xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn đầu ra vào cuối năm học cho mỗi môn học, mỗi sách giáo khoa có các cách tiếp cận khác nhau nên khi triển khai thực hiện, giáo viên cần nắm vững yêu cầu của chương trình, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện thực hiện của nhà trường để xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp (về thời lượng, tiến độ thực hiện, thời khóa biểu…) vì chương trình chỉ quy định thời lượng thực hiện cho mỗi môn học trong một năm và yêu cầu cần đạt cho từng năm học nên giáo viên được quyền xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn đầu ra vào cuối năm học cho mỗi môn học.

– Để thực hiện được chương trình theo chuẩn đầu ra quy định, lớp 1 được tổ chức học 2 buổi/ngày và giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp. Giáo viên khôn giao bài tập về nhà nhằm giúp các em có thời gian nghỉ ngơi và trải nghiệm kiến thức đã được học ở nhà trường với người thân, từ đó hình thành các năng lực, phẩm chất theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Môn Tiếng Việt lớp 1 không coi trọng và đặt yêu cầu cao về tập viết, thời gian đọc của học sinh chiếm thời lượng 60%, trong đó viết chỉ thực hiện khoảng 25%, thời gian còn lại dành cho các kĩ năng nghe, nói và kiểm tra đánh giá. Do vậy, trong quá trình mới bắt đầu dạy học và học sinh mới làm quen cách học tiếng Việt thì giáo viên không quá chú trọng vào viết chữ, bắt học sinh luyện viết nhiều sẽ làm cho học sinh vất vả, mệt mỏi dẫn đến không thích học.

Đối với những lớp sĩ số đông, giáo viên chia nhỏ nhóm đối tượng học sinh để sâu sát, uốn nắn, hướng dẫn kịp thời cho các em, giai đoạn này giáo viên không phải ghi nhận xét nhiều vào vở mà trực tiếp giúp đỡ các em khi gặp khó khăn, ghi nhận tuyên dương các em với tiến bộ nhỏ nhất. Giai đoạn con mới vào lớp 1 đối với môn học Tiếng Việt, điều mà cha mẹ các em quan tâm là cách đánh vần, hướng dẫn đọc viết của các con. Nội dung này giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các cha mẹ học sinh và giúp đỡ kịp thời.

– Đối với kỹ năng viết, với những học sinh viết chưa tốt chỉ yêu cầu các em viết được chữ ghi âm mới, bước đầu hướng tới viết đúng độ cao, độ rộng, chưa đặt ra yêu cầu viết đẹp hoặc viết được các chữ ghi tiếng, ghi từ. Yêu cầu về các kỹ năng này sẽ được nâng cao dần qua từng giai đoạn học tập tiếp sau, tiến tới đạt yêu cầu cần đạt vào cuối năm học.

Tiếp theo Kế hoạch, ngày 23/10/2020 tại Trường TH Nguyễn Trãi huyện Di Linh tiếp tục tổ chức chuyên đề bộ sách giáo khoa số 1 có tên gọi “Kết nối tri thức với cuộc sống” cho thành phần tham dự các trường tiểu học cụm chuyên môn số 2 do Phòng GDĐT Di Linh làm cụm trưởng và các đơn vị Đạ Huoai, Cát tiên và Bảo Lâm.

Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thảo Chuyên đề của học sinh trường Đoàn Thị Điểm – Đà Lạt

Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thảo Chuyên đề của giáo viên trường Đoàn Thị Điểm – Đà Lạt

Trưởng phòng Phòng Giáo dục Tiểu học phát biểu

Đồng chí Tăng Thị Hằng – Phó Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Lạt phát biểu

Tiết dạy minh họa chuyên đề môn Tiếng Việt

Đồng chí Trưởng phòng Phòng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Duy Hải giải đáp thắc mắc

và nêu một số giải pháp giải quyết vướng mắc và định hướng thực hiện dạy học trong thời gian tới

Các Nhà Nghiên Cứu Và Độc Giả Đề Nghị Ngưng Ngay Việc Xây Dựng Bãi Đỗ Xe Bên Trái Trước Lăng Khải Định

1. Trần Viết Ngạc

Tôi đề nghị họp hội đồng tham vấn của TT để lấy ý kiến,gửi lên bộ VHTT&DL,UB Unessco VN, UBND chúng tôi không mời thì một số thành viên đứng ra triệu tập. Cuối cùng là các trí thức ở Huế, các nhà nghiên cứu ở Huế cần lên tiếng nếu đồng ý với phản biện của anh Xuân… Việc ủi một ngôi mộ với toàn bộ kiến trúc và cả bia để ở lăng Tự Đức làm bdx mà không bị truy tố..thì quả là không “nơi nào có được”!

2. Đặng Nhật Minh Đạo diễn dangnhatminh93@

Tôi đã theo dõi trên báo mạng vụ này. Rất đồng tình với sự phản biện của anh. Cám ơn anh rất nhiều.

