Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Hoạt Động Thể Dục Giờ Học; Đề Tài: Bật Liên Tục Qua 5 Chướng Ngại Vật; Giáo Viên: Phạm Thị Hạnh mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Chủ đề: Động vật
Đề tài: Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật
Trò chơi vận động: Chú sâu Ngộ nghĩnh
Đối tượng : 5 – 6 tuổi
Thời gian : 30 – 35 phút
Giáo viên dạy: Phạm Thị Hạnh
I/ Mục đích – yêu cầu:
– Trẻ biết bật liên tục 2 chân qua 5 chướng ngại vật và bật đúng kỹ thuật.
– Trẻ biết dùng sức lấy đà bật liên tục qua các chướng ngại vật.
– Rèn kỹ năng khụy gối lấy đà bật mạnh liên tục qua các vật, rơi nhẹ bằng mũi bàn chân sau đó hạ cả bàn chân.
– Giúp trẻ hình thành kỹ năng bật liên tục qua chướng ngại vật chính xác.
– Phát triển tố chất vận động, sức mạnh, khéo léo, sự thăng bằng của cơ thể.
– Rèn luyện cơ chân và khả năng phối hợp với nhau trong vận động qua trò chơi chú sâu ngộ nghĩnh
3.Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết yêu thích thể dục, thể thao, tăng cường luyện tập, tăng cường sức khỏe.
– Giáo dục trẻ hứng thú, mạnh dạn tham gia luyện tập. Có tinh thần tập thể cao.
II/Chuẩn bị:
– Lớp học rộng rãi, thoáng mát.
– Chướng ngại vật: Hộp đánh số 1, 2, 3, 4, 5 (cao từ 7 – 10 cm). Mỗi số 2 hộp, 2 màu xanh đỏ. Cách nhau 50cm
– Vạch, bài hát:
– Vòng tập bài tập phát triển chung, Chơi trò chú sâu ngộ nghĩnh.
III/ Các bước tiến hành:
– Cô nói: Chào mừng tất cả các bạn đến với “Vui hội những con vật vui nhộn”
*Khởi động :
– Để mở đầu cho vui hội hôm nay nào chúng ta cùng nhau khởi động. (Cô và trẻ cùng khởi động phối hợp các kiểu chân trên nền nhạc.
– Cô nói: Bây giờ các bạn hãy thể hiện tài năng của mình qua bài đồng diễn. ( Trẻ xếp về đội hình hàng ngang và lần lượt từng đội lên thực hiện các động tác của bài tập phát triển chung)
Tập với vòng theo nhạc bài: ” Con mèo con chuột”
– Các bạn Bướm thực hiện động tác tay vai ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 2 lần x 8 nhịp
– Các bạn Ong thực hiện động tác bụng lườn ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 2 lần x 8 nhịp
– Các bạn Mèo thực hiện động tác chân ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 2 lần x 8 nhịp
– Các bạn Chuột thực hiện động tác bật ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 3 lần x 8 nhịp
Bài tập vận động cơ bản: Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật.
– Cô nói: Đến với vui hội hôm nay một thử thách thể hiện sự khéo léo dành cho các bạn!
– Để các bạn vượt qua thử thách này tốt hơn xin mời các bạn cùng quan sát người hướng dẫn thực hiện.
– Cô làm mẫu lần 1
– Cô giới thiệu vận động cơ bản “Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật”
– Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích.
TTCB: Đứng thẳng trước vạch, hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng phía trước, khi có hiệu lệnh “bật” thì hơi khuỵu gối lấy đà bật liên tục 2 chân qua các chướng ngại vật rơi nhẹ nhàng bằng đầu bàn chân và hạ cả bàn chân bật liên tục qua 5 chướng ngại vật (không xê dịch chân và không chạm chân vào các chướng ngại vật). Bật xong về cuối hàng.
– Cô làm mẫu lần 3 không phân tích.
