Cập nhật nội dung chi tiết về Cúng Sao, Giải Hạn Là Mê Tín Dị Đoan mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đã có nhiều ý kiến thắc mắc về hiện tượng có một số chùa tổ chức lễ dâng sao giải hạn, cũng như hiện tượng đốt vàng mã, cá biệt là sự việc ở chùa Đại Giác (Q.Phú Nhuận) còn treo bảng hướng dẫn cách thức làm “chú bán đất”, “chú bán nhà”… gây sự ngỡ ngàng cho nhiều người.
Đã có nhiều ý kiến thắc mắc về hiện tượng có một số chùa tổ chức lễ dâng sao giải hạn, cũng như hiện tượng đốt vàng mã, cá biệt là sự việc ở chùa Đại Giác (Q.Phú Nhuận) còn treo bảng hướng dẫn cách thức làm “chú bán đất”, “chú bán nhà”… gây sự ngỡ ngàng cho nhiều người.
Trao đổi xung quanh vấn đề này với HT.Thích Thiện Tánh, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN chúng tôi Hòa thượng khẳng định các hình thức trên không xuất phát từ Phật giáo, là mê tín dị đoan. Hòa thượng nói:
HT.Thích Thiện Tánh – Ảnh: Vũ Giang
Cúng sao, giải hạn không phải xuất phát từ Phật giáo. Trong kinh Phật không chỉ dạy cúng sao, giải hạn. Đây là một trong những tục bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Thậm chí có nơi cúng sao, giải hạn có cả cúng gà, vịt, đốt vàng mã rất nhiều. Nói chung hiện nay có rất nhiều chùa còn tổ chức việc cúng sao.
Giáo hội Phật giáo không cấm cúng sao, giải hạn nhưng khuyến khích các chùa nên tổ chức Pháp hội tụng kinh Dược Sư cầu an đầu năm cho Phật tử, cầu nguyện có đầy đủ sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mọi người đều an lạc.
Trong những năm gần đây, Ban Trị sự GHPGVN chúng tôi đã khuyến khích các chùa thực hiện hình thức Pháp hội Dược Sư cầu nguyện quốc thái dân an vào dịp đầu xuân mới. Năm nay, Ban Trị sự PG TP cũng kết hợp với các chùa tổ chức Pháp hội Dược Sư, tụng kinh trong 3 ngày tại bốn nơi: tổ đình Ấn Quang, Việt Nam Quốc Tự, chùa Phổ Quang và chùa Huê Nghiêm để làm điển hình. Đó là hình thức phù hợp với tinh thần Phật giáo và chủ trương của Giáo hội, lợi lạc thiết thực và chung cho tất cả.
Tôi xin lưu ý là các chùa đừng lợi dụng Pháp hội Dược Sư như là hình thức cúng sao hội làm cho Phật tử, người dân thêm lo âu. Chùa nào tụng kinh Dược Sư mà lại còn thực hiện “cúng sao” thì đó là việc mê tín. Chùa mà thực hiện những điều mê tín là có tính chất để kiếm tiền. Trong lúc đó, đáng ra quý Tăng Ni ở chùa phải biết khuyên Phật tử đi chùa lạy Phật, tụng kinh cầu an cho tâm mình an vui, thanh tịnh, về nhà làm ăn phấn đấu trong công việc, trong cuộc sống, tránh những điều mê tín dị đoan…
Hòa thượng có lời khuyên nào đối với Phật tử đầu năm mới?
Tôi khuyên Phật tử đi chùa, cầu nguyện cho thân tâm an lạc, sức khỏe đầy đủ để phấn đấu trong công việc làm ăn, nâng cao chất lượng cuộc sống, không nên tin vào cúng sao, giải hạn. Khi đã thoát nghèo rồi thì cũng nên giúp đỡ những người nghèo hơn để tạo được phước đức.
