Đề Xuất 3/2023 # Giải Hạn Có Xóa Được Sao Xấu? # Top 9 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 3/2023 # Giải Hạn Có Xóa Được Sao Xấu? # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Hạn Có Xóa Được Sao Xấu? mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các nhà sư khẳng định rằng dâng sao giải hạn chỉ là trò mê tín dị đoan, không có trong giáo lý nhà Phật.

Những ngày đầu năm, PV GĐ&XH lần lượt đến các chùa từ lâu vốn đã nổi tiếng có nhiều người lui đến dâng sao giải hạn ở Hà Nội như chùa Phúc Khánh, chùa Hà, chùa Linh Ứng… để mong cho một năm Tân Mão an lành, phát tài, phát lộc. Mọi người khấn vái với hy vọng sao xấu sẽ được hóa giải. Trong khi các nhà sư đắc đạo lại khẳng định rằng dâng sao giải hạn chỉ là trò mê tín dị đoan, không có trong giáo lý nhà Phật.

Mua sự an tâm

Những ngày đầu năm, người đi lễ tấp nập ở các ngôi chùa.

Ngày chúng tôi tận mục sở thị các chùa không phải ngày rằm hay mùng 1 Âm lịch nhưng số người đến dâng hương đăng ký giải hạn vẫn tràn các sân chùa. Qua các cuộc trò chuyện với những người đến đăng ký giải hạn điều mà chúng tôi nhận ra rằng chính họ cũng không thể khẳng định được dâng sao giải hạn thì sao xấu có thể tốt lên hay không.

Chùa Phúc Khánh từ lâu đã trở thành điểm đến giải hạn quen thuộc của các bà, các mẹ trong dịp đầu năm. Những ngày này, chùa luôn trong cảnh tấp nập, bàn đăng ký giải hạn, cầu an lúc nào cũng được các phật tử vây kín. Chị Thái Thị Minh (phố Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đến đăng ký giải hạn tại chùa Phúc Khánh thổ lộ: “Năm nay vợ chồng tôi đều có sao chiếu mạng xấu. Tôi thì sao Thái Bạch, mà theo nhà thầy thì “Thái Bạch mất sạch cửa nhà”, thuộc hàng sao rất xấu, hao tài tốn của. Còn chồng thì sao Kế Đô, nên không chỉ phải “cắt sao giải hạn” ở chùa mà ở nhà cũng phải cúng lễ, làm “hình nhân thế mạng”.

Giá cắt mỗi sao ở chùa là 100.000 đồng, lễ cầu an 100.000 đồng. Để yên tâm tôi còn đóng thêm tiền lễ cả năm, tiền làm sớ, tiền “giọt dầu”, tiền thụ lộc cỗ chay để sư thầy kêu giúp. Chưa kể ở nhà tôi còn phải mời thầy về cúng lễ sắm ngựa, hình nhân thế mạng, đồ lễ, hai bộ lễ một cho chồng và một cho vợ như thầy mách tất cả cũng ngót 5 triệu đồng”. Tuy nhiên, chị Minh cũng không biết những nỗ lực giải hạn của mình có khiến sao xấu được hóa giải hay không. Chị thẳng thắn: “Có làm chắc có hơn. Quan trọng nhất là tôi thấy tâm mình thanh thản, nhẹ nhõm hơn là nghe thầy phán có sao xấu mà không làm để cả năm nơm nớp lo không yên tâm làm ăn được”.

Theo bảng giá niêm yết tại chùa Phúc Khánh, lễ cầu an 100.000 đồng/ hộ gia đình, lễ dâng sao giải hạn 100.000 đồng/người không phân biệt sao xấu hay tốt. Vào ngày 15 và mồng 1 âm lịch hàng tháng những gia đình đăng kí cầu an và dâng sao giải hạn sẽ được nhà chùa đọc tên. Chùa Hà (phố Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội) có mức giá cúng giải hạn và cầu an cao hơn, 300.000 đồng cho mỗi lần cúng sao (không kể sao xấu, sao tốt) và 300.000 đồng/lễ cầu an. Người đến chùa Hà chủ yếu là các cậu ấm, cô chiêu, sinh viên của các trường quanh khu vực quận Cầu Giấy… Tuy nhiên, họ cũng tỏ ra am tường không kém các mẹ, các chị trong việc lễ lạt của nhà chùa.