– Trẻ làm mẫu: ( 2 trẻ lên thực hiện)
– Trẻ thực hiện: ( Cô quan sát, động viên và sửa sai cho trẻ)
Trò chơi vận động: “Chú sâu ngộ nghĩnh
– Cách chơi: Cho trẻ chia làm 3 đội, mỗi trẻ chui vào 1 vòng để tạo thành 1 chú sâu dài, một chú sâu có từ 5- 8 vòng.
– Luật chơi: Các chú sâu chú ý duy chuyển thật khéo để không bị ngã, không bị dẫm chân lên nhau.
– Cô theo dõi trẻ chơi và tuyên dương trẻ
* Giáo dục: Mỗi các bạn có một hình dáng, vẻ đẹp khác nhau để các bạn luôn khỏe đẹp thì chúng ta phải làm gì? ( Chúng ta tập thể dục)
Hồi tĩnh: – Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở không khí trong lành trên nền nhạc.
Giáo Án Điều Khiển Hoạt Động Cả Ngày
ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG CẢ NGÀY Đối tượng : Nhà trẻ 24-36 tháng Trường MN : Số lượng : 15-20 trẻ Thời gian : Cả ngày. Ngày soạn : Ngày dạy : Người dạy :
A. ĐÓN TRẺ, THỂ DỤC SÁNG, ĐIỂM DANH ( 7h15′- 8h45′)
1. Đón trẻ: (7h30′ – 8h00) a, Mục đích ,yêu cầu:
– Rèn luyện thói quen tự phục vụ cho trẻ, tự cất quần áo , balo , giày dép vào đúng nơi quy định.
– Rèn luyện cho trẻ lễ phép với giáo viên , trẻ biết chào cô , chào ông bà , bố mẹ trước khi vào lớp.
– Tạo tình cảm giữa cô vào trẻ , tạo niềm vui cho trẻ khi đến trường, tạo niềm tin cho phụ huynh.
– Phát triển cơ thể và thói quen nề nếp cho trẻ.
– Trẻ biết “dạ” khi cô gọi tên, tập cho trẻ biết quan tâm đến các bạn trong lớp.
b, Chuẩn bị:
Cô đến lớp trước 15 phút thông thoáng phòng học, dọn dẹp, vệ sinh phòng học, chuẩn bị nước uống sinh hoạt và đồ dùng cho các hoạt động trong ngày.
c, Cách tiến hành :
– Cô A đứng đón trẻ thái độ vui vẻ niềm nở chào đón trẻ, nhắc trẻ lễ phép chào bố́ mẹ, chào cô; nhắc trẻ những hành vi tự phục vụ như cất balô, giày dép đúng nơi quy định. Trao đổi nhanh gọn những thông tin cần với phụ huynh học sinh về tình hình của trẻ. Sau đó cô cho trẻ chơi tự do.
2. Thể dục sáng (8h00-8h15′) : a. Mục tiêu:
– Giúp trẻ tăng cường sức khỏe, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt.
– Tạo tâm trạng thoải mái vui tươi cho trẻ trước khi bắt đầu 1 ngày mới.
– Giúp trẻ nâng cao hoạt động trí lực làm nảy sinh hứng thú,tình cảm.
– Trẻ tập hăng hái.
– Trẻ thực hiện bài tập thể dục theo hiệu lệnh của cô.
b.Chuẩn bị:
Địa điểm: trong lớp học.
– Khi bắt đầu có nhạc cô A dẫn trẻ đi trước cô B theo sau cho trẻ đi thành một hàng .Sau đó cho trẻ đi theo cô. Cô cho trẻ đi thành vòng tròn,rồi cô cho trẻ đi các kiểu chân, đi mũi chân,gót chân,cúi đầu,chạy nhanh,chạy chậm rồi về hàng đứng cách nhau sải tay và nghe nhạc tập bài tập phát triển chung.
– Trẻ tập bài thể dục cùng cô.
– Sau đó cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp.
3. Điểm danh (8h20′-8h30′)
3.1: Cô cho trẻ đi vệ sinh,uống nước.
3.2: Cô cho trẻ ngồi theo đội hình chữ U,ngồi dưới sàn nhà.