3. Nhật Minh Đặng (8:20 AM (5 hours ago))

Hết chuyện Lăng Tự Đức bị xâm hại nay đến lăng Khải Định. Tôi ở xa nghe mà buồn quá. May còn có anh ở trong đó để theo rõi và lên tiếng. Tôi cho nguyên do đều xuất phát từ đồng tiền cả. Có lần tôi phát biểu trong một bài trả lời phỏng vấn : Ở đâu đồng tiền ngự trị, ở đó tan nát. Có tiền người ta có thể điều khiển được mọi chuyện và chấp nhận mọi chuyện. Mong anh giữ gìn sưc khỏe để còn tiếp tục bảo vệ Huế.

Thân ái

Đặng Nhật Minh

4. Kiến trúc sư Hồ Viết Vinh vinhhoviet@ – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu-Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tồn và thích ứng là phương thức chúng ta sẽ áp dụng trong trường hợp này. Việc bổ sung chức năng khu đón trả khách & bãi đậu xe là cần thiết cho việc tham quan của du khách. Tuy nhiên, vị trí đặt và hình thức công trình tuyệt đối không làm biến đổi đến tính toàn thể (uniqueness) của di sản. Khuôn viên Lăng Khải Định và không gian xung quanh trong tầm nhìn thị giác là một cấu trúc tương hỗ, do vậy việc tạo nên một bãi đỗ trống phía trước Lăng với màu sắc và tiếng động sẽ ảnh hưởng đến vẻ trầm mặc, trang nghiêm là nơi yên nghỉ nghìn thu của vị Hoàng đế. Chính vì vậy việc chọn lựa vị trí xây dựng và hình thức công trình nên được tham vấn của các chuyên gia chuyên ngành có kinh nghiệm thực tiễn để tránh những tác động xấu không đáng có cho Di sản Quốc gia và Thế giới.

5. Vinh Ho Viet (7:50 AM (6 hours ago))

Góp thêm ý kiến về lựa chọn vị trí bãi đậu xe khách tham quan lăng Khải Định:

Lăng tẩm các vị vua đóng vai trò rất quan trọng hình thành giá trị di sản văn hoá Huế, cái đã được Unesco vinh danh Di sản văn hoá Thế giới. Cũng từ đó vai trò và vị thế của Đô thị Huế được nâng tầm trở thành Thành phố Festival văn hoá được thừa nhận trong và ngoài nước. Trong khi một số công trình trong quần thể di tích Cố đô Huế đang xuống cấp và có nguy cơ trở thành phế tích thì các Lăng tẩm vẫn là nơi “an giấc nghìn thu” của các vị vua nhà Nguyễn. Đây là một điểm khác lạ của quần thể di sản Cố đô. Chính vì lẽ đó mà tất cả những tác động đến sự toàn vẹn của di sản cũng cần sự cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là thiết lập một bãi đậu trả khách ngay trước mặt Lăng – vốn không có từ trước. Quan sát thật kỹ, chúng ta sẽ thấy một số tác động xấu do bãi đỗ xe tạo nên như: tiếng ồn do động cơ; tiếng ồn do cãi vả mua bán và chèo kéo khách; hình ảnh và màu sắc không đồng điệu; Tỉ lệ diện tích bãi đỗ xe trống quá lớn so với các thành phần cấu thành di tích. Tất cả những tác động này đối với chúng ta có thể thấy bình thường nhưng dưới nhãn quan của khách tham quan sẽ trở nên khó chịu, bởi đây là nơi tôn nghiêm trầm mặc. Với những lý do đó tôi xin kiến nghị một số gợi ý sau:

1. Lựa chọn vị trí bãi đậu trả khách trong khoảng cách từ 200m-400m (khoảng cách có thể tiếp cận bằng đi bộ-walkable area): xe khách đón trả khách phía trước cổng Lăng sau đó quay về bãi đỗ để chờ nhận lệnh quay lại rước từ nhân viên điều hành tại cổng. Từ bãi đỗ hình thành đường đi bộ dưới tán cây để du khách có thể thiền đi đến Lăng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan xung quanh. Du khách cũng có thể sử dụng xe đạp, xe điện để đến lăng và khám phá phong cảnh ngôi làng truyền thống xung quanh. Vào những ngày mưa, du khách có thể cầm dù viếng cảnh trên con đường đi bộ đầy hoa: một trải nghiệm thú vị. Thêm vào đó, khôi phục lại bến sông để du khách trải nghiệm “con đường thời gian” trên sông viếng Lăng của các Ông Hoàng, Bà Chúa ngày xưa. Trên con đường đi bộ này cảnh quan sẽ hòa du khách lẫn vào thiên nhiên chuẩn bị tâm thế khi chiêm ngưỡng “cung điện ngàn thu” của vua Khải Định.