Em Nguyễn Thị Lý đang đăng ký dâng sao giải hạn tại chùa Hà cho biết: “Đầu năm em đi xem bói, nghe thầy phán năm nay em và người yêu đều vướng sao xấu. Em thì sao Kế Đô, người yêu thì sao La Hầu nên em lên chùa đăng ký làm lễ giải hạn cho mát mẻ, học hành tiến bộ, thi cử hanh thông. Mà em nghe bảo làm lễ giải hạn vẫn chưa đủ, còn phải cắt sao nữa, không biết thủ tục sẽ như thế nào? Thôi thì em cứ lên chùa trăm sự nhờ các sư thầy vậy”.

Chị Nguyễn Thị Lan (Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng đang xì xụp khấn vái tại chùa Hà thổ lộ: “Năm nay nhà tôi có tới 3 người sao xấu: Mẹ chồng tôi, tôi và con trai nên ngay từ đầu năm tôi đã nhờ thầy cao tay đến tận nhà làm lễ giải hoành tráng. Bây giờ tôi đến cả chùa nữa để yên tâm hơn thôi. So với việc nhờ thầy về nhà giải hạn thì lên chùa đỡ tốn kém hơn rất nhiều. Với 3 bộ lễ cho 3 người có sao xấu và 1 lễ cầu an cho cả gia đình tôi đã phải chi tới cả chục triệu đồng. Không biết sao xấu có hóa giải được nhiều không nhưng cũng thấy mình nhẹ nhàng đỡ lo hơn”.

Bàn đăng ký giải hạn, cầu an ở Chùa Hà lúc nào cũng đông người.

Quan trọng nhất là cái Tâm

Từ mùng 8 tới hết rằm tháng Giêng, khá nhiều chùa cúng sao giải hạn, tuy nhiên trong giáo lý nhà Phật và các sư thầy đắc đạo lại không công nhận việc làm này.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Tứ (chùa Quán Sứ): “Trong sách của đạo Phật không nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình. Tục lệ này thành mốt là do hiện nay thầy cúng nhiều hơn thầy tu, thầy chùa nhiều hơn chân tu đó thôi”.

Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho rằng không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. 7, 9 hay 10 ngôi sao là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Phật dạy chúng ta về nhân quả, không có quả nào từ trên trời rơi xuống hay dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua tâm, khẩu và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến. Mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Nhà Phật có câu “muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”.

Cũng theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ, đối với việc cúng sao giải hạn, nếu chỉ mua sắm lễ vật mang lên chùa để xin thầy cúng sao La Hầu, Kế Đô hay Thái Bạch gì đó để giải hạn xấu giùm thì nghịch lại lý nhân quả. Nếu vị thầy cầu xin đức Thái Bạch Tinh Quân, đức La Hầu Tinh Quân… tha tội, giải hạn xấu được thì người ta cứ tạo ác rồi sau đó xin thầy cúng sao giải hạn cho tai qua nạn khỏi, tạo nhân ác mà hưởng được quả thiện thì toàn bộ nền đạo lý xây dựng trên quan điểm về lý nhân quả mà nhà Phật rao giảng bị sụp đổ hay sao?

Theo kinh của Phật thì ngày rằm tháng Giêng chính là cái ngày mà chư Phật ở trên cõi Cực Lạc xuống dưới trần gian này xem xét mọi việc để cân phúc cân tội cho con người. Thế cho nên người xưa bảo rằng “Lễ Phật quanh năm không bằng lễ rằm tháng Giêng” là như vậy. Điều này cũng không có nghĩa là làm việc tội lỗi cứ ngày này đến cầu xin tha tội là mọi tội ác được xóa bỏ mà chuyện xấu tốt của con người đều theo luật nhân quả.