3.3: Giáo viên trò chuyện, hỏi trẻ về những bạn nào chưa đến lớp ( Trẻ kể tên ).
3.4: Thay bảng thời tiết, thời gian.
3.5: Cô báo ăn với nhà bếp.
3.6: Cô cho trẻ đi vệ sinh.
B. HOẠT ĐỘNG HỌC ( 8h30′-10h15′). 1. Hoạt động góc:
– Góc
– Góc
– Góc
2. Giờ học nhận biết tập nói ” Thuyền,tàu thủy” 3. Sinh hoạt lớp. V. VỆ SINH- ĂN TRƯA ( 10h15′ – 11h15′ ) VII: NGHE NHẠC NHẸ,NGỦ TRƯA (11h15′-15h00′)
– Cô tắt điện, buông rèm
– Cô quản trẻ ngủ trật tự, ngủ đúng tư thế
– Khi trẻ ngủ cô luôn có mặt trong lớp.
VIII. ĂN QUÀ CHIỀU ( 15h00 – 15h45′) 1. Truớc khi ăn :
– Cho trẻ đi vệ sinh sau đó ra cất đệm ngủ
– Cho trẻ vận động một bài hát vui nhộn
– Cô A chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
– Cô B kê bàn ăn và chuẩn bị khay và khăn lau miệng
– Cô C chia đồ ăn cho trẻ
2. Khi trẻ ăn
– 3 cô đều bao quát trẻ
– Động viên để trẻ ăn hết suất , hết phần
3. Khi trẻ ăn xong
– Cô nhắc trẻ lên cất bát thìa , cất ghế và lấy khăn lau miệng.
– Cô B thu dọn bát thìa.
– Cô C làm vệ sinh.
XI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : ( 15h45′ – 16h30′ ) IX. TRẢ TRẺ ( 16h30′- 17h30 )
– Cô A trả trẻ.
– Cô B hỗ trợ trả trẻ , lau mặt ; chải đầu , sửa sang quần áo cho trẻ trước khi ra về.
– Cô C bao quát lớp , cho trẻ chơi đồ chơi và quản trẻ.
– Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
– Cuối ngày, cô vệ sinh phòng học, dọn dẹp, kiểm tra phòng. Đóng các cửa, tắt các thiết bị sử dụng điện trước khi về.
[sociallocker id=7524]
[/sociallocker]
Giờ Hoạt Động Của Thị Trường Ngoại Hối
Thị trường ngoại hối bao gồm một mạng lưới các tổ chức tài chính và nhà môi giới ngoại hối bán lẻ, mỗi bên lại có thời gian làm việc riêng của họ, thường được phân chia thời gian theo từng công cụ như thể hiện ở bảng bên dưới. Xin hãy lưu ý rằng các giao dịch kim loại đều có thời gian nghỉ hàng ngày, do các sở giao dịch kim loại đóng cửa một tiếng mỗi ngày, và trong khoảng thời gian đó không thể làm báo giá và giao dịch.
Đóng cửa – Thứ sáu 21:00
Đóng cửa – 22:00
Đóng cửa – Thứ sáu 21:00
Đóng cửa – Thứ sáu 22:00
Nghỉ hàng ngày 21:00 – 22:00
Nghỉ hàng ngày 22:00 – 23:00
Đóng cửa – Thứ hai – Thứ sáu 20:50
Đóng cửa – Thứ hai – Thứ sáu 20:50
Đóng cửa – Thứ sáu 21:00
Đóng cửa – Thứ sáu 22:00
Nghỉ hàng ngày 21:00 – 22:00
Nghỉ hàng ngày 22:00 – 23:00
Các giờ giao dịch bị ảnh hưởng bởi một số ngày lễ trong năm, ví dụ như các ngày lễ Giáng sinh hoặc Ngày Độc lập Hoa Kỳ. Vào những ngày này, hoạt động giao dịch có thể đứng im hoàn toàn, hoặc giờ hoạt động của thị trường có thể khác với những ngày thông thường. Các nhà giao dịch phải luôn ghi nhớ những thay đổi này trong lịch giao dịch vì họ có thể cần phải điều chỉnh các chiến lược giao dịch vì nhiều lý do khác nhau, ví dụ như tính thanh khoản trên thị trường thấp – điều này thường xảy ra trong những ngày lễ.
