Đề Xuất 3/2023 # Học Được Nhiều Ở Trò Chơi Âm Nhạc # Top 10 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 3/2023 # Học Được Nhiều Ở Trò Chơi Âm Nhạc # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Học Được Nhiều Ở Trò Chơi Âm Nhạc mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một chuyên đề đổi mới giảng dạy môn âm nhạc của Trường THCS Châu Văn Liêm, Phú Nhuận. Ảnh: P.N.Q

Từ trước tới nay trong văn hóa dân gian và hiện đại, trò chơi vừa là nhu cầu lớn của con người vừa là phương tiện giáo dục hấp dẫn và hiệu quả. Vì thế những ai biết tổ chức trò chơi trong tiết học là người đó biết cụ thể hóa phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. Đặc biệt trò chơi còn là chất xúc tác, keo kết dính vô hình giúp HS luôn tự tin mạnh dạn nhanh chóng hòa đồng và dễ cởi mở đoàn kết. Ý chí tinh thần đồng đội cũng được rèn luyện qua trò chơi đồng thời trò chơi còn thúc đẩy phát triển sự năng động sáng tạo của từng cá thể. Tuy nhiên do thời lượng tiết học hạn chế trong lúc trò chơi lại cần rất nhiều thì giờ nên GV phải đảm bảo nội dung bài học trước đã sau đó mới tính chuyện tổ chức trò chơi. Nếu không thì chuyện “cháy giáo án” sẽ xảy ra như cơm bữa. Trò chơi chỉ có “đất dụng võ” ở phần củng cố bài, các tiết ôn tập và rộng đường nhất là ở các tiết ôn tập. Một khó khăn khác khi tổ chức các trò chơi cần phải có đồ dùng, đạo cụ mà những thứ đó phải có thời gian chuẩn bị và cả chuyện tiền bạc kinh phí.

Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã tổ chức được một số trò chơi sử dụng trong môn âm nhạc cấp THCS sau để các thầy cô các trường khác tham khảo và cho thêm ý kiến:

– Nghe nhạc đoán tên bài: Nhằm củng cố phân môn học hát và tập đọc nhạc, GV cho nghe một đoạn giai điệu bài hát hoặc bài tập đọc nhạc, đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được điểm.

– Nghe giai điệu xướng lời ca: Sau khi nghe một đoạn giai điệu bài hát, đội nào đọc hoặc hát lại đúng và nhanh nhất thì sẽ thắng.

– Điền tên bài hát vào tên tác giả: GV cho hai bảng phụ có tên tác giả và tên bài hát để HS gắn lại với nhau theo kiểu kết cột. Trò chơi này có thể sử dụng trong phân môn học hát và âm nhạc thường thức.

– Giải ô chữ: Từ các ô chữ cho sẵn, các đội sẽ lần lượt chọn số thứ tự hàng ngang hàng dọc để trả lời theo gợi ý giống như mở từ khóa trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”.

– Đọc ký hiệu nhanh: Các đội nhìn vào bảng phụ có ghi một câu nhạc hoặc một đoạn nhạc ngắn với nhiều dạng ký hiệu để viết tên các ký hiệu vào bảng trả lời.

– Chính tả tiếp sức: GV đọc tên ký hiệu lần lượt mỗi em viết thành ký hiệu trên khuông nhạc. Trò chơi này bổ trợ cho phân môn nhạc lý.

– Phát hiện và sửa sai: GV đưa ra một câu nhạc hoặc một cấu trúc có chỗ sai yêu cầu HS phát hiện ra điểm sai sót và chữa lỗi đúng sẽ được ghi điểm.

– Lặp lại tiết tấu hoặc giai điệu: HS lặp lại một giai điệu (khoảng 10 nốt nhạc) đề nghị các em lặp lại cho đúng. Số điểm tùy vào lần nghe đầu tiên hay các lần nghe sau đó.

– Ai đố hay ai giải hay? Một đội đưa ra câu đố yêu cầu các đội còn lại giành quyền trả lời để ghi điểm. Ra câu đố hay cũng được GV cho điểm cộng.

– Trò chơi đồng diễn – thể dục đồng diễn: Lấy nốt son làm chuẩn cho HS thay đổi tư thế đứng cao hơn hay thấp hơn tùy theo cao độ của từng nốt nhạc. Trò chơi này phát triển kỹ năng nghe và kích thích phản xạ nhanh cho HS.