Trong kinh Dược Sư có ghi lại phát nguyện của ngài Dược Sư: “Nhất chúng hữu tình nào tu tà đạo, thì ta khiến cho họ quay về Chánh pháp…”. Trong kinh Dược Sư, ngài A-nan cũng có nói: “Bạch Đức Thế Tôn mặt trời, mặt trăng có thể rơi xuống, núi Diệu Cao có thể lay động, nhưng những lời nói của chư Phật nói ra thì không bao giờ sai được”. Như vậy, Phật tử đi chùa phải nghe quý Hòa thượng, Thượng tọa giảng giải, nghe, tin vào kinh Dược Sư. Nhưng, những vị nào nói, giảng có tính chất mê tín thì tôi khuyên thôi đừng đến, đừng nghe những lời mê tín, đôi khi kéo theo bày vẽ, cúng cái này, cái kia, vừa tốn kém vừa không kết quả đi đến chỗ thiếu nợ, buồn rầu rồi mất niềm tin vào Phật pháp.
Hiện nay vẫn còn tình trạng người đi lễ ở nhiều chùa vẫn còn đốt vàng mã, thắp hương rất tùy tiện, gây nên cảnh ngột ngạt và mất trang nghiêm chốn thiền môn, Hòa thượng có ý kiến gì về hiện tượng đó?
Nhiều chùa hiện nay cũng đốt vàng mã, đốt nhang rất nhiều trong dịp đầu năm mới. Phải xác nhận rằng đó là tín ngưỡng dân gian này xuất phát từ Trung Quốc, chư Tổ, ông bà mình đời xa xưa đã bị ảnh hưởng và lưu truyền cho đến hôm nay. Hiện nay, Giáo hội cũng không cấm Phật tử, người dân đốt vàng mã nhưng có lời khuyên nên hạn chế để tiết kiệm (trước đốt 10 thì giờ đốt 1 để dành tiền làm từ thiện), ý thức bảo vệ môi trường thanh tịnh nơi chùa chiền, hạn chế phát sinh cháy nổ có thể xảy ra.
Phật tử cũng lưu ý hạn chế rải vàng mã trong đám tang, tôi chứng kiến buổi sáng người làm vệ sinh đã quét sạch đường phố rồi nhưng chỉ một đám tang đi qua thì đầy rẫy vàng mã, tiền âm phủ trên mặt đường rất kém mỹ quan. Đặc biệt là trên con đường quốc tế Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thậm chí không chỉ giấy vàng mã thông thường mà còn in tiền đồng Việt Nam, đô-la giả… rải trên đường. Tôi nghĩ, các ban ngành thuộc Giáo hội, các vị trụ trì phải tích cực hơn nữa để giải thích cho Phật tử hiểu và hạn chế đốt vàng mã. Nhà nước cũng quan tâm kiểm soát đến những nơi in ấn loại tiền âm phủ, giấy vàng mã, khi hạn chế được việc in ấn thì cũng sẽ hạn chế được việc đốt, rải vàng mã như đã và đang diễn ra.
Trong dịp Tết Giáp Ngọ năm nay, độc giả báo Giác Ngộ viếng chùa Đại Giác tại quận Phú Nhuận, chúng tôi đã phản ảnh những thông tin ở các bảng hướng dẫn cho Phật tử niêm yết ở chùa như “chú bán đất”, “chú bán nhà” nhằm “giúp” bán được đất, bán được nhà mau lẹ… với sự hướng dẫn rất kỳ lạ, làm cho Phật tử có chánh tín ngỡ ngàng, Hòa thượng có ý kiến như thế nào về việc này ạ?
Chùa Đại Giác vừa qua có trưng bảng hướng dẫn “chú bán đất”, “chú bán nhà”, đây cũng là hình thức mê tín dị đoan. Trong kinh Phật tuyệt không có loại “chú” này.