Ngày lễ của Hoa Kỳ
Gồm những ngày sau
Ngày tưởng niệm Martin Luther King, Jr.
Ngày 13-17 tháng 1 năm 2017
Ngày Tổng thống
Ngày 17-21 tháng 2 năm 2017
Thứ Sáu may mắn
Ngày 13-17 tháng 4 năm 2017
Ngày tưởng niệm
Ngày 26-30 tháng 5 năm 2017
Ngày độc lập
Ngày 3-5 tháng 7 năm 2017
Ngày lao động
Ngày 1-5 tháng 9 năm 2017
Ngày Columbus
Ngày 9 tháng 10 năm 2017
Ngày cựu chiến binh
Ngày 10 tháng 11 năm 2017
Lễ tạ ơn
Ngày 22-24 tháng 11 năm 2017
Giáng Sinh
Ngày 22-26 tháng 12 năm 2017
Năm mới
Ngày 29 tháng 12 năm 2017 – Ngày 2 tháng 1 năm 2018
Khách hàng sẽ được thông báo qua email ngay khi có thay đổi lịch giao dịch vào một trong những ngày lễ nêu trên
Mười Đề Tài Luân Lý Kitô Giáo: Đề Tài 1, 2 Và 3.
Tập sách này không phải là một biên khảo hay một giáo trình về thần học luân lí Kitô Giáo hay đạo đức học Kitô Giáo, mà chỉ là tập hợp các bài trình bày tóm tắt một số đề tài của khoa thần học ấy, giúp các sinh viên thần học ôn tập lại bộ môn này sau một thời gian xa trường lớp và chuẩn bị quay lại với công tác mục vụ tại xứ đạo. Chính vì thế, sẽ không có sự trình bày chi tiết và đầy đủ của một giáo trình hay sự tham cứu rộng rãi và gợi mở của một biên khảo, nhưng chỉ ghi nhận những đường nét lớn của luân lí Kitô Giáo nói chung và luân lí Kitô Giáo khi khảo sát một số vấn đề quan trọng, như tôn giáo, chính trị, sự sống, tính dục và hôn nhân, kinh tế, truyền thông. Trong giới hạn ấy, có lẽ sách sẽ có ích hơn cho những ai muốn nhớ lại cách nhanh chóng và căn bản luân lí Kitô Giáo hoặc xa hơn nữa, cho những ai muốn làm quen với nền luân lí ấy trong bản chất và mục tiêu, cũng như trong khi giải quyết một số vấn đề đạo đức lớn của con người thời đại. Xin đừng quên điều này để đón nhận tập sách và thông cảm với những khiếm khuyết của tập sách. Hy vọng rằng với những hiểu biết căn bản mà tập sách cung cấp, độc giả sẽ hiểu rõ hơn con đường mà người Công Giáo thường mượn để đi tìm hạnh phúc – hạnh phúc cho mình và cho người khác.
Luân lí Kitô Giáo đóng vai trò nào trong đời sống người kitô hữu và có những nét đặc thù nào so với các nền luân lí khác? Có thể có xung đột giữa luật lệ (quyền bính) và lương tâm không; nếu có, phải giải quyết thế nào? Phân biệt các mức độ hướng dẫn và ràng buộc của lương tâm.-
Mười đề tài luân lý Ki-tô Giáo
Luân lí Kitô Giáo đóng vai trò nào trong đời sống người kitô hữu và có những nét đặc thù nào so với các nền luân lí khác?
Nhập đề : Từ những ghi nhận về tình trạng luân lí suy đồi tại Việt Nam nói chung và trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng (suy đồi trong giáo dục và kinh doanh, y tế và sự sống, tính dục và hôn nhân, quyền hành và chính trị…), chúng ta thử đi tìm nguyên nhân. Không kể những nguyên nhân từ những ảnh hưởng của văn hoá và văn minh thời mới, phải kể đến tình trạng nhận thức sai lầm hay ít ra, chưa đầy đủ, về vai trò của luân lí và luân lí Kitô Giáo trong đời sống con người.