Cúng sao giải hạn chỉ là phương tiện trong các chùa

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho biết: “Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng như sao La Hầu ngày 18, sao Thái Bạch ngày 15… Tuy nhiên, hiện nay ở các chùa thực hiện cúng sao ở tất cả các ngày hoặc chỉ cúng vào ngày 1 và ngày 15, điều này cũng cho thấy không có tính thuyết phục. Trước đây, việc cúng sao giải hạn diễn ra trong các đạo quán của Lão giáo và trong dân gian. Về sau tục này được “phương tiện” đưa vào một số chùa, thường diễn ra từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng. Rõ ràng, tục cúng sao giải hạn ở một số chùa chỉ là phương tiện. Phương tiện nào cũng có hai mặt. Nếu khéo vận dụng, thì nhờ đi cúng sao mà những người ít đi chùa có cơ hội lễ Phật, nghe pháp, cúng đường. Ngược lại, nếu chỉ dừng ở cúng sao giải hạn, cầu cúng các tinh quân mong ban phúc thì rơi vào tà kiến, tà mạng và không phù hợp với tinh thần phương tiện của Chánh pháp”.

Cúng Sao Có Thực Sự Giải Được Hạn Không?

“Tôi thấy các chùa đều tổ chức cầu an đầu năm, trong đó có một vài chùa cúng sao giải hạn. Theo hiểu biết của tôi thì cầu an là cần thiết. Nhưng vấn đề cúng sao giải hạn thì tôi rất phân vân vì nếu chỉ cần cúng sao mà giải được hạn ách thì xem ra không phù hợp mấy với nhân quả. Có người giải thích cúng sao giải hạn chỉ là pháp phương tiện để độ sanh cho hàng sơ cơ. Xin cho biết quan điểm của Phật giáo về vấn đề cúng sao giải hạn, hàng Phật tử phải cầu an đầu năm như thế nào mới đúng Chánh pháp?”

(HIỀN NGUYÊN, Q.12, TP.HCM)

ĐÁP:

Bạn Hiền Nguyên thân mến!

Cầu an đầu năm là một nghi lễ quan trọng trong Phật giáo. Điều tâm niệm của người con Phật là “nguyện ngày an lành, đêm an lành”. Do vậy, đầu năm đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu nguyện Tam bảo gia hộ, soi sáng cho tư duy, lời nói và việc làm theo nghiệp thiện để ân hưởng phước quả lành là điều cần làm.

Vào dịp đầu năm, hầu hết các chùa đều tổ chức cầu an cho hàng Phật tử, trong đó có những khóa tu như hành hương thập tự, chiêm bái Phật tích và đặc biệt là lập đạo tràng Dược Sư, đốt đèn, dâng hương, tụng kinh Dược Sư, lễ Phật, cúng dường v.v… thường bắt đầu từ ngày mùng Tám đến Rằm tháng Giêng. Sau mỗi khóa lễ, chư Tăng phục nguyện hồi hướng phước báo cho mọi thành viên trong đạo tràng đồng thời những người tham dự khóa tu hiểu được lời Phật dạy trong kinh đem áp dụng vào đời sống tu tập hàng ngày, chuyển hoá ba nghiệp mới đạt được bình an và hạnh phúc như ước nguyện.

Riêng vấn đề cúng sao giải hạn đầu năm là tập tục dân gian chịu ảnh hưởng văn hóa, tín ngưỡng Trung Hoa, được một số chùa vận dụng vào nghi lễ cầu an xem như phương tiện để giáo hóa hàng sơ cơ hướng về Tam bảo. Theo Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao (cửu diệu) là Nhật diệu (Thái dương), Nguyệt diệu (Thái âm), Kim diệu (Thái bạch), Mộc diệu (Mộc đức), Thủy diệu (Thủy diệu), Hỏa diệu (Vân hớn), Thổ diệu (Thổ tú), Kế đô và La hầu. Chín vì sao này phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Mỗi năm, một người chịu ảnh hưởng “chiếu mạng” của một vì sao, nếu là sao tốt thì hanh thông, phúc lộc và nếu sao xấu thì bị tai họa, hạn ách. Vì thế, những ai niên vận gặp sao xấu chiếu mạng thì phải cúng sao, cầu xin những vị thần cai quản các sao như “đức” Thái dương tinh quân, La hầu tinh quân… chiếu cố, phò hộ.

