Đề Xuất 3/2023 # Học Cảm Thụ Âm Nhạc Tại Hcm # Top 5 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 3/2023 # Học Cảm Thụ Âm Nhạc Tại Hcm # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Học Cảm Thụ Âm Nhạc Tại Hcm mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dạy cảm thụ âm nhạc tốt nhất là dạy cho trẻ trong giai đoạn từ 0-12 tuổi. Vì độ tuổi này trẻ nghe tốt nhất, thính giác của trẻ đang tinh nhạy nhất. Qua giai đoạn này khả năng nghe kém hơn và việc tiếp nhận thông tin âm nhạc tinh tế qua tai cũng giảm dần.

Trẻ học cảm thụ âm nhạc là học qua bài học và các hoạt động được tiến hành trong lớp ngoài việc kích thích các hoạt động tinh thần cho trẻ còn bao gồm cả các kiến thức nhạc lý đi kèm.

Trẻ học gì khi tham gia lớp Cảm Thụ Âm Nhạc?

Chương trình dạy âm nhạc mầm non tại Việt Thương Music

Music for Little Mozarts

Cao độ

Cao độ ( hay độ cao) là độ cao thấp của âm thanh được đo bằng tần số dao động, tần số dao động càng nhiều thì âm thanh càng cao và ngược lại. Trong âm nhạc người ta đã sắp xếp các âm thanh tự nhiên theo trật tự từ thấp đến cao ( đồ, rê, mi, fa, son…) được ký hiệu bằng các chữ cái trên khuông nhạc.

Đối với các trẻ thông thường thì dừng lại ở việc trẻ nghe và cảm nhận được âm thanh đó bên trong mà chưa có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Với những trẻ có năng khiếu âm nhạc, những gì nghe thấy sẽ được thể hiện ra bên ngoài bằng thái độ, hành động, cử chỉ như hát lại các cao độ đã nghe một cách chính xác.

Dựa vào yếu tố này, các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé các giáo viên sẽ kết hợp giữa việc học mà chơi – chơi mà học chơi trẻ bằng các trò chơi âm nhạc, các hoạt động liên tục trong giờ học như nhận biết nhạc cụ mới, cách tạo ra âm thanh nhạc cụ, cách nhận biết cao độ, hát lại cao độ theo hướng dẫn, bước đầu hướng trẻ theo cách học nhạc chính quy.

Trẻ em trên 5 tuổi đã có nhận thức tốt hơn nên khả năng cảm nhận tốt hơn, khá rõ ràng và thuận thục. Vì vậy ở lứa tuổi này trẻ sẽ được quan tâm nhiều đến việc phát triển năng khiếu, chứ không còn dừng ở mức độ cảm thụ nữa. Đặc biệt có những trẻ 5 tuổi đã có thể nhớ được nốt la thanh mẫu trong đầu, nếu được tiếp xúc thường xuyên và luyện tập một cách bài bản thì những biểu hiện, phản ứng, sự nhạy bén, khả năng của trẻ dần được hình thành và ngày càng tăng lên theo thời gian.

Dựa theo biên độ phát triển âm nhạc thông thường như vậy, sau 5 tuổi khi các bé đã qua quá trình cảm thụ âm nhạc, ba mẹ có thể hướng các bé tập trung vào một bộ môn nhạc cụ cụ thể nếu bé thực sự yêu thích và có khả năng.

Trường độ

Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh, phụ thuộc vào thời gian dao động của nguồn phát âm, tầm cũ dao động càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài. Trẻ có thể nghe được âm thanh có trường độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển của cơ quan thính giác và có thể bắt chước lại nếu trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. Chính vì vậy, ngoài những bài hát, trò chơi nhận biết cao độ, giáo viên dạy học sẽ có những bài học để trẻ nhận biết trường độ dài ngắn của âm thanh xen lẫn, tạo nền tảng cho quá trình học nâng cao hơn sau 5 tuổi.