1. Trong giáo huấn của Đức Giêsu và Hội Thánh Kitô Giáo sơ khai, chúng ta đã thấy vai trò hết sức quan trọng của luân lí trong đời sống cá nhân và tập thể kitô hữu
Theo giáo huấn của Đức Giêsu
Theo giáo huấn của Hội Thánh Kitô Giáo sơ khai
2. Luân lí trong tương quan với các khía cạnh khác của đời sống Kitô hữu
– Tuy nhiên, dù có quan trọng đến đâu, luân lí Kitô Giáo cũng không thể nào đứng độc lập một mình. Người kitô hữu không thể chỉ bằng lòng sống ngay lành mà thôi, cũng như đã không thể chấp nhận hiểu biết đức tin ngày càng sâu xa và cử hành phụng vụ ngày càng sốt sắng mà thôi. Đời sống luân lí của người kitô hữu không phải chỉ loay hoay với việc làm lành lánh dữ, mà còn phải làm lành lánh dữ theo giáo lí của Đức Kitô. Người kitô hữu không thực hành luân lí chỉ theo lương tâm và lương tri tự nhiên, mà quyết liệt thực hành luân lí dựa trên đức tin Kitô Giáo (luân lí dựa trên đức tin). Ngoài ra, nỗ lực sống luân lí của người kitô hữu không phải là nỗ lực ở tầm mức con người, nhắm tới những kết quả trong thế giới con người, mà còn vươn tới tầm mức Thiên Chúa, nhắm tới những kết quả trong thế giới Thiên Chúa. Chính vì thế, sống luân lí phải đi đôi với cử hành các mầu nhiệm, nâng các sự việc của con người lên mức các mầu nhiệm qua đó Thiên Chúa cứu độ con người bằng cách cầu nguyện và kết hợp với Ngài (luân lí hướng tới và được hỗ trợ bởi ơn thánh, nhận được qua cầu nguyện và cử hành phụng vụ).
3. Đâu là những nét đặc thù của luân lí Kitô Giáo so với các nền luân lí khác ?
Trong quá trình tìm hiểu luân lí Kitô Giáo, nhất là có đối chiếu với các nền luân lí khác, người ta khám phá ra một số nét riêng của luân lí Kitô Giáo cần phải được tôn trọng và phát huy.
3.1. Đó là một nền luân lí mang đậm nét tôn giáo hay chính xác hơn, mang đậm nét Kitô Giáo
3.2. Là một nền luân lí được giới thiệu cho con người qua tay Giáo Hội
3.3. Cũng là một nền luân lí bắt nguồn từ luân lí tự nhiên và cởi mở tiếp thu sự đóng góp của các nền luân lí và các khoa học khác của thời đại
4. Các nguồn cần liên hệ để thực hành luân lí
Một cách cụ thể, để thực hành và giúp người khác thực hành luân lí, người kitô hữu sẽ liên hệ hay tham khảo ba nguồn sau đây : giao ước với Chúa, lề luật và lương tâm.
4.1. Giao ước với Chúa : đây là cơ sở quan trọng nhất mà người kitô hữu cần lưu ý khi thực hành luân lí. Người kitô hữu có tuân giữ lề luật và lắng nghe lương tâm chính là vì muốn qua đó càng ngày càng đi sâu hơn vào giao ước với Chúa, bây giờ và mai sau. Không có chân trời hay viễn tượng này thì lề luật và ngay cả lương tâm cũng gây cảm giác nặng nề và bó buộc cho người kitô hữu. Hơn nữa, chính giao ước với Chúa sẽ là cơ sở biện minh cho giá trị của lề luật và lương tâm : luật nào hay tiếng lương tâm nào không giúp đưa người ta đi sâu hơn vào giao ước với Chúa đều đáng bị nghi ngờ, thậm chí cự tuyệt.