2.Vị trí phía trước Lăng sẽ trở thành vườn hoa, bán lưu niệm, chỗ ngồi nghỉ chân chờ xe rước của du khách.

Với cách thức này chúng ta vẫn bảo tồn “di sản đang còn sống” mà vẫn phát huy được giá trị để phục vụ cộng đồng mà không ảnh hưởng đến tính uy nghiêm, trầm mặc của lăng Khải Định.

Hồ Viết Vinh – GĐ Trung tâm nghiên cứu Kiến trúc. Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh

6. Lưu Trọng Văn (4g chiều 14-09-2017)

Những viên đạn bắn vào Huế…

Gã yêu Huế. Nhưng mấy ai dù là người Huế hiểu cho rành cho ngọn, Huế đẹp ở điểm gì? Gã tin cha gã người yêu Huế từng hồn chữ, xác chữ với những câu thơ về Huế:

Chờ em đêm đã khuya rồi

Rộn ràng lá đổ vàng rơi đầy thềm…

Rồi:

Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay

Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông

Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng

Thời gian lặng rớt một dòng buồn tênh…

Rồi:

Mưa chi mưa mãi

Lòng nhớ nhung hoài

Nào biết nhớ nhung ai.

Vâng, cha gã chắc chắn sẽ bảo rằng, Huế đẹp vì Huế…buồn.

Có lần gã chuyện với Trịnh Công Sơn, Sơn bảo, Huế chỉ đẹp khi trên sông Hương chiều vắng, một con đò, khi trên con đường leo dốc Bến Ngự thấp thoáng chiếc áo dài tím.

Gã có lần tới một ngôi nhà xưa cũ trong thành nội, rợn da gà khi từ ô cửa sổ có giàn thiên lý nhè nhẹ tiếng đàn tranh. Rồi thấy thấp thoáng một cô gái chừng 16 tuổi, vừa đàn vừa nhìn lên đám mây bay. Gã đã viết tặng cô gái ấy đôi câu thơ:

Mây bay, mây bay

Bao nhiêu mây cho đủ chở nỗi buốn gái Huế

Nàng ngồi bên cửa sổ

Mải ngắm mây bay, quên gửi nỗi buồn mình.

Khách xa đến Huế nếu không có cảm nhận một nỗi buồn man mát, không cảm nhận sự im lặng của thời gian, không cảm nhận cái xưa xưa một triều đại, không cảm nhận trời mưa một gót chân nhón trên đường, rồi một tiếng rao đêm…rồi một tiếng dạ mà ngàn thương…thì làm sao thấy được hồn Huế.

Huế là không gian duy nhất ở đất nước này để con người dù lang bạt tha phương, dù đô hội kinh kì đẩu đâu trở về tìm lại chính mình cùng sự thiền linh, thiền tâm, thiền tình.

Kẻ nào không hiểu điều ấy, không thấy giá trị ấy, vẻ đẹp ấy của Huế muốn Huế trở thành một không gian náo nhiệt, hội hè,tưng bừng ánh sáng, vút cao những tòa nhà kính, ồn ã những tiếng xập xình, kẻ ấy đang bắn những viên đạn vào Huế.

Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, người mà gã gọi là “nhà Huế học” trách gã sao không lên tiếng về Huế khi người ta ấy đang chĩa súng vào Huế và bóp cò với những đường đạn rạch nát không gian thiền linh, thiền tâm, thiền tình của Huế.

Nói gì bây giờ?

Chỉ ai hiểu được cái buồn khác với nỗi buồn, kẻ ấy mới có thể hiểu được Huế mà thương Huế, yêu Huế.

Chỉ ai hiểu hồn lịch sử trong từng tiếng thở của cỏ cây, của từng viên đá thời gian, của từng sợi hương khói, mới biết cần nhón từng bước chân, dù đường xa để trước cảnh đẹp, trước chiều sâu văn hóa lịch sử mà nghiêng mình.

Vấn đề không chỉ là các ngài quan phủ, quan huyện muốn xây cái này, bãi xe nọ, chỗ ăn chỗ bán bán mua mua cho du khách tới Huế để rồi băm nát di tích cổ xưa bởi những bãi giữ… xe, thực chất giữ … tiền.

Vấn đề là cả một thể chế được xây dựng trên nền tảng văn hóa nào.

Vâng, tiếng vang những viên đạn đang bắn thẳng vào Huế mà nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân cùng nhiều người yêu Huế đang phẫn nộ thét lên chỉ là những viên đạn đạch đùng bị lấn át bởi những tràng đại bác gầm vang nhiều năm nay người ta liên tục nã thẳng vào cái đẹp, cái thơ, cái chiều sâu nhân tình của dân tộc, của lịch sử.

Việc xây dựng bãi đỗ xe gần lăng vua Khải Định, cũng như ở gần lăng vua này, vua nọ ở Huế, thiết nghĩ bài viết của nhà nghiên cứu NĐX là tâm huyết, đầy trách nhiệm với Huế di sản, các nhà chức trách ở…” nước Huệ” nên lắng nghe để có cách làm tốt hơn.