Khi sử dụng trò chơi trong giờ âm nhạc, GV phải vận dụng linh hoạt tùy theo đối tượng để tăng giảm độ khó dễ chứ không phải “nhất cử nhất động” rập khuôn một cách máy móc. Không tập trung nhiều vào các em giỏi, các em có năng khiếu âm nhạc mà chú ý đều các nhóm đối tượng. Bên cạnh đó GV phải tích lũy được một ngân hàng trò chơi phong phú để thường xuyên thay đổi thực đơn gây hứng thú cho các em. Vừa là người quản trò và trọng tài nên thầy cô phải công minh, khách quan tránh gây mất đoàn kết giữa các đội.

Âm nhạc là nghệ thuật động nên trong các tiết dạy đều có phần hát và tập đọc nhạc đi kèm không có tiết học nào thuần lý thuyết cả. Tâm lý HS cũng vậy cứ đến giờ học nhạc là các em hiếu động hơn, ngồi không yên nhất là những em hay nghịch phá. Vì thế chúng ta phải biết khai thác ưu thế bộ môn qua các trò chơi để khắc sâu kiến thức thì mới có hiệu quả. Dù trong lớp có HS hiếu động hay nghịch phá thì tất cả cũng đi vào quỹ đạo chung của tiết học. Có như vậy giờ dạy mới thực sự thành công.

(GV Trường THCS Trần Quốc Toản, Q.9, TP.HCM)

Lớp Học Cảm Thụ Âm Nhạc Cho Trẻ Em

Lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em là lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ. Lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em, giúp bé phát triển đam mê âm nhạc từ nhỏ.

Vì sao phải cho trẻ đến lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em sớm?

Cho bé trong độ tuổi mầm non hoặc tiểu học tham gia các lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em từ 3 tuổi đến 4 tuổi giờ đây đã không còn là điều quá xa vời ở những gia đình có điều kiện kinh tế dư dã. Âm nhạc, với những tác dụng tuyệt vời của nó như:

– Giúp tâm hồn trở nên phong phú.

– Tăng cảm xúc và tình yêu thương của bé đối với thế giới xung quanh.

– Phát triển khả năng tư duy.

– Phát triển sự sáng tạo…

– Bé ở độ tuổi mầm non thì khó có thể đến lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em để luyện tập với áp lực chuyên nghiệp như người lớn, nếu không khéo léo trong việc chọn lớp phù hợp thì chính sự ép buộc và hà khắc từ giáo viên sẽ khiến bé áp lực hơn và đâm ra chán ghét việc học.

– Sự sai lầm trong phương pháp dạy khi lựa chọn lớp còn gây ra hậu quả nghiêm trọng nữa, chính là việc biến mỗi buổi học trở thành nỗi ám ảnh về âm nhạc và gây tác động xấu đến tâm lý của trẻ.

Độ tuổi mầm non là độ tuổi các bé chỉ có thể cảm thụ được âm nhạc thông qua việc tiếp xúc với đàn và làm quen với các phím đàn, tập đệm một vài nốt để hòa tấu cùng thầy cô hay chỉ đơn giản là chơi những trò chơi âm nhạc nhỏ. Dạy cho trẻ theo phương pháp này chính là việc kết hợp giữa học và chơi với mục đích chính là cảm thụ âm nhạc.

Những lớp học như thế, chỉ nên tổ chức một tuần/buổi nhằm giúp các bé cảm thấy mong chờ mỗi khi đến giờ học thay vì cảm thấy nhàm chán do phải học quá nhiều lần trong tuần. Cho bé học đúng cách sẽ giúp các bé hình thành một tình yêu tự nhiên đối với âm nhạc, đồng thời tạo bước đệm vững chắc để bé tự tin hơn khi bước vào xã hội.

Nên cho bé đến lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em ở đâu?

Đầu tiên, các bậc phụ huynh cần phải hiểu lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em không chỉ đơn thuần là một môn học. Bản chất của hoạt động này là nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn và chuẩn mực mà ở đó các cháu nhỏ có thể đến với âm nhạc một cách tự nhiên và hăng say nhất.

Để có thể lựa chọn được một trung tâm dạy cảm thụ âm nhạc cho trẻ em tốt nhất cho con mình, phụ huynh cần dành thời gian để tìm hiểu thông tin về trường, phương pháp giảng dạy và giáo trình áp dụng cho học viên liệu có phù hợp với độ tuổi của bé.