4.2. Lề luật : tuy nhiên, nếu không có lề luật hay các chuẩn mực khách quan thì người kitô hữu sẽ dễ rơi vào tình cảnh mơ hồ và lạc lối khi bước vào giao ước với Chúa. Chính các lề luật này sẽ cho họ biết phải làm gì để ngày càng giao ước thân mật hơn với Chúa.
4.3. Lương tâm : rất tiếc, lề luật chẳng bao giờ đủ vì trong cuộc sống con người có biết bao tình huống, mà mỗi người phải vận dụng lương tâm của mình để ứng dụng các lề luật vào các tình huống cụ thể ấy. Đó là chưa kể những lề luật sai, mà nếu không có lương tâm phê phán người ta rất có thể đã lạc lối.
Rõ ràng là nếu muốn sống đúng phẩm giá con người thì không thể chỉ tìm điều nào có lợi hay thích thú, mà còn phải tìm kiếm những điều tốt hay những điều phù hợp với phẩm giá con người (luân lí). Con người không thể sống mà không có luân lí : con người ăn uống không chỉ tìm cái gì ngon miệng hay bổ ích, mà còn tìm điều nào xứng với phẩm giá con người. Trong tâm thức tự nhiên, con người đã luôn muốn điều tốt luân lí, huống nữa là trong tâm thức của những người được cứu độ. Đã thấy tầm quan trọng của luân lí như thế, cả trong ý thức tự nhiên lẫn trong ý thức tôn giáo, người kitô hữu chẳng những không né tránh luân lí, mà còn tìm cách xây dựng đời sống luân lí ngày càng tốt hơn, xứng với phẩm giá kitô hữu và khai thác những nét riêng của luân lí Kitô Giáo.
Khi kết thúc đề tài thứ nhất, chúng ta đã thấy ba nguồn mà người kitô hữu phải dựa vào để tổ chức đời sống luân lí của mình: giao ước với Chúa, luật lệ và lương tâm. Trong đó, giao ước với Chúa là điểm tham chiếu quan trọng hơn cả, vì người kitô hữu giữ luật hay lắng nghe lương tâm nhằm để mỗi ngày mỗi tiến sâu hơn vào giao ước với Chúa, hay người kitô hữu chỉ giữ luật và lắng nghe lương tâm trong mức độ chúng phục vụ cho quan hệ của chúng ta với Chúa. Giao ước với Chúa hay quan hệ mật thiết với Chúa – cứu cánh của luân lí Kitô Giáo – cũng chính là chìa khóa để giải quyết các xung đột có thể có giữa lề luật và lương tâm.
1. Khi nào có xung đột giữa lề luật và lương tâm?
Và phải giải quyết thế nào?
Xưa nay thường có hai cách giải quyết sai lầm, xuất phát từ hai quan điểm khá cực đoan về lương tâm và nguồn gốc của lương tâm.
Nên nhớ rằng sự xung đột lương tâm rất cần được giải quyết, nếu không hoàn toàn thì ít là cơ bản, không phải chỉ vì để cho cuộc sống được yên ổn mà đó còn là điều kiện để tạo sự phát triển con người và thăng tiến xã hội toàn diện. Vì chưng, lương tâm không theo chuẩn mực hay lề luật do quyền bính nào đưa ra sẽ là lương tâm độc tôn dẫn tới tình trạng cá nhân chủ nghĩa, vô chính phủ và phi chuẩn mực. Ngược lại, lề luật hay quyền bính mà không được các lương tâm đón nhận sẽ trở thành chuyên chế, dẫn tới tình trạng ấu trĩ, thiếu trưởng thành và mất tính nhân linh trong đời sống con người và xã hội.
3. Những tình trạng lương tâm khác nhau dẫn đến những mức ràng buộc khác nhau
Lương tâm là khả năng giúp mỗi người phê phán các giá trị trong từng trường hợp cụ thể, để dẫn con người tới hành động. Chỉ tiếc là không phải lúc nào lương tâm cũng phê phán giúp con người và thúc đẩy con người hành động cách đúng đắn và xác tín. Vì thế mới có vấn đề lương tâm có thể lên tiếng với những cung giọng khác nhau và bởi đó ràng buộc cách khác nhau.