Nhân thể, Bùi Ngu tui có thêm một ý rằng, nên chăng, tìm một địa điểm thích hợp nhất, XD một, và chỉ một “Vườn Xe Du Lịch” chung cho các xe đưa, đón khách tham quan di tích các lăng vua triều Nguyễn ở phía tây thành Huế- (Xe đổ khách xuống tham quan Lăng, chạy đến đỗ chờ dưới tán Xanh của rừng cây (đa số là thông) thì còn chi bằng). Địa điểm XD, sao cho nếu lấy “Vườn Xe” làm trung tâm thì bán kính đến đón khách ở các Lăng (sau khi đã khách tham quan) là hợp lý, thuận lợi là hay nhất.

Gọi nôm là “Vườn Xe Du Lịch” hoặc “Công Viên Xe…” gì đó thì tùy. “Công Viên Xe ” này chỉ tận dụng tán Xanh của rừng, làm thêm các điểm nhấn cảnh quan hoa viên, một số dịch vụ thật cần thiết, cũng theo phương thức Xanh, thân thiện môi trường, tôn trọng cảnh quan, di tích. Đặc biệt lưu ý tạo điều kiện cho các bác tài – lái xe (driver ) nghỉ ngơi thư giãn, phục hồi sức khỏe (trong khoảng thời gian xe đợi đón du khách) để lại hành trình đón, đưa khách du ngoạn Huế, Việt Nam một cách vui vẻ, an toàn, hiệu quả. Mong thế lắm thay, Huệ ơi

8. Nam Son Bui Van (12:18 PM, 14-9-2017)

Thưa Anh Nguyễn Đắc Xuân quý mến,

Rất vui mừng nhận được thư Anh vì lâu quá chưa có dịp gặp nhau! Và rất cảm động trước tâm huyết của Anh đối với việc lên tiếng bảo vệ di tích cố đô Huế (quê hương tuổi thơ của tôi từ khi sinh ra đến khi về lại Hội An, Đà Nẵng sau 1954!). Anh ơi, sau vụ Lăng Tự Đức, nay đến Lăng Khải Định, rồi còn gì nữa? Bao nhiêu tâm sức của bao người phải đổ ra để chỉ lo ngăn chặn những điều ngang trái, còn gì cho xây dựng và phát triển!

Ở xa, chỉ biết mong rằng tiếng nói của Anh và các bạn yêu Huế sẽ được lắng nghe. Và cũng mong anh Nguyễn Văn Cao (chủ tịch tỉnh) mà tôi (và anh Nguyễn Tường Bách) đã hân hạnh quen biết sẽ có giải pháp kịp thời.

Thân chúc Anh khỏe mạnh và thành công!

BVNS

9. Ngô Minh Khôi

Xin nói thêm. TTBTDTCĐ bảo rằng đã có thỏa thuận với Bộ VHTTDL. Tôi nghĩ các cơ quan hành chính không bao giờ có thỏa thuận miệng! Nên phải trình cái bằng cớ giấy thỏa thuận ấy ra. Nếu không trình được là làm không xin phép cơ quan quản lý di tích. Thứ hai: Vùng bảo vệ Di tích ( vùng 1, 2) đối với lăng Khải Định như thế nào, phải trình bản đồ ra cho công luận biết, coi cái bãi đỗ xe đó có nằm ngoài hay trong vùng bảo vệ Di tích! Thứ ba: Bãi đỗ xe du lịch lăng Khải Định mà đến 5.000 mét vuông là quá đáng. Có phải đất là âm mưu “ăn đất” di tích?

10. Nguyen Dang Hung

TT Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nên tham khảo ý kiến của Hội đồng tham vấn khoa học của TT, thực hiện một cuộc thi thiết kế và công khai dự án trước khi chọn giải pháp cho bãi đậu xe. Là người yêu Huế, tôi rất đồng tình với bài phản biện tâm huyết và cụ thể của nhà văn Nguyễn Đắc Xuân!

11. Nguyễn Hồng Trân nghongtran38@

Trân đã nhân được bài phản biện của anh, Trân cũng đồng tình với ý kiến chính của anh.

Chúc anh và gđình các cháu SK.NHT

12. Trần Nguyên Vấn trannguyenvan37@

Cảm ơn anh Nguyễn Đắc Xuân cho những thông tin cụ thể về vụ việc mới ở lăng Vua Khải Định. Bài viết này tôi cũng đã đọc trên FB và hoan nghênh ý kiến của anh.Chúc anh có nhiều đóng góp cho Huế.

13. Thái Kim Lan thaikimlanhue@

Ung ho NDX trong vu nay!

14. Nguyễn Văn Dũng nguyenvandung41@

Đã đọc. Cám ơn anh Xuân.