Nếu phụ huynh vẫn còn đang băn khoăn tìm kiếm, thì có thể tham khảo qua mô hình lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em của MYC Việt Nam.

Với hơn 38 năm hình thành và phát triển, trung tâm đào tạo âm nhạc MYC nay đã có mặt tại Việt Nam và mang đến cho con của bạn phương pháp tiếp cận âm nhạc tiên tiến nhất trên thế giới ” phương pháp tiếp cận đa giác quan”.

Bằng các hoạt động phong phú như: ca hát cùng bé (luyện khả năng nghe, thẩm âm của bé); vận động cơ thể cùng bài hát (nhảy múa, trò chơi sinh động); nghe nhạc cổ điển có chọn lọc; làm quen và phân biệt âm thanh của nhiều loại nhạc cụ khác nhau; học cách giao tiếp, ứng xử với bạn cùng lứa qua bài hát, màn kịch nhỏ; nhận dạng hình ảnh nhìn thấy ở môi trường xung quanh hay trong gia đình bằng ngôn ngữ âm nhạc; hay phát triển vốn từ vựng Tiếng Việt – Ngoại ngữ thông qua bài hát…

Những ưu điểm khi đến lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em

Khi đến các lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em, sẽ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cho bé trong đó phải kể đến:

– Giúp bé phát triển được tư duy

– Gặp gở được nhiều bạn bè khác

– Giúp trẻ biết chơi nhạc cụ từ nhỏ, sẽ là tiền đề lớn cho tương lai sau này của trẻ nếu đi theo con đường nghệ thuật.

– Tăng khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng phản xạ của trẻ

Cam kết, mô hình lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em đã được áp dụng trên thế giới và thu về thành công rực rỡ, nếu bạn cũng muốn con mình trở thành một người tự tin và bản lĩnh trong tương lai thì đừng bỏ qua lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em này. Liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ tận tình!

* TẠI HÀ NỘI : Chi nhánh 1 : Tràng An Complex- Trường Thịnh Bulding số 1 Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt nam . Telephone:(84-24) 62975321

Chi nhánh 2 : 14 Trần Bình Trọng (trong khuôn viên khách sạn Công Đoàn), Hà nội, Việt Nam.

Telephone:(84-24) 62975322

Chi nhánh 3 : 68 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Việt Nam Telephone :(84-24) 62975544

* TẠI TP.HỒ CHÍ MINH :

Tầng trệt toà nhà 83B Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1

Telephone : (84-28) 66833288

* Thời gian làm việc :

Ngày trong tuần từ 14h30-19h30 Thứ 7 & Chủ nhật từ 8h30 – 11h30 , 15h-19h

* Hotline :

090 386 0037 (MYC tpHCM) 091 305 0981 (MYC Hà Nội)

* Email : myc@mycvietnam.com

* Website : mycvietnam.com

* Facebook : MYCVietnam-Dạy Piano theo phương pháp của MYC Canada

Học Cảm Thụ Âm Nhạc Mang Lại Lợi Ích Gì Cho Trẻ

Chắc hẳn chúng ta ai cũng đều hiểu rất rõ tác dụng và vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống, đặc biệt là cảm thụ âm nhạc đối với trẻ nhỏ. Ngay từ khi còn trong bào thai, các nhà khoa học đã khuyên các bà mẹ nên cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, những khúc nhạc giao hưởng du dương, những giai điệu Ba rốc (baroque) sâu lắng, lãng mạn…

Cảm thụ âm nhạc với sự phát triển của trẻ

Khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi lên 2, lên 3 là lúc trẻ bước vào một thế giới rộng lớn với hàng vạn câu hỏi “Vì sao?”, trẻ luôn muốn tìm hiểu, khám phá tất cả mọi thứ xung quanh mình. Lúc này, các nét tính cách của trẻ bắt đầu hình thành, và nếu được định hướng tốt thì trẻ sẽ lớn lên với một nhân cách tốt.

Ở mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có những loại trí thông minh khác nhau, Âm nhạc có thể tác động và kích thích cho các loại trí thông minh ấy phát triển đồng đều. Trẻ được nghe nhạc từ sớm sẽ giúp hoạt bát, thông minh và sáng tạo hơn, tư duy nhạy bén và có một đời sống nội tâm phong phú hơn.