3.1. Lương tâm chắc chắn và đúng đắn là tình trạng lí tưởng nhất của lương tâm : không những lương tâm đưa ra một phán đoán cách xác tín (ý chí) mà còn tin chắc phán đoán ấy đúng đắn hay phù hợp với lề luật hoặc phù hợp với ý muốn của Chúa (lí trí). Trong trường hợp này, con người không những phải hành động theo lương tâm mà còn sẽ mắc tội chống lại Chúa khi không tuân theo : đã tin chắc phán đoán ấy là đúng với ý của Chúa mà không tuân theo thì chẳng phải là đã chống lại Chúa hay sao ? Ở đây, có khi lương tâm rất chắc chắc với phán đoán của mình nhưng không ngờ đó lại là phán đoán sai so với lề luật hay so với ý muốn của Chúa. Lúc ấy, cần phân biệt việc sai lầm này có được mình dự đoán hay tiên liệu hay hoàn toàn nằm ngoài hiểu biết của mình, có thể khắc phục được hay hoàn toàn nằm ngoài khả năng của mình, ít là lúc này. Nếu hoàn toàn nằm ngoài hiểu biết hay hoàn toàn không thể khắc phục được thì có thể coi sai lầm này nằm ngoài ý muốn và khả năng của mình, và vì thế có thể nghe theo toàn tâm toàn ý vì không biết (không biết thực sự và không có khả năng sửa chữa ngay) thì không thể kết tội.
Xung đột giữa lề luật và lương tâm là xung đột muôn thuở, song song với xung đột giữa quyền hành và tự do, giữa xã hội và cá nhân. Khôn ngoan nhất vẫn là nhìn ra giá trị và giới hạn của mỗi bên để lấy bên này bổ sung bên kia, nhất là tập trung cả hai vào một tổng hợp lấy giao ước với Chúa là đích điểm và trọng tâm. Bên cạnh việc ghi nhớ mục tiêu chung của lề luật và lương tâm, cá nhân mỗi người còn cần đào tạo lương tâm bằng cách không những cập nhật hoá các hiểu biết luân lí của mình, mà còn không ngừng thanh lọc tâm hồn mình. Phía người làm luật cũng cần thực hành các điều vừa kể và luôn nâng cao hiểu biết của mình về con người và xã hội hiện tại.
MƯỜI ĐỀ TÀI LUÂN LÝ KITÔ GIÁO : ĐỀ TÀI 3
1. Đi tìm một quan niệm đúng đắn và đầy đủ về tội
Từ những quan niệm hiện hành trong xã hội…
– Tội là sự xâm phạm cách bất công tới quyền lợi của người khác : Đây là cách hiểu phổ biến nhất hiện nay vì nó đáp ứng sự nhạy bén ngày càng cao của con người tới người khác, quyền lợi và công bằng. Cái gì làm hại đến người khác đều là tội và chỉ khi nào làm hại tới người khác mới là tội. Nhưng như thế, hễ khi nào không làm hại tới người khác hoặc khi người khác bỏ qua không chấp nhất thì không có tội. Trong thực tế, các quyền lợi của người khác và các sự xâm phạm quyền lợi của người khác thường được minh định trong các bộ luật quốc gia. Thế nên, tội cũng chính là sự vi phạm các lề luật do Nhà Nước qui định. Cũng chỉ có tội khi quyền lợi người khác bị xâm phạm hay khi luật lệ Nhà Nước bị vi phạm. Và sẽ không có tội khi quyền lợi người khác được ghi trên giấy trắng mực đen của pháp chế quốc gia không bị xâm phạm, hay khi người khác hay cơ quan Nhà Nước không khởi tố, không kết án và đã tha bổng.