Cường độ

Cường độ là độ to nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào tầm cữ của nguồn phát âm. Trong giờ học giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ nhận biết âm thanh to nhỏ khi phát ra, điều này biểu hiện rõ nét ở các bản nhạc cổ điển, khi được nghe trẻ sẽ nhận biết một cách rõ ràng.

Tiết tấu

Trẻ 3-5 tuổi có thể cảm nhận được nhịp điệu đơn giản, có thể phân biệt được các dạng tiết tấu khác nhau, có thể phân loại được được tiết tấu nhanh hay chậm, vừa dựa theo nhịp điệu của bản nhạc. bằng các bài hát nhẹ nhàng, hay sôi động giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng các nhạc cụ đơn giản thực hiện theo tiết tấu. Hoặc các vận động tay chân theo tiết tấu bài hát đang chơi.

Đối với những trẻ có năng khiếu, giáo viên sẽ theo dõi phát hiện ra các em từ chính những bài tập tiết tấu để có thể tư vấn cho ba mẹ tập trung tốt hơn cho bé, có thể đào tạo theo hướng chuyên nghiệp.

Giai điệu

Giai điệu là sự nối tiếp các âm thanh thành một bè có tổ chức về phương diện điệu thức, tiết nhịp, tiết tấu. Đây là hình thức biểu hiện cao nhất của cao độ kết hợp tiết tấu. Trẻ có thể nhận ra khi một giai điệu thay đổi đường nét lên xuống, trẻ có thể nhớ một giai điệu hoàn chỉnh.

Trẻ 3-5 tuổi có thể nhận biết được các giai điệu đơn giản dựa trên sự thay đổi trật tự các âm thanh, và có thể biểu hiện theo cách riêng của chúng. Có trẻ nhún nhảy hào hứng vỗ tay theo điệu nhạc một cách tự phát, có trẻ lạ ý thức hơn nhắm vào đường nét giai điệu hát nhẩm theo một cách chính xác. Sự cảm thụ âm nhạc còn biểu hiện ở việc trẻ muốn nghe loại nhạc nào và không thích loại nào.

Đây cũng là một yếu tố xác định mức độ năng khiếu, khả năng âm nhạc của trẻ. Các giáo viên sẽ lồng ghép để làm nổi bật phần giai điệu giúp trẻ dễ thuộc dễ nhớ, đồng thời kích phát trí nhớ của trẻ trong mỗi bài học.

Âm sắc

Âm sắc là màu sắc của âm thanh, màu sắc ở đây là trong, đục, khàn, gay gắt, êm dịu, chói tai … của âm thanh. Mỗi nhạc cụ, mỗi vật phát âm đều có âm sắc khác nhau dù có cùng cao độ. Âm sắc có thể phân biệt rõ nhất là giọng hát nam hay nữ.

Trong lớp cảm thụ ấm nhạc giáo viên sẽ dạy cho trẻ hiểu về âm sắc, giọng cao hay giọng thấp qua các bài tập phân biệt âm thanh của đồ vật, con vật…

Hòa âm

Hòa âm là sự kết hợp các âm thanh thành chồng âm và có sự liên hệ nối tiếp nhau có quy luật của các chồng âm đó, hòa âm chắp cánh cho giai điệu thêm bay bổng, tăng hiệu quả diễn đạt cho giai điệu. Đối với trẻ giai đoạn đầu thì hòa âm là một khái niệm xa vời. Tuy nhiên, các giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ bước đầu phân biệt sự pha trộn của các âm thanh là mềm mại, hòa hợp hay gay gắt căng thẳng trong các bài học.

Âm hưởng vang lên trẻ có thể thấy cái hay của âm nhạc, dù chưa hiểu biết nhiều nhưng cũng đủ kích thích niềm hứng khởi, làm trẻ dễ chịu và có cái nhìn thiện cảm với âm nhạc sau này.