Thông qua hoạt động nghe các giai điệu có lời, không lời sẽ giúp cho trẻ tưởng tượng ra thế giới xung quanh đầy màu sắc. Trẻ có thể mô tả các hình tượng thông qua các động tác hình thể, qua điệu bộ cử chỉ, hay biểu cảm trên khuôn của mình. Qua đó trẻ sẽ thỏa sức sáng tác các giai điệu để nói lên những rung cảm của bản thân trước các sự vật, hiện tượng xung quanh mà trẻ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó sẽ kích thích trí sáng tạo của các bé một cách tối đa.

Khoa học đã chứng minh trẻ biết hát trước khi biết nói, thông qua những bài luyện tập về ngữ âm (nguyên âm, phụ âm) theo giai điệu khi còn nhỏ giúp trẻ phát âm chuẩn chính xác. Khi lớn dần lên trẻ sẽ rèn luyện được về khả năng ngôn ngữ thông qua hoạt động đánh giá, nhận xét.

Được thể hiện qua việc trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ý kiến cá nhân khi nghe một tác phẩm trong mỗi tiết học cảm thụ âm nhạc ra trước mọi người.

Thông qua hoạt động vận động theo nhạc, vận động cùng các dụng cụ hỗ trợ. Với các vận động nhỏ riêng lẻ từng bộ phận trên cơ thể và vận động toàn thân có sự kết hợp của tất cả các bộ phận. Trẻ được phát triển về hệ cơ, xương. Hoạt động chơi ngón tay giúp trẻ phát triển về cảm nhận xúc giác và chuẩn bị tốt nhất để có thể chơi các nhạc cụ sử dụng tay ở bậc học cao hơn.

Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tâm tư, tình cảm của con người. Vì thế khi đến với Cảm thụ Âm nhạc trẻ sẽ được rèn luyện cách biểu lộ mọi cung bậc của cảm xúc, tình cảm: khi vui, khi buồn, khi háo hức, khi bất ngờ…một cách linh hoạt thông qua tính chất của các giai điệu âm nhạc.

Ở lứa tuổi 18 tháng đến 6 tuổi, tất cả các giờ học Cảm thụ Âm nhạc đều là giờ học nhóm. Trong giờ học trẻ được chia sẻ ý kiến cá nhân về mọi thứ trẻ cảm nhận được với bạn bè, thầy cô và ý kiến của trẻ được công nhận Vì thế trẻ cảm thấy tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Và trong những giờ học cảm thụ âm nhạc, trẻ được cùng nhau chơi trong 1 bài hòa tấu, cùng hát trong 1 bài hát sẽ dạy trẻ cách biết lắng nghe, kết nối với bạn bè nhiều hơn.

ảm thụ Âm nhạc không chỉ đơn thuần là học các kiến thức âm nhạc mà trong đó có sự tích hợp của các môn nghệ thuật như: hội họa, múa, kiến thức tự nhiên xã hội, toán học, văn học…Vì vậy trẻ không những được học kiến thức âm nhạc mà còn được làm quen với các kiến thức của môn học khác thông qua âm nhạc.

7 Trò Chơi Học Tiếng Anh Trong Lớp Thú Vị (Có Thể Tổ Chức Online)

Từ bé tôi đã thích chơi hơn học, và thật là ngại khi phải thú nhận rằng hầu hết các từ tiếng Anh tôi sử dụng tốt, là do tiếp xúc với chúng thường xuyên trong… trò chơi điện tử. Song thời “tự kỷ” đó qua rồi, giờ thì tôi thích những trò chơi học tiếng Anh trong lớp, ý là các trò chơi tập thể giúp bạn học tiếng Anh.

Trò chơi học tiếng Anh trong lớp #1 – Thay đổi một chữ

Trò chơi học tiếng Anh này cực đơn giản mà vui, và có thể sẽ không bao giờ có hồi kết. Đơn giản là bạn đưa ra hai chữ tiếng Anh. Người tiếp theo sẽ thay đổi một chữ, và người tiếp theo lại thay đổi nó. Kết quả là chúng ta sẽ được ôn lại rất nhiều từ tiếng Anh cũ, hoặc tạo ra những từ tiếng Anh mới.