Rõ ràng, cứ theo luật Nhân quả và Nghiệp báo thì việc cúng sao giải hạn hoàn toàn không phù hợp với Chánh pháp. Vì nghiệp nhân chúng ta gây tạo như thế nào đến khi chín muồi trỗ nghiệp quả như thế ấy. Do đó, không thể cầu xin bất cứ ai nhằm giải nghiệp cho mình, ngoại trừ nỗ lực chuyển nghiệp của tự thân. Tuy nhiên, tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người, kể cả một vài Phật tử sơ cơ, nên đầu năm, nếu gặp phải sao xấu “chiếu mạng” thì phải cúng sao mới yên tâm. Và một vài chùa vì phương tiện nên cũng cúng sao với tinh thần tuỳ duyên, phương tiện nhằm giúp những người cúng sao có cơ hội quy hướng Phật pháp. Nếu vận dụng nhuần nhuyễn tinh thần phương tiện này, quy hướng hàng sơ cơ về chùa chiền, quy kính Tam bảo, tham dự khóa tu, bỏ ác làm lành, tụng kinh, niệm Phật, học tập giáo lý, tin sâu nhân quả, bố thí cúng dường… thì việc cúng sao giải hạn cũng là một phương tiện độ sanh tích cực.

Đối với hàng Phật tử hiểu rõ Chánh pháp thì phải nỗ lực tu tập, tịnh hóa ba nghiệp, vun bồi phước báo… trong tinh thần “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” và đây là phương thức thiết thực, hữu hiệu nhất để thành tựu sự bình an trong cuộc sống.

TỔ TƯ VẤN (tuvangiacngo@yahoo.com)

Cúng Sao, Giải Hạn Đầu Năm Có Thoát Được Kiếp Nạn Không?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng có cuộc trao đổi với Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Phó Ban Thường trực Ban Văn hoá, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Yên Phú, Hà Nội tìm hiểu về nghi lễ này.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thượng toạ, trong giáo lý đạo Phật, tín ngưỡng dâng sao giải hạn có phải là tín ngưỡng truyền thống hay không và theo đạo Phật, tín ngưỡng này được thực hiện như thế nào?

Thượng toạ Thích Thọ Lạc:Những người đến chùa thường cầu an, giải hạn là hết sức cần thiết. Trong một năm, ai cũng mong muốn có sức khoẻ, bình yên, sự may mắn trong cuộc sống.

Làm thế nào niềm tin của chúng ta theo chính thống của Phật giáo? Nếu chúng ta đã theo đạo Phật rồi thì phải có niềm tin, tín ngưỡng đúng với tinh thần của Phật giáo. Việc dâng sao giải hạn, đó là danh từ theo Đạo giáo chứ không phải theo chính thống của Phật giáo nên cải chính, gọi là cầu an giải hạn.

Các chùa thường tụng kinh Dược Sư hoặc tụng kinh Phổ Môn để cầu an, giải hạn cho tín đồ cũng như bà con nhân dân. Chúng tôi nghĩ rằng, để có được giải hạn, có được sự bình an, nó phải phụ thuộc vào hai yêu tố là tự lực và tha lực.

Tha lực chúng ta cầu nguyện thế giới chư Phật, thế giới siêu hình phù hộ, tiếp sức cho chúng ta có được sự bình yên. Một con người sống trong thế gian này luôn cảm thấy mình không đủ sức chống trải lại với thiên tai, địch hoạ, hoặc những bất an trong cuộc sống chúng ta.