Rất tâm huyết. Rất thuyết phục. Chỉ mong sao, cũng như Dự án Vọng Cảnh trước đây, TT dừng Dự án, lắng nghe ý kiến của công luận, nhất là những bậc thức giả và tâm huyết như anh Xuân, để vấn đề được sáng rõ hơn, được chín hơn…

15. Ngan Le Ho (Đại học Hoa Sen) nganleho@ cùng với Bửu Nam Nguyễn Phước và 3 người khác

Trả lời báo chí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết: “Chúng tôi cũng đã hỏi ý kiến của thầy phong thủy Vĩnh Cao thì đây là vị trí phù hợp”. Đó là một cách lý giải hoàn toàn mang tính cá nhân, thiếu trách nhiệm khi chưa lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng tham vấn và phớt lờ những cảnh bảo về di sản

16. Manh Pham ( 1:58 AM (12 hours ago)

Kính gửi bác Xuân,

Cháu Mạnh,

17. Nguyen Tu Triet (Sep 11 (1 day ago))

Hoan hô bác Xuân. Rất thuyết phục, hợp tình hợp lý.

18. Bang Do (Sep 11 (1 day ago))

Cám ơn anh,

Mong anh sức khỏe

19. TS Tran tuan tran Thành phố Hồ Chí Minh) 9:18 AM (4 hours ago)

Anh Xuân và Châu ơi,

Nếu không quy hoạch vùng lăng tẫm Huế thành một đặc khu cấm mọi xây dựng mới, thì chừng 20 năm nữa, e tất cả sẽ trở thành khu non bộ như non bộ khu kinh thành Huế của một ngừơi Huế ở quận 9!

Anh Xuân nói mạnh và rộng hơn lên, để mọi người ở Việt Nam và trên thế giới theo anh! Anh nói riêng với mấy ông trời Huế thì cũng như nói với đầu gối!

Thăm Châu và anh Xuân vui mạnh.

Đến vậy mà ngành văn hóa và du lịch của tỉnh và bộ Văn hóa vẫn im lặng được thì khó hiểu quá???

Họ lờ anh ạ!

Đề nghị dừng ngay việc thi công bãi xe

Bác Xuân chỉ ra 3 không, 4 vi phạm và 2 nguyên do. Nhưng bác không nói đến cái nguyên nhân của “nguyên do” đó. Đó là xu hướng ai được giao quản lý cái gì thì tranh thủ mà bán cái đó. Họ sợ không bán nhanh, người khác sẽ bán mất. Trong luật di sản, người ta phải phân vùng bảo vệ di tích, nhưng nếu đã lập bản đồ khoanh vùng rồi thì làm sao bán được!

Đã từng viết thơ Haikâu khi cùng lúc có hai bãi đậu xe Tự Đức, Khải Định:

Trung tâm Di tích nghĩ răng/

Bãi đậu xe được xâm lăng quý Ngài?

27. Le quoc an Sep 11 (1 day ago)

Anh Xuân thân mến

A nen gửi văn bản này cho Bi thu, Ct tỉnh, BT văn hoa và Thủ tướng.

Tôi tin là Thủ tướng sẽ nghe ý kiến của anh.

LQA

28. Lê Tân (Phú Đạt Gia) (Huế)

Kính gửi Huế của Tôi!…

Quả thực trong thời gia ngần đây, chuyên của Huế khá thú vị, và cũng khá nhạy cảm.Tôi bỗng thấy mình thực có lỗi nếu không tham gia ý kin trong một vài sự việc chung quanh về di tích, di sản… Tôi chú ý nhất là sự việc “BÃI ĐÕ XE TRƯỚC LĂNG KHẢI ĐỊNH” khá nhiều ý kiến, tôi chú ý về ý kin của NNC Nguyễn ĐắcXuân và lý giải của Ts. Phan Thanh Hải… bởi hai ý kiến này đều sắc sảo và luận cứ đầu chính đáng.

Sau khi tìm hiểu, thăm quan thực tế… quan điểm cá nhân tôi xin được mạo muội kiến nghị như sau:

Để giải quyết thấu tình đạt lý, nên chăng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nên đứng ra tổ chức một buổi tọa đàm, diễn đàn đối thoại, hội thảo để những nhà nghiên cứu, những nhà sử học, chuyên gia có sự tham dự của Lãnh đạo tỉnh. Tôi tin tưởng với những tấm lòng vì Huế, yêu Huế ai ai cũng muốn xây dựng một thành phố Huế phát triển đồng bộ và bền vững xứng tầm và thỏa mãn kỳ vọng của nhân dân.

Với tôi, tôi từng được nghe một câu nói, một lý giải mà với góc nhìn của một doanh nhân một ngưởi có tham gia tìm hiểu về lịch sử tôi thấy thật thú vị và đáng suy gẩm.