Lớp học cảm thụ âm nhạc cho bé tại HCM

Hiện tại ở HCM cũng có nhiều lớp dạy cảm thụ âm nhạc, hoặc các nền tảng cơ bản phát triển âm nhạc khác như Piano mầm non,…

Trong chương trình Piano mầm non cho bé Giáo trình Music for Little Mozarts và Kawai Music School dạy tại Việt Thương Music có chương trình Cảm thụ âm nhạc. Nền tảng học nhạc của bé đi lên từ cảm thụ, từng nốt âm, từ các nghe cường độ, cao độ.

Lớp nhạc cho bé 7 tuổi trở lên:

Tại sao nên cho bé học cảm thụ âm nhạc

Âm nhạc gắn liền với tuổi thơ của bé, đó là điều tất nhiên và không thể phủ nhận rằng, trẻ sẽ có lợi thế hơn rất nhiều khi được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm.

Âm nhạc sớm cho bé Kích thích khả năng tư duy sáng tạo: trẻ có thể thỏa sức sáng tạo ra những giai điệu để nói lên cảm xúc của bản thân trước mọi sự vật trong thế giới âm nhạc của riêng mình. Đây sẽ là yếu tố giúp kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ một cách tối đa nhất.

Âm nhạc sớm cho bé Phát triển kỹ năng giao tiếp và kết nối: các lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em đa phần sẽ là những giờ học nhóm, nơi trẻ sẽ được thể hiện ý kiến cá nhân về mọi thứ xung quanh từ bạn bè đến thầy cô. Hoạt động này giúp trẻ cảm thấy bản lĩnh hơn, tự tin hơn để từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp lẫn kết nối với mọi người.

Âm nhạc sớm cho bé Tăng cường khả năng tiếp nhận ngôn ngữ: qua những bài luyện tập về ngữ âm (phụ âm, nguyên âm) khi học hát, đọc, viết, bé sẽ biết cách phát âm chuẩn và chính xác nhất thông qua giai điệu từ đó khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được hoàn thiện hơn.

Âm nhạc sớm cho bé Phát triển kỹ năng vận động: hoạt động chơi trên những phím đàn piano hoặc nhảy múa chính là cách phát triển hệ cơ xương tốt nhất cho trẻ, đây cũng là bước đệm đầu tiên để trẻ chuẩn bị cho việc học nhạc cụ khác ở bậc cao hơn.

Trẻ học cảm thụ âm nhạc ở giai đoạn 0-6 tuổi như thế nào:

Trẻ 0-3 tuổi đã có thể hiểu về âm nhạc ở mức độ sơ đẳng, các âm thanh của âm nhạc tác động đến trẻ như mọi âm thanh khác. Trẻ em có thể nghe và hiểu được những âm thanh mà chúng nghe. Chúng có thể biết cách mở cửa của mẹ, cách gõ cửa của ba khác nhau như thế nào. Tiếng của người lạ âm vực có làm chúng thoải mái hay không?

Ở giai đoạn 0-3 các âm thanh thanh mà bé cảm nhận được chỉ mang tính bản năng, chưa có sự phân biệt giữa âm thanh và tiếng động, chưa thể phân biệt được âm nhạc ( tiếng động có độ cao xác định) và tiếng ồn ( tiếng động có độ cao không xác định). Tuy nhiên trẻ sẽ thích các âm thanh âm nhạc hơn, bởi tính chất mềm mại, dễ tiếp nhận.

Vì vậy ở lứa tuổi từ 0-3, các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé đơn thuần là để bé làm quen với những âm thanh mang tính nhạc, và thường ít có trung tâm hay trường nhạc có lớp cảm thụ cho bé ở lứa tuổi này, phần lớn sẽ tập trung cho các bé từ 3-5 tuổi với các chương trình học nâng dần theo độ tuổi. Vậy các bé 3-5 tuổi sẽ học gì?

Trẻ từ 3-5 tuổi có khả năng nhận biết cao độ, âm sắc của các nhạc cụ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của cơ quan thính giác. Trẻ có khả năng nghe thấy được những âm thanh được sắp xếp theo trình tự (7 âm) hoặc sự xáo trộn các âm không theo trình tự.