Còn một yếu tố nữa là tự lực, tự lực có nghĩa là chúng ta phải nỗ lực lên. Nói theo tinh thần Phật giáo, trước hậu quả của nghiệp chướng từ kiếp trước, muốn giả được điều đó thì phải làm phúc nhiều, làm thiện nhiều. Chúng ta cúng dường, bố thí, phóng sinh hoặc giúp những người nghèo khổ, những người cô đơn, làm những việc hữu ích cho xã hội, cho đất nước, cho con người. Đó cũng là phương pháp tự giải nghiệp cho chúng ta, giải được cái hạn xấu.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa Thượng toạ, có nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền bạc hàng triệu đồng, chi phí rất lớn để bằng mọi giá phải giải được sao. Thượng toạ đánh giá như thế nào về suy nghĩ đó trong người dân?

Thượng toạ Thích Thọ Lạc: Chúng ta đừng có nghĩ rằng, vật chất có thể đổi được cái giải hạn của chúng ta. Mình chỉ biết cúng dường mà không biết cải thiện cá nhân của chúng ta thì cũng không được.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thượng toạ, làm sao để một tín ngưỡng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như vậy không bị tướng sang mục đích thương mại?

Thượng toạ Thích Thọ Lạc: Chùa là do cộng đồng, do thập phương nhân dân và thập phương các tín đồ đóng góp xây dựng nên. Chùa là ngôi nhà tâm linh cho cộng đồng. Chùa là để phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho thập phương cộng đồng.

Việc đến lễ cầu an, cầu siêu của nhân dân và tín đồ được hiểu là người ta đến ngôi nhà này để thực hiện đời sống tâm linh.

Còn các nhà chùa, các nhà sư có trách nhiệm hướng dẫn người ta thực hiện nghi thức tâm linh cầu an, cầu siêu như thế nào theo đúng tinh thần của Phật giáo. Đó là trách nhiệm của các vị sư.

Còn người dân đóng góp tuỳ hỉ, đóng góp vào xây dựng ngôi chùa, tô tượng, đúc chuông, nhang đèn trong hàng năm là tuỳ tâm của mọi người. Nếu chúng ta dùng đồng tiền hữu hạn để đổi lại cái gì vô giá như thế thì không đúng với tinh thần Phật giáo. Bản thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua, đầy những tiền bạc, mọi thứ nhưng các ngài bỏ hết, đi tu vì lợi ích cho mình, cho cộng đồng. Nếu chúng định lượng thì sai với tinh thần Phật giáo.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn những chia sẻ của Thượng toạ. Xin kính chúc Thượng toạ một năm mới vạn sự tốt lành, may mắn!

Vietnamnet

Có Nên Cúng Sao Giải Hạn Hay Không?

Lễ dâng sao giải hạn được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu. Phong tục này đã tồn tại từ rất lâu đời và in sâu vào trong tâm thức của hầu hết người dân Việt Nam.

Tục cúng sao giải hạn

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh – Chuyên gia phong thủy, Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội – đã có những chia sẻ về việc cúng sao giải hạn đầu năm. Ông cho biết, nguồn gốc của tục dâng sao giải hạn có từ rất lâu đời và cho đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn gán cho Phật giáo nhưng trên thực tế, tục này bắt nguồn từ Đạo giáo.

Thực tế, cúng sao giải hạn bắt nguồn từ Đạo giáo chứ không phải Phật giáo.

Đạo giáo cũng được hiểu là một đạo thần tiên, tu luyện, chọn ngày tốt. Nhưng vì phong tục đã tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam nên hiện nay các nhà chùa vào dịp lễ Tết cũng làm lễ dâng sao giải hạn. Sở dĩ nhà Phật nhận cái thuật này bởi nó đã trở thành tục lệ trong dân gian Việt Nam nhằm mục đích thâm nhập sâu hơn, xã hội hóa và đi vào lòng của xã hội. Còn gốc tích của Phật giáo không hề có các sao này.