Đến quan niệm của Kitô Giáo về tội, dựa trên mặc khải Thánh Kinh
2. Các khoa học về con người, đặc biệt khoa tâm lí chiều sâu, làm sáng tỏ thêm nhiều khía cạnh của tội, giúp ta đánh giá tội đúng đắn hơn
3. Có tội nặng và nhẹ không? Làm sao phân biệt được các mức độ của tội?
3.1. Đã phân tích tội, chúng ta không thể không thấy có nhiều điều khác nhau giữa tội này với tội kia, tội lần này với tội lần nọ, tội của người này với tội của người kia. Chính luật pháp các quốc gia cũng phân biệt các mức tội để luận phạt cho công bằng. Bản thân mỗi người cũng ý thức thiệt hại nặng thiệt hại nhẹ do tội gây ra. Kinh Thánh cũng đã nhìn nhận có các loại tội khác nhau, các mức tội khác nhau, các hậu quả tội khác nhau, và vì thế các hình phạt khác nhau. Thế nên, không thể nói như một số người : tội nào cũng như nhau, hoặc tất cả đều nặng hay tất cả đều nhẹ.
3.2. Vấn đề còn lại là làm sao phân biệt đúng đắn các mức tội ấy? Người ta thường căn cứ trên hai điểm sau đây để phân biệt:
3.3. Mới đây, có người cho rằng ai cũng có một lựa chọn căn bản, tức là lựa chọn chi phối tất cả cuộc sống của mình, như sống độc thân tu trì hay kết hôn… Và nếu muốn đánh giá hành vi của một người, chúng ta không thể không liên hệ đến lựa chọn căn bản của người ấy. Chúng ta cũng sẽ hiểu đầy đủ hơn một hành vi của con người nếu liên hệ đến sự lựa chọn căn bản ấy, như ta sẽ hiểu rõ hơn hành vi vâng phục của một người nếu biết đó là người đã chọn đời tu và đã cam kết thể hiện lòng mến Chúa qua sự tùng phục của mình. Bằng không, chúng ta có thể đánh giá không đúng mức sự vâng phục của họ bằng cách cho rằng người ấy làm thế vì những lí do hay hoàn cảnh tự nhiên… Một khi đã nhận thức lại vị trí quan trọng của các lựa chọn căn bản trong đời sống một con người, có người cho rằng chỉ là tội nặng khi hành vi của người ấy làm người ấy bội phản lựa chọn căn bản hay khi hành vi người ấy làm trở ngại nặng nề việc thực hiện lựa chọn căn bản của mình. Nhận xét này rất sâu sắc, nhưng cũng có thể bị lạm dụng để cho rằng tôi có thể làm mọi sự không tốt miễn là chưa bội phản ơn gọi căn bản của mình, như tiêu xài hoang phí, giao du bừa bãi, tự ý tự quyết, miễn là chưa bỏ đời tu… Nên nhớ rằng không phải chỉ khi nào triệt tiêu hẳn sự lựa chọn căn bản, hành vi ấy của tôi mới là tội nặng. Mà chỉ cần làm vô hiệu hoá sự lựa chọn căn bản của mình, hay cản trở không cho tôi sống lựa chọn căn bản của mình (có sự lựa chọn ấy nhưng cũng gần như không!), các hành vi ấy cũng có thể trở thành tội nặng.
Tội là một thực tại cũng có lâu như con người, đến nỗi nó gần như trở thành số kiếp của con người. Nhưng có lâu đến đâu và có trở thành số kiếp của con người tới mức nào, nó vẫn không phải là tất cả con người. Con người còn là một điều gì quí giá hơn nữa, và trong thực tế con người từ xưa đến nay vẫn đã, đang và sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp. Đó là chưa nhắc đến phẩm giá, ơn gọi và định mệnh cao quí Thiên Chúa đã ban cho con người. Chính vì thế, khi tìm hiểu về tội, chúng ta không bao giờ tìm hiểu để buông tay đầu hàng mà là để tiến lên – trong khiêm tốn mà cũng trong tin tưỡng nữa.
Lm. Pr. Đặng Xuân Thành (Đại Chủng viện Hà Nội)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Hoạt Động Thể Dục Giờ Học; Đề Tài: Bật Liên Tục Qua 5 Chướng Ngại Vật; Giáo Viên: Phạm Thị Hạnh trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!