Trò chơi học tiếng Anh trong lớp #2 – Nối tên bài hát

Đầu tiên bạn đưa ra một bài hát, tất nhiên với tên đầy đủ của nó. Ví dụ ở đây tôi đã đưa ra bài hát It’s my Life của ca sĩ Bon Jovi. Chữ cuối cùng trong bài đó là Life, sẽ là chữ đầu tiên trong bài hát tiếp theo mà người tiếp theo đưa ra, ví dụ Life is Wonderful của Jason Mraz. Tất nhiên, môi trường Online, thì nên đăng kèm Link Youtube để nghe luôn ^^!

Một lưu ý là bạn có thể giảm độ khó của trò chơi tiếng Anh trong lớp này bằng cách ngoài từ cuối cùng trong tên bài hát, có thể cho thêm chữ cuối cùng trong phần lời bài hát ^^! (nó sẽ kích thích mọi người nghe hết cả bài, ha ha).

Trò chơi học tiếng Anh trong lớp #3 – Đoán chữ viết tắt

Trò chơi học tiếng Anh trong lớp này đảm bảo sẽ rất vui, nếu bạn chia đội và đấu đối kháng hai bên. Tức là mỗi đội sẽ có một lượt, và đội nào không tiếp tục được thì sẽ thua. Luật chơi rất đơn giản, bạn đưa ra 2 hoặc 3 chữ cái bất kỳ (càng nhiều chữ sẽ càng khó), yêu cầu mọi người đoán xem nó là viết tắt của những chữ gì (trong tiếng Anh).

Trò chơi học tiếng Anh trong lớp #4 – Kể chuyện tiếp nối

Cách tổ chức trò chơi học tiếng Anh này rất đơn giản như cái tên của nó. Mọi người sẽ cùng tham gia “chế tác” một câu chuyện, lần lượt mỗi người một câu, và chúng ta sẽ có một khoảng thời gian rất thú vị, cùng những tràng cười vỡ bụng. Tin tôi đi, rất nhiều người sẽ được khai quật khả năng hài hước khi tham gia trò chơi này.

Trò chơi học tiếng Anh trong lớp #5 – Từ xáo trộn

Đây là một trò chơi học tiếng Anh rất kinh điển. Đơn giản là các chữ cái được đưa lên các miếng gỗ (hoặc nhựa) nhỏ, người chơi sẽ sắp xếp chúng lại thành một từ có nghĩa. Song phiên bản trò chơi học tiếng Anh trong lớp thì đơn giản hơn. Bạn có thể xáo trộn trật tự của một từ tiếng Anh nào đó, rồi yêu cầu mọi người tìm ra từ gốc ban đầu.

Trò chơi học tiếng Anh trong lớp #6 – Nhìn hình đoán chữ

Tương tự như trò chơi học tiếng Anh trong lớp thay đổi một chữ, trò này cũng có thể tổ chức thi đua giữa các tổ đội trong lớp rất tốt. Nếu như bạn có slide, máy chiếu thì sẽ rất thuận tiện, còn nếu không thì cũng không sao (rồi tôi sẽ chỉ cách). Luật chơi rất đơn giản, bạn chiếu ra một hình ảnh, và cho mọi người đọc tên tất cả thứ có trong đó bằng tiếng Anh.

Khi đã đọc hết, bạn công bố đáp án và chuyển sang hình ảnh tiếp theo. Nếu không có máy chiếu, bạn vẫn có thể tổ chức trò chơi học tiếng Anh trong lớp này bằng cách in ra những tấm ảnh lớn (khoảng cỡ A4 là được), phát cho mỗi đội một tấm và cho thời gian để tìm kiếm, thi đua, làm việc nhóm.

Trò chơi học tiếng Anh trong lớp #7 – Cùng dịch danh ngôn

Tác dụng của những câu châm ngôn rất lớn, chúng không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức, mà còn có thể sử dụng trong bài nói hoặc bài thuyết trình của bạn để gia tăng ấn tượng. Đặc biệt, những câu châm ngôn bằng tiếng Anh thì lại nhân đôi lợi ích, vì thế mà đây cũng là một trò chơi học tiếng Anh trong lớp không thể bỏ qua.

Một món quà nhỏ, đó là 100 châm ngôn cảm hứng (song ngữ) về thành công do Fususu tổng hợp.

100 hình ảnh danh ngôn về thành công (song ngữ), vừa tạo cảm hứng, vừa học tiếng Anh

Thông tin của bạn được bảo mật, và bạn có thể dừng nhận mail bất cứ lúc nào bạn muốn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Được Nhiều Ở Trò Chơi Âm Nhạc trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!