Các sao chiếu mệnh gồm có sao Thái Dương, Thái Âm, Thổ Tú, Thái Bạch, Mộc Đức, Vân Hớn, La Hầu, Thủy Diệu và Kế Đô. Với 9 chòm sao này sẽ có sao tốt, sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu thì người đó sẽ gặp phải chuyện không may như ốm đau, bệnh tật… Người ta gọi đó là vận hạn, nặng nhất là “Nam La Hầu, nữ Kế Đô”. Còn năm đó được sao tốt chiếu mệnh sẽ làm lễ dâng sao nghênh đón.

Lễ dâng sao giải hạn đã tồn tại từ rất lâu đời và in sâu vào trong tâm thức của hầu hết người dân Việt Nam.

Trong cúng dâng sao, người ta chỉ mặc định rằng năm nữ có cách tính khác nhau, vận hành ngược, vận hành thuận của chu trình. Như vậy, việc ấn định cứ đến năm này thì sao này xấu là hoàn toàn không phải. Bởi bản thân cách quy tuổi của dân gian suy rộng ra đều quy về ngũ hành.

Nói đúng ra, mỗi một sao sẽ phụ trách một giai đoạn nhất định trong tháng nên chúng đều được định cho một ngày cúng. Tiến sĩ Vịnh cho biết: “Nếu như chúng ta cho rằng việc cúng dâng sao mà có thể giải được hạn thì đó là quan điểm sai lầm. Nhưng vì từ lâu nó đã trở thành một thói quen văn hóa nên thực tế phần nào chỉ giải quyết được một mặt về tâm lí. Còn để giải quyết triệt để đến đâu thì phải thắng thắn nói rằng: Không giải quyết được gì!”.

Ngày nay cúng sao giải hạn đa số là diễn ra ở các chùa.

Tuy nhiên, xuất phát từ mong muốn giảm nhẹ vận hạn, người xưa thường làm lễ cúng vào đầu năm hoặc hàng tháng tại chùa hay tại nhà ở ngoài trời. Lễ cúng này nhằm mục đích xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình khỏe mạnh, bình ăn, may mắn và thành đạt. Nhiều chùa ở Việt Nam còn tổ chức đăng lý làm lễ từ tháng 11 – 12 âm lịch của năm trước. Ngày nay cúng sao giải hạn đa số là diễn ra ở các chùa, người đứng ra tổ chức cúng sao giải hạn là quý thầy.

Ý nghĩa các sao và cách cúng sao giải hạn tại nhà

Sao Thái Âm: Là một sao tốt, nam gặp sao này thì làm việc gì cũng được toại nguyện dù là cầu tài hay danh vọng nhưng nữ hay bị đau ốm chút ít. Sao này chiếu vào tháng 9 là tháng phát và tháng 11 thì kỵ. Để trừ điều xấu, thu điều tốt, mỗi tháng vào tối ngày 26 cúng 7 ngọn đèn, 7 chén nước, 3 nén hương. Bài vị dùng giấy vàng viết: “Nguyệt cung Thái Âm Hoàng Hậu tinh quân” và quay về hướng Tây hành lễ.

Sao Thổ Tú: Là một hung tinh, khi sao này chiếu đi đâu cũng không thuận lợi ý, cần đề phòng tiểu nhân ngăn trở, gia đạo bất an, hay mông mị chiêm bao. Sao Thổ Tú chiếu vào tháng 4 và tháng 8, kỵ hay có việc buồn. Cả nam và nữ đều như thế. Để giải hạn, mỗi tháng vào tối ngày 19 cúng 5 ngọn đèn, 5 chén nước và 3 nén hương, dùng giấy vàng viết bài vị: “Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đức tinh quân” và quay về hướng Bắc hành lễ.