3-5 tuổi là thời gian thích hợp để bố mẹ đầu tư lâu dài cho con, vì khi này khi đó khả năng tương tác của bé với thầy cô đã tốt. Viêc học cũng dễ dàng hơn so với các bé 3 tuổi trở lại.

Vì vậy mà các lớp nhạc tại Việt Thương Music hay những lớp học cảm thụ âm nhạc tại HCM khác cũng nhận các bé từ 3 tuổi trở lên.

Sau khi học các khóa đó thì bé có thể học được các môn khác như Piano, vocal, organ, guitar, trống, violin… đều được.

Xem các lớp học nhạc cho bé mầm non tại Việt Thương Music:

Tại Sao Nên Cho Bé Học Cảm Thụ Âm Nhạc

Âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển trí thông minh, khích lệ tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận tinh tế những nét đẹp trong cuộc sống mà còn giúp trẻ bộc lộ cảm xúc của mình với môi trường xung quanh.

Vậy TẠI SAO NÊN CHO BÉ HỌC CẢM THỤ ÂM NHẠC ?

* Trí sáng tạo: Thông qua hoạt động nghe các giai điệu có lời và không lời, trẻ tưởng tượng ra thế giới xung quanh với đầy màu sắc lung linh. Trẻ tạo ra các hình tượng mô tả thế giới bằng động tác hình thể, bằng điệu bộ cử chỉ, bằng biểu cảm khuôn mặt để trình diễn. Trẻ sáng tác ra các giai điệu để nói lên sự rung cảm của bản thân trước các sự vật, hiện tượng mà trẻ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, trẻ phát huy được trí sáng tạo tối đa.

* Khả năng ngôn ngữ: Khoa học đã chứng minh trẻ biết hát trước khi biết nói, thông qua những bài luyện tập về ngữ âm (nguyên âm, phụ âm) theo giai điệu khi còn nhỏ giúp trẻ phát âm chuẩn chính xác. Khi lớn dần lên, trẻ sẽ rèn luyện được về khả năng ngôn ngữ thông qua hoạt động đánh giá, nhận xét.

* Khả năng đánh giá, nhận xét: Được thể hiện qua việc trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ý kiến cá nhân khi thưởng thức một tác phẩm âm nhạc ra trước mọi người.

* Kĩ năng vận động, thể chất:Thông qua hoạt động vận động theo nhạc, vận động cùng các dụng cụ hỗ trợ, trẻ được phát triển về hệ cơ, xương. Hoạt động chơi ngón tay giúp trẻ phát triển về cảm nhận xúc giác và chuẩn bị tốt nhất để có thể chơi các nhạc cụ sử dụng tay ở bậc học cao hơn.

* Khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc: Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tâm tư, tình cảm của con người. Vì thế, khi đến với cảm thụ âm nhạc, trẻ sẽ được rèn luyện cách biểu lộ mọi cung bậc của cảm xúc, tình cảm: khi vui, khi buồn, khi háo hức, khi bất ngờ,… một cách linh hoạt thông qua tính chất của các giai điệu âm nhạc.

* Kĩ năng giao tiếp, kết nối: Ở lứa tuổi 18 tháng đến 6 tuổi, tất cả các giờ học cảm thụ âm nhạc đều là giờ học nhóm. Trong giờ học, trẻ được chia sẻ ý kiến cá nhân về mọi thứ trẻ cảm nhận được với bạn bè, thầy cô và ý kiến của trẻ được công nhận. Vì thế trẻ cảm thấy tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Và việc cùng nhau chơi trong một bài hòa tấu, cùng hát trong một bài hát sẽ dạy trẻ cách biết lắng nghe, kết nối với bạn bè.