… “BIẾT XÂY DỰNG DI TÍCH THÀNH DI SẢN VÀ DI SẢN THÀNH TÀI SẢN THÌ CHẮC CHẮN SẼ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỄN RẤT BỀN VỮNG”…

Kính chúc mọi điều, mọi việc làm đúng đắn tốt đẹp luôn xãy ra với Huế.

Lê Tân. Huế 16-9-2017

29. Nguyễn Trung Hiếu (Báo Lao Động)

Việc xây dựng bãi đỗ xe để phục vụ khách tham quan lăng Khải Định, ai cũng đồng tình, nhưng phần lớn người xứ Huế không đồng tình việc xây dựng bãi đỗ xe ngay bên trái phía trước lăng Khải Định. Các nhà nghiên cứu và dân chúng đề nghị chuyển qua một địa điểm khác theo quy hoạch của ngành giao thông. Thế nhưng không hiểu sao Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế cứ nhất quyết biện bạch, xây dựng cho kỳ được bãi đỗ xe trên miếng đất bên trái trước lăng Khải Định, chứ không chịu dời địa điểm qua một nơi khác rộng rãi, không ảnh hưởng đến di tích. Việc tranh luận nầy kéo dài đã mấy tháng nhưng chưa thấy ý kiến gì của lãnh đạo Tỉnh Thiên Huế, hay bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cả? Phía sau dự án có lợi ích riêng của nhóm người nào không anh Nguyễn Đắc Xuân?

30. Bảo Duy Linh: Có khả năng là xung quanh diện tích làm bãi xe đã phân lô cho các hàng quán bán thức uống và đồ lưu niệm. Và đã thu Tiền hết rồi. Giờ thay đổi mệt lắm anh H ơi. Huế của ta mà!

Nguyễn Đắc Xuân,

Tập hợp cho đến ngày 9-10-2017

Tuổi Trẻ Thái Bình Tham Gia Giờ Học Chuyên Đề Toàn Tỉnh “50 Năm Thực Hiện Di Chúc Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh”

Thực hiện Kế hoạch số 177-KH/TU,ngày 09 tháng 8 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức giờ học chuyên đề toàn tỉnh “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (1969 – 2019).

Tại hội nghị các đại biểu đã được nghe Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo – nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương đã trực tiếp truyền đạt chuyên đề. Nội dung chuyên đề bao gồm hoàn cảnh ra đời của Di chúc; những thành tựu cơ bản của đất nước, dân tộc 50 năm qua; tình cảm và những lời dạy của Bác với Thái Bình… Những nội dung cơ bản trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ; lời dặn của Hồ Chí Minh về Đảng; về đoàn viên thanh niên; với nhân dân lao động; về phong trào cộng sản thế giới; về công việc sau chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược; về việc riêng sau khi Người về với thế giới người hiền; về lời vĩnh biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh cuối Di chúc. Những thành tựu cơ bản của đất nước, dân tộc, của Đảng sau 50 năm thực hiện Di chúc. Làm rõ và sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị. Trên cơ sở đó khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ Di chúc lịch sử thiêng liêng của Người mãi mãi là nguồn sức mạnh tinh thần dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên con đường xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa như điều mong muốn cuối cùng của Bác:“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Bên cạnh đó, các đại biểu còn hiểu hơn nữa những tình cảm và những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Thái Bình. Những thành tựu của Thái Bình đạt được sau 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số kết quả nổi bật của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội, quốc phòng, an ninh; những gương người tốt, việc tốt, cổ vũ, động viên những tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách và những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm qua.

Thông qua giờ học chuyên đề toàn tỉnh giúp cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hiểu sâu sắc hơn nội dung cơ bản trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; khẳng định giá trị vững bền, tầm vóc to lớn của bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như những tình cảm, công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, với Đảng bộ và nhân dân Thái Bình nói riêng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong việc tu dưỡng, rèn luyện và hành động của toàn Đảng, toàn dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy sự chủ động tích cực của người học; định hướng cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và các tầng lớp nhân dân xác định ý thức trách nhiệm công dân; đặc biệt, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị.

50 năm đã qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bút viết những dòng cuối cùng trong bản Di chúc, thời gian không ngừng trôi với biết bao sự biến đổi và phát triển của đất nước, dân tộc và quốc tế, song những chỉ dẫn của Người trong Di chúc vẫn mãi còn in đậm trong trái tim thế hệ trẻ hôm nay. Đặc biệt những lời dặn của Người trong đó có tư tưởng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vẫn giữ nguyên giá trị to lớn, có ý nghĩa sâu sắc.

Tấm gương đạo đức trong sáng, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, cuộc đời bình dị và những tư tưởng vĩ đại của Bác Hồ kính yêu sẽ mãi là kim chỉ nam dẫn đường, cho tuổi trẻ chúng ta hôm nay tiến bước. Thấm nhuần Di chúc của Người, những cái mới mà ta cảm nhận được làm ta đi từ ngạc nhiên đến xúc động và thương yêu, thương yêu đến trọn đời để vượt lên nỗi đau không gì bù đắp nổi khi phải vĩnh biệt Người, để cùng trọn đời làm theo Bác, xứng đáng với tình thương và niềm tin Bác để lại cho đời, Bác dành trọn cho tuổi trẻ hôm nay./.