Sao Thái Dương: Sao có cát có hung, nam làm ăn sáng suốt, đi xa có tài lộc và an hưởng còn nữ làm ăn trắc trở. Sao Thái Dương chiếu vào tháng 6 và tháng 10 hay có tài lộc. Để giải trừ cái hung, thu về phần cát, mỗi tháng vào tối ngày mùng 2 cúng 12 ngọn đèn, 12 chén nước và 3 nén hương. Bài vị dùng giấy màu vàng viết: “Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân” và hướng về hướng Đông hành lễ.

Sao Thái Dương có cát có hung, nam làm ăn sáng suốt còn nữ làm ăn trắc trở.

Sao Thái Bạch: Đây là sao mang cả cát lẫn hung. Nam hay buồn rầu nhưng làm ăn khá vì có quý nhân phù trợ. Trái lại, nữ hay đau ốm, vợ chồng tranh cạnh nhau. Để giải hạn mỗi tháng vào tối ngày 15, cúng 8 ngọn đèn cùng 8 chén nước và 3 nén hương, dùng giấy trắng viết bài vị: “Tây phương Canh Tân Kim Đức tinh quân” và hướng về phía Tây hành lễ.

Sao Mộc Đức: Đây là sao tốt, người gặp sao này chiếu thì thuận lợi việc cưới gả cũng như cầu tài. Tuy nhiên, nam hay bị đau mắt còn nữ đau ốm về máu huyết. Sao Mộc Đức chiếu mệnh vào tháng Chạp sẽ phát tài. Để trừ bớt điều xấu, mỗi tháng vào tối ngày 25 cúng 20 ngọn đèn, 20 chén nước và 3 nén hương. Bài vị dùng giấy màu xanh, viết: “Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân” và quay về hướng Đông hành lễ.

Sao Vân Hớn: Là một sao hung, nam phải phòng việc thị phi, quan sự nên nói năn cần lựa lời. Nữ hay bị đau về máu huyết nên kỵ việc sinh nở. Sao Vân Hớn chiếu hạn nặng nhất vào tháng 2 và tháng 8. Để hóa giải, mỗi tháng vào tối ngày 29 cúng 15 ngọn đèn, 15 chén nước, 3 nén hương. Bài vị dùng giấy đỏ viết: “Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức tinh quân” và quay về phương Nam hành lễ.

Sao Vân Hớn là một trong những hung sao, nam phòng thị phi, nữ đau về máu huyết.

Sao La Hầu: Đây là sao hung tinh, nam ngừa quân sự, nhiều việc ưu sầu còn nữ hay có việc buồn rầu, đau mắt, sinh sản có bệnh. Sao La Hầu phát mạnh vào tháng Giêng và tháng 7, kỵ nam nhiều hơn nữ. Để giải hạn, mỗi tháng ngày mùng 8 cúng 9 ngọn đèn, 9 chén nước, 3 nén hương, dùng giấy vàng viết bài vị: “Thiên cung Thần Thủ La Hầu tinh quân” và hướng về phương Bắc hành lễ.

Sao Thủy Diệu: Là sao mang cả cát lẫn hung. Nam có sao nỳ chiếu thì đi làm ăn khá, đi xa có tài lộc nhưng những hay tai nạn, nhất là sông nước. Sao kỵ nhất vào tháng 4 và tháng 8. Để hóa giải, mỗi tháng vào tối ngày 21 cúng 7 ngọn đèn, 7 chén nước, 3 nén hương, dùng giấy vàng viết bài vị: “Bắc phương Nhâm Quý Thủy Đức tinh quân” và hướng về phương Bắc hành lễ.

Sao Kế Đô: Là sao hung tinh, nam làm ăn bình thường, đi xa có tài lợi còn nữ hay xảy ra việc rầy rà, điều tiếng thị phi. Sao Kế Đô chiếu hạn nặng nhất vào tháng 3 và tháng 9. Để hóa giải sao này, vào tối mùng 1 hàng tháng cúng 20 ngọn đèn, 20 chén nước và 3 nén hương. Bài vị dùng giấy vàng viết: “Địa cung Thần Vĩ Kế Đô tinh quân” và quay về hướng Tây hành lễ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Hạn Có Xóa Được Sao Xấu? trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!