* Kiến thức về tự nhiên xã hội: Dạy/ học Cảm thụ âm nhạc không chỉ đơn thuần là dạy/ học các kiến thức âm nhạc mà trong đó có sự tích hợp của hội họa, múa – thể chất, thuyết trình, kiến thức tự nhiên xã hội, toán học, văn học,…Vì vậy, trẻ không chỉ được học kiến thức âm nhạc mà còn được làm quen với các kiến thức của môn học khác thông qua âm nhạc.

ĐĂNG KÍ VÀ TƯ VẤN KHÓA HỌC TỪ CHUYÊN VIÊN GIÁO DỤC TRUNG TÂM MUSIC TALETN

Những Khóa Học Cảm Thụ Âm Nhạc Mà Abm Đang Đào Tạo

Cảm thụ, thụ hưởng âm thanh, âm nhạc một cách đa chiều, là lý thuyết nền tảng cơ sở để học âm nhạc. Cảm thụ âm nhạc khơi dậy tình yêu âm nhạc, tạo bước nền vững chắc về sau. Cảm thụ âm nhạc sẽ giúp bạn nhận biết, thưởng thức và phân tích nhiều thể loại âm nhạc.

1. Tác dụng, hiệu quả của việc học cảm thụ âm nhạc

– Cảm thụ âm nhạc kích thích trí sáng tạo.

Thông qua hoạt động nghe các giai điệu có lời, không lời sẽ giúp cho trẻ tưởng tượng ra thế giới xung quanh đầy màu sắc. Trẻ có thể mô tả các hình tượng thông qua các động tác hình thể, qua điệu bộ cử chỉ, hay biểu cảm trên khuôn của mình. Qua đó trẻ sẽ thỏa sức sáng tác các giai điệu để nói lên những rung cảm của bản thân trước các sự vật, hiện tượng xung quanh mà trẻ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó sẽ kích thích trí sáng tạo của các bé một cách tối đa.

– Cảm thụ âm nhạc tăng khả năng ngôn ngữ

Khoa học đã chứng minh trẻ biết hát trước khi biết nói, thông qua những bài luyện tập về ngữ âm (nguyên âm, phụ âm) theo giai điệu khi còn nhỏ giúp trẻ phát âm chuẩn chính xác. Khi lớn dần lên trẻ sẽ rèn luyện được về khả năng ngôn ngữ thông qua hoạt động đánh giá, nhận xét.

– Tăng khả năng đánh giá, nhận xét

Được thể hiện qua việc trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ý kiến cá nhân khi nghe một tác phẩm trong mỗi tiết học cảm thụ âm nhạc ra trước mọi người.

– Cảm thụ âm nhạc đối với kĩ năng vận động, thể chất

Thông qua hoạt động vận động theo nhạc, vận động cùng các dụng cụ hỗ trợ. Với các vận động nhỏ riêng lẻ từng bộ phận trên cơ thể và vận động toàn thân có sự kết hợp của tất cả các bộ phận. Trẻ được phát triển về hệ cơ, xương. Hoạt động chơi ngón tay giúp trẻ phát triển về cảm nhận xúc giác và chuẩn bị tốt nhất để có thể chơi các nhạc cụ sử dụng tay ở bậc học cao hơn.

– Khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc

Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tâm tư, tình cảm của con người. Vì thế khi đến với Cảm thụ Âm nhạc trẻ sẽ được rèn luyện cách biểu lộ mọi cung bậc của cảm xúc, tình cảm: khi vui, khi buồn, khi háo hức, khi bất ngờ…một cách linh hoạt thông qua tính chất của các giai điệu âm nhạc.

– Cảm thụ âm nhạc dạy trẻ các kĩ năng giao tiếp, kết nối

Ở lứa tuổi 18 tháng đến 6 tuổi, tất cả các giờ học Cảm thụ Âm nhạc đều là giờ học nhóm. Trong giờ học trẻ được chia sẻ ý kiến cá nhân về mọi thứ trẻ cảm nhận được với bạn bè, thầy cô và ý kiến của trẻ được công nhận Vì thế trẻ cảm thấy tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Và trong những giờ học cảm thụ âm nhạc, trẻ được cùng nhau chơi trong 1 bài hòa tấu, cùng hát trong 1 bài hát sẽ dạy trẻ cách biết lắng nghe, kết nối với bạn bè nhiều hơn.