Đề Cương Cuộc Thi Tìm Hiểu “30 Năm Ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân Và 75 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam”

Đề cương Cuộc thi tìm hiểu “30 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Câu 1. Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? do ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì?

Để tiếp tục xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa, tháng 12 năm 1944, Lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm lãnh đạo. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội, đồng chí Hoàng Sâm được giao làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo.

Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được nhấn mạnh trong Chỉ thị là: “1. Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền…, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao – Bắc – Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực… 2. Về chiến thuật: vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung… Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”.

Thực hiện Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”. Ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng giòn giã liền hai trận: Phai Khắt (ngày 25/12) và Nà Ngần (26/12), mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, đánh dấu sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam – một tổ chức quân sự mới của dân tộc Việt Nam. Kể từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh, quân đội ta phát triển nhanh chóng, không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, làm nòng cốt trong đấu tranh vũ trang của toàn dân, hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị của quần chúng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Để đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trên cả nước (hợp nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang khác), thành lập Việt Nam giải phóng quân. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (năm 1946), đến năm 1950 được đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22 tháng 12 năm 1944 được lấy làm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Thời cơ để nhân dân Việt Nam vùng dậy giành tự do, độc lập đã đến. Sau khi phân tích tình hình, Trung ương Đảng quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Quân đội ta làm nòng cốt cùng toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc.

Trong năm đầu xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân, quân đội ta vừa xây dựng, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, cùng toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ chống giặc ngoài, thù trong, góp phần bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia toàn quốc kháng chiến, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp (1946-1947); đánh bại âm mưu “bình định” và “phản công” của địch (1948-1952); giành thắng lợi trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1953-1975), Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (1954-1960); chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1972) của đế quốc Mỹ; tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay), Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng sang một giai đoạn mới; cùng toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế ở Cam-pu-chia.

Được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, quân đội ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, thật sự là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, có những đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước trong hơn 30 năm đổi mới. Quân đội đã thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn cả nước. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, xây dựng lòng tin chiến lược, thúc đẩy xu thế hòa bình hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình tình hình mới.

75 năm qua, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội ta đã cùng với toàn dân vượt qua những trặng đường đầy gian lao, thử thách, giành thắng lợi vẻ vang, không ngừng lớn mạnh trưởng thành, cùng toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả với những chiến công nổi bật đó là:

Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã cải trang, dùng mưu tập kích diệt đồn Phai Khắt. Tiếp đó, ngày 26 tháng 12 năm 1944, Đội đánh tiêu diệt đồn Nà Ngần (cách Phai Khắt 15km về phía đông bắc).

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946), với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, các chiến sĩ vệ quốc quân, tự vệ và nhân dân Thủ đô chiến đấu đánh địch rất dũng cảm. Nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra ở Bắc Bộ Phủ, nhà ga, cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân (Hà Nội).

Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 (từ 7-10 đến 20-12-1947): Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch; làm phá sản chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan lãnh đạo và căn cứ địa kháng chiến.

Chiến thắng Biên Giới năm 1950 (từ 16-9 đến 14-10-1950): Quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh; giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở thông giao lưu quốc tế.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 (từ 13-3 đến 7-5-1954): Quân và dân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, khôi phục lại hòa bình ở Đông Dương.

Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ ở miền Bắc (7/2/1965 – 1/11/1968): Quân và dân miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích… buộc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc (ngày 01 tháng 11 năm 1968).

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân ta đã giành thắng lợi vô cùng to lớn như: Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 – 3/1/1965); Chiến thắng Núi Thành (26/5/1965); Chiến thắng Vạn Tường (18 – 19/8/1965); Chiến thắng Plây Me (19/10 – 26/11/1965); Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; Chiến thắng chiến dịch Đường 9 – Nam Lào (30/1 – 23/3/1971).

Quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (6/4/1972 – 15/1/1973); Một lần nữa, quân và dân miền Bắc anh dũng chiến đấu, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của địch, làm nên chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam vào ngày 27 tháng 01 năm 1973.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 (từ 26 đến 30-4-1975): 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của Dinh Độc Lập, đánh dấu thời điểm lịch sử thiêng liêng: Sài Gòn được giải phóng, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Từ khi nước nhà thống nhất, quân và dân ta đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Những thành tích, chiến công, sự trưởng thành lớn mạnh của quân đội ta trong hơn 70 năm qua gắn liền với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và công ơn giáo dục, rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là công cụ bạo lực của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta chiến đấu vì mục tiêu lý, tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân và lợi ích của dân tộc, của nhân dân: Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngoài mục tiêu, lý tưởng đó, quân đội ta không có mục tiêu, lý tưởng nào khác. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự phản ánh sâu sắc, tập trung nhất bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội ta; khác về bản chất so với mục tiêu chiến đấu của quân đội tư sản là nhằm thực hiện đường lối đối nội, đối ngoại phản động của giai cấp bóc lột, chống lại nhân dân lao động trong nước và xâm lược, nô dịch các dân tộc khác.

Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội được cụ thể hóa thành nhiệm vụ chính trị của Quân đội trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng; là định hướng chính trị cho nhận thức và hành động, đồng thời là động lực thúc đẩy mọi cán bộ, chiến sĩ phấn đấu, rèn luyện, xây dựng ý chí, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau: Kiên quyết, kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tích cực, chủ động đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch phủ nhận mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta.

Quân đội ta có ba chức năng cơ bản: Một là, chức năng đội quân chiến đấu – là chức năng cơ bản, chủ yếu, phản ánh bản chất cách mạng, quan điểm, đường lối quân sự của Đảng ta, đồng thời là chức năng nổi trội phản ánh tính chất hoạt động quân sự. Hai là, chức năng đội quân công tác – là chức năng cơ bản, quan trọng thuộc về bản chất, truyền thống của Quân đội ta. Ba là, chức năng đội quân lao động sản xuất – là chức năng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, thuộc về bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội, vừa chiến đấu vừa sản xuất góp phần nâng cao đời sống bộ đội.

Hiện nay, quân đội ta có 5 nhiệm vụ cơ bản: Một là, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Hai là, huấn luyện, xây dựng Quân đội, đơn vị vững mạnh toàn diện. Ba là, tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống bộ đội. Bốn là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Năm là, củng cố, xây dựng và phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị với nhân dân và quân đội các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày 22 tháng 12 – ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

Ý nghĩa của ngày Hội Quốc phòng toàn dân: Là ngày Hội của truyền thống bảo vệ Tổ quốc, ngày Hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” – một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Ngày Hội Quốc phòng toàn dân cũng là dịp để phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu trọng yếu về quốc phòng, an ninh trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thể hiện bước tiến mới trong tư duy lãnh đạo của Đảng ta theo hướng toàn diện, sâu sắc hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải quán triệt sâu sắc và cụ thể hoá, triển khai thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc vừa là đòi hỏi khách quan của chính sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh lịch sử mới, vừa là kết quả tổng kết về lý luận và thực tiễn bảo vệ Tổ quốc dưới lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn, mà trước hết là trong 30 đổi mới. Tư duy mới của Đảng về mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc hiện nay được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau:

Thứ hai, mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc đã được khái quát hoá cao và theo đó nội hàm bảo vệ Tổ quốc được mở rộng, đầy đủ, toàn diện và thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất hơn.

Thứ ba, Đảng ta xác định, trong mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc hiện nay thì “giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, toàn Đảng , toàn dân, toàn quân ta phải nêu cao trách nhiệm quán triệt sâu sắc,triển khai có hiệu quả các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đại hội XII của Đảng xác định. Trong đó, cần tập trung mọi nỗ lực để giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Điều 7, Luật Quốc phòng năm 2018 qui định: “Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường”. Đồng thời, qui định nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:

1. Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hê thống chính trị vững mạnh;

2. Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;

3. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ cùa Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phùhợp đểxây dựng đất nước;

4. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dụ trữ quốc gia cho quốc phòng;chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;

5. Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dần gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

7. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;

9. Kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng; kết hợpquốc phòng với an ninh, đối ngoại;

10. Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;

11. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

Điều 5, Luật Quốc phòng 2018 qui định về quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng như sau:

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Điều 6, Luật Quốc phòng năm 2018 qui định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng như sau:

1. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.

4. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh qui định về giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường như sau:

Đối với Trường tiểu học, trung học cơ sở: Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong trương trình, kết hợp với hoạt động ngoại khóa phù hợp với lứa tuổi. Bảo đảm cho học sinh hình thành những cơ sở hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân; ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Đối với trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề: Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là môn học chính khóa. Bảo đảm cho học sinh có hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 (số 78/2015/QH13), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, có những điểm mới nổi bật đó là:

Các hành vi bị nghiêm cấm: Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự; gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái qui định về nghĩa vụ quân sự; sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái qui định của pháp luật; xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh nhân mãn tính theo qui định của pháp luật.

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Hàng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.

Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo qui định của Pháp luật; đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính qui thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính qui thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Miễn gọi nhập ngũ với những công dân sau đây: Con liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; một con của thương binh hạng hai; một con của thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo qui định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng; công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hội Nghị Chuyên Đề “Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Nhằm Phát Triển Phẩm Chất, Năng Lực Và Đổi Mới Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Hướng Nghiên Cứu Bài Học trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!