– Cảm thụ âm nhạc bổ trợ các kiến thức về tự nhiên – xã hội

Dạy/ học Cảm thụ Âm nhạc không chỉ đơn thuần là dạy/ học các kiến thức âm nhạc mà trong đó có sự tích hợp của các môn nghệ thuật như: hội họa, múa, kiến thức tự nhiên xã hội, toán học, văn học…Vì vậy trẻ không những được học kiến thức âm nhạc mà còn được làm quen với các kiến thức của môn học khác thông qua âm nhạc.

ABM MUSIC – Địa điểm học Cảm thụ âm nhạc chất lượng, uy tín

– Lớp học cảm thụ âm nhạc tại trung tâm ABM được chia thành 2 khóa: một khóa dành cho các bé 3 – 4 tuổi, một khóa dành cho các bé 5 – 6 tuổi, – Các bé có nhu cầu muốn học/ chơi các loại nhạc cụ. – Các trường mầm non có nhu cầu về các khóa cảm thụ âm nhạc hoặc giáo viên cảm thụ âm nhạc.

3. Nội dung khóa học

Khóa học cảm thụ âm nhạc tại ABM Music, bé sẽ được tham gia các hoạt động về cảm thụ âm nhạc như: nghe, múa, vẽ, hát, kể chuyện, thẩm âm – tiết tấu… Bé cũng sẽ được học lý thuyết cơ bản và các kĩ năng cảm thụ âm nhạc với một phương pháp giảng dạy đầy hứng thú thông qua các trò chơi và các trải nghiệm thực tế với các dụng cụ dành cho cảm thụ âm nhạc như trống, chuông, bộ gõ….

Với cấu trúc giờ học bao gồm nhiều hoạt động thay đổi liên tiếp phù hợp với đặc điểm tập trung ngắn ở trẻ sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy hào hứng, thích thú. Điều này trước hết khiến trẻ có hứng thú với việc đến lớp học âm nhạc và sau đó sẽ tịnh tiến dần đến niềm yêu thích, say mê với âm nhạc,tạo bước nền vững chắc cho bé về sau.

4. Đăng kí học

Học Được Nhiều Ở Trò Chơi Âm Nhạc

Một chuyên đề đổi mới giảng dạy môn âm nhạc của Trường THCS Châu Văn Liêm, Phú Nhuận. Ảnh: P.N.Q

Từ trước tới nay trong văn hóa dân gian và hiện đại, trò chơi vừa là nhu cầu lớn của con người vừa là phương tiện giáo dục hấp dẫn và hiệu quả. Vì thế những ai biết tổ chức trò chơi trong tiết học là người đó biết cụ thể hóa phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. Đặc biệt trò chơi còn là chất xúc tác, keo kết dính vô hình giúp HS luôn tự tin mạnh dạn nhanh chóng hòa đồng và dễ cởi mở đoàn kết. Ý chí tinh thần đồng đội cũng được rèn luyện qua trò chơi đồng thời trò chơi còn thúc đẩy phát triển sự năng động sáng tạo của từng cá thể. Tuy nhiên do thời lượng tiết học hạn chế trong lúc trò chơi lại cần rất nhiều thì giờ nên GV phải đảm bảo nội dung bài học trước đã sau đó mới tính chuyện tổ chức trò chơi. Nếu không thì chuyện “cháy giáo án” sẽ xảy ra như cơm bữa. Trò chơi chỉ có “đất dụng võ” ở phần củng cố bài, các tiết ôn tập và rộng đường nhất là ở các tiết ôn tập. Một khó khăn khác khi tổ chức các trò chơi cần phải có đồ dùng, đạo cụ mà những thứ đó phải có thời gian chuẩn bị và cả chuyện tiền bạc kinh phí.

Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã tổ chức được một số trò chơi sử dụng trong môn âm nhạc cấp THCS sau để các thầy cô các trường khác tham khảo và cho thêm ý kiến:

– Nghe nhạc đoán tên bài: Nhằm củng cố phân môn học hát và tập đọc nhạc, GV cho nghe một đoạn giai điệu bài hát hoặc bài tập đọc nhạc, đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được điểm.

– Nghe giai điệu xướng lời ca: Sau khi nghe một đoạn giai điệu bài hát, đội nào đọc hoặc hát lại đúng và nhanh nhất thì sẽ thắng.

– Điền tên bài hát vào tên tác giả: GV cho hai bảng phụ có tên tác giả và tên bài hát để HS gắn lại với nhau theo kiểu kết cột. Trò chơi này có thể sử dụng trong phân môn học hát và âm nhạc thường thức.

– Giải ô chữ: Từ các ô chữ cho sẵn, các đội sẽ lần lượt chọn số thứ tự hàng ngang hàng dọc để trả lời theo gợi ý giống như mở từ khóa trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”.

– Đọc ký hiệu nhanh: Các đội nhìn vào bảng phụ có ghi một câu nhạc hoặc một đoạn nhạc ngắn với nhiều dạng ký hiệu để viết tên các ký hiệu vào bảng trả lời.

– Chính tả tiếp sức: GV đọc tên ký hiệu lần lượt mỗi em viết thành ký hiệu trên khuông nhạc. Trò chơi này bổ trợ cho phân môn nhạc lý.

– Phát hiện và sửa sai: GV đưa ra một câu nhạc hoặc một cấu trúc có chỗ sai yêu cầu HS phát hiện ra điểm sai sót và chữa lỗi đúng sẽ được ghi điểm.

– Lặp lại tiết tấu hoặc giai điệu: HS lặp lại một giai điệu (khoảng 10 nốt nhạc) đề nghị các em lặp lại cho đúng. Số điểm tùy vào lần nghe đầu tiên hay các lần nghe sau đó.

– Ai đố hay ai giải hay? Một đội đưa ra câu đố yêu cầu các đội còn lại giành quyền trả lời để ghi điểm. Ra câu đố hay cũng được GV cho điểm cộng.

– Trò chơi đồng diễn – thể dục đồng diễn: Lấy nốt son làm chuẩn cho HS thay đổi tư thế đứng cao hơn hay thấp hơn tùy theo cao độ của từng nốt nhạc. Trò chơi này phát triển kỹ năng nghe và kích thích phản xạ nhanh cho HS.

Khi sử dụng trò chơi trong giờ âm nhạc, GV phải vận dụng linh hoạt tùy theo đối tượng để tăng giảm độ khó dễ chứ không phải “nhất cử nhất động” rập khuôn một cách máy móc. Không tập trung nhiều vào các em giỏi, các em có năng khiếu âm nhạc mà chú ý đều các nhóm đối tượng. Bên cạnh đó GV phải tích lũy được một ngân hàng trò chơi phong phú để thường xuyên thay đổi thực đơn gây hứng thú cho các em. Vừa là người quản trò và trọng tài nên thầy cô phải công minh, khách quan tránh gây mất đoàn kết giữa các đội.

Âm nhạc là nghệ thuật động nên trong các tiết dạy đều có phần hát và tập đọc nhạc đi kèm không có tiết học nào thuần lý thuyết cả. Tâm lý HS cũng vậy cứ đến giờ học nhạc là các em hiếu động hơn, ngồi không yên nhất là những em hay nghịch phá. Vì thế chúng ta phải biết khai thác ưu thế bộ môn qua các trò chơi để khắc sâu kiến thức thì mới có hiệu quả. Dù trong lớp có HS hiếu động hay nghịch phá thì tất cả cũng đi vào quỹ đạo chung của tiết học. Có như vậy giờ dạy mới thực sự thành công.

(GV Trường THCS Trần Quốc Toản, Q.9, TP.HCM)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Cảm Thụ Âm Nhạc Tại Hcm trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!