Tôi khuyên Phật tử, người dân không nên tin vào “chú bán đất”, “chú bán nhà”. Tôi cho đó là một trong những trò “mị dân”, chứ không phải “chú” thiêng liêng gì hết. Đây là hiện tượng đầu tiên xuất hiện ở chùa tại chúng tôi mà tôi được biết. Tôi sẽ trực tiếp gặp trụ trì chùa Đại Giác để chỉnh đốn việc đó, yêu cầu dẹp những cái như vậy. Bảng “Hướng dẫn xin phép chú bán đất” niêm yết tại chùa Đại Giác (Q.Phú Nhuận, chúng tôi sau khi Giác Ngộ online phản ảnh, đã được tháo gỡ – Ảnh: Yên Hà
Trước các hình thức cúng sao, giải hạn, đốt vàng mã, như kiểu thông tin hướng dẫn về các loại “chú” lạ lùng như vậy phát sinh ở chùa, với tư cách là người đứng đầu Ban Kiểm soát của TƯGH, theo Hòa thượng, Giáo hội nói chung và Ban Trị sự GHPGVN chúng tôi nói riêng cần có những giải pháp nào nhằm giảm bớt những hình thức này?
Tôi đảm đương trách nhiệm của một lĩnh vực chuyên môn của Giáo hội, quyền là quyền của Giáo hội nhưng mỗi lần họp Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, tôi đều nhắc đến việc này. Theo tôi, gần đến Tết, Giáo hội nên gởi thông bạch đến các Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành trong cả nước để kêu gọi các chùa khắp cả nước tổ chức tụng kinh Dược Sư cầu an, giúp Phật tử giảm bớt cúng sao, giải hạn, tránh mê tín dị đoan.
Đặc biệt, Ban Hoằng pháp, quý vị giảng sư trong sinh hoạt giảng pháp nên giảng giải, nói giáo lý, phân tích để Phật tử hiểu rõ lợi ích của việc tụng kinh, lạy Phật trong dịp đầu năm, tránh các hình thức mê tín dị đoan, việc tà đạo, cúng sao, giải hạn xâm thực vào nếp sống tâm linh của mình.
Trụ trì của các chùa cũng phải có tâm, có trách nhiệm giải thích cho Phật tử của chùa mình. Trước hết, trụ trì phải làm gương, không làm những gì đi ngược lại giáo lý, kinh Phật chỉ dạy. Trong năm 2014 này, Ban Trị sự GHPGVN chúng tôi cũng sẽ một lần nữa làm việc với các ban, ngành, đặc biệt là ngành hoằng pháp, 24 Ban Trị sự PG quận, huyện, các vị trụ trì các tự viện trực thuộc Ban Trị sự PG TP cùng nhau giảng pháp, giải thích để giúp Phật tử hiểu rõ việc tụng kinh cầu an, tránh dâng sao, giải hạn. Vai trò của các vị trụ trì cũng rất quan trọng trong việc giải thích, thực hành nghi lễ đúng Chánh pháp làm gương cho Phật tử chùa mình.
Tác giả: H.Diệu thực hiện Nguồn: http://giacngo.vn/thoisu/cauchuyentrongtuan/2014/02/17/32F451/
Dâng Sao, Cúng Sao Giải Hạn: Tránh Rơi Vào Bẫy Mê Tín
Hoạt động cúng sao, dâng sao giải hạn là tập tục quen thuộc trong đời sống tâm linh của người Việt. Cúng sao giải hạn không phải tín ngưỡng Phật giáo. Theo giáo lý nhà Phật thì không có sao xấu, sao tốt, ngày xấu, ngày tốt nào có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của con người.
Nhiều người Việt từ Bắc đến Nam vào dịp đầu xuân thường có thói quen là ” dâng sao, cúng sao giải hạn “. Việc làm tâm linh đó giúp cho nhiều người cảm thấy yên tâm sẽ tránh được những vận hạn trong một năm. Đây là một sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt Nam.
Nếu như tử vi ở các nước phương Tây có 12 cung hoàng đạo thì theo quan niệm dân gian người Á Đông, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo năm. Có tất cả 24 vì sao quy tụ thành 9 chòm sao, do 24 vị thần chủ có ảnh hưởng đến số phận con người, trong đó 9 chòm sao sáng nhất (Cửu Diệu) sẽ luân phiên chiếu mệnh mỗi năm. Đó là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hán, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Các sao này có sao tốt và sao xấu, phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành.
Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, tai nạn, ốm đau, bệnh tật… Bởi vậy, “đến hẹn lại lên”, dịp cuối năm nhiều người thường tìm đến các thầy bói để tính sao, đoán hạn, tìm cách giải vận hạn sao chiếu mệnh trong năm mới. trong đó có các sao bị coi là sao xấu như: La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch, Thổ Tú, Vân Hớn…
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày 06/01/2020 ra văn bản yêu cầu các chùa chỉ tổ chức lễ cầu an chứ không phải lễ dâng sao giải hạn, tránh mê tín dị đoan, tránh các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh…
Theo đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni khi tổ chức thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an phải bảo đảm trang nghiêm, tiết kiệm, tránh yếu tố mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung nghi lễ không đúng với chính pháp của Phật giáo dễ bị xã hội hiểu lầm là lệch chuẩn tâm linh.
Đây là thời điểm không thể muộn hơn để người Phật tử chấn chỉnh lại chính pháp, tạo điều kiện cho sự tìm hiểu, học tập và phát triển đạo đức Phật giáo.
“Theo giáo lý nhà Phật thì không có sao xấu, sao tốt; ngày xấu, ngày đẹp nào có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của con người. Giáo lý nhà Phật cũng không hề nói đến cúng sao giải hạn. Việc người dân sắm lễ rình rang, tốn kém để cúng sao là điều không cần thiết.
Lễ cầu an là nghi lễ thuộc về Phật giáo nhằm hướng các phật tử đến điều an lành, sống theo lời Phật dạy. Còn dâng sao giải hạn theo quan niệm thực dụng là dâng lễ vật để tai qua nạn khỏi. Quan điểm nhà Phật thì con người là chủ nhân quyết định vận mệnh của mình. Sống thiện thì mới có thể biến họa thành phúc.
Không thể cấm đoán, phải nâng cao trí tuệ
Lòng tin thuộc tín ngưỡng của người dân có từ lâu đời, không thể cấm đoán, bởi vì cấm đoán cũng chẳng được, mà phải dần dần nâng cao dân trí thì điều đó sẽ ít dần đi. Dâng sao giải hạn không phải của nhà Phật, bởi vì đạo Phật là một hệ thống “triết học vô thần”, từ bi, giác ngộ; “vô thần” ở đây được hiểu là các thần thánh vẫn còn tham sân si, khi hết phước thì vẫn phải đọa lạc chịu luân hồi trong sáu cõi. Các vị thần nếu có thì không phải là đấng toàn năng, sáng tạo, vẫn có những điều mà họ không biết, không hiểu.
Tuy cúng giải sao hạn không phải là tín ngưỡng trong Phật giáo nhưng nhiều người lại đặt niềm tin rất mạnh mẽ vào việc này. Bởi vậy, một số chùa vẫn để người dân tìm đến cúng giải sao hạn trong các dịp đầu năm như một nơi để họ gửi gắm niềm tin đúng chỗ. Nhà chùa mong mỏi người dân thành tâm làm thiện, đó mới thật sự là việc hóa giải các nạn tai và tạo phúc lộc cho mình.
Người tu hành đừng rơi vào bẫy mê tín
Nhiều năm nay tục dâng sao giải hạn được thực hiện ở một số chùa, thường từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng. Có một số chùa thì đóng một số tiền tùy tâm, một số thì có một mức tiền cố định tối thiểu. Một số chùa người dâng sao giải hạn vẫn rất đông; thành phần cũng đa dạng, có người là Phật tử, có người không phải là Phật tử.
Con người muốn đi xin, đi cầu điều tốt lành thì nên tìm đến đúng chỗ. Muốn tìm đến trí tuệ phải vào trường học hành chứ không thể đi ra chợ. Đạo Phật dạy người ta phải lấy trí tuệ làm đầu. Nhà sư nào còn làm ‘cúng sao giải hạn’ ở cửa chùa mà không làm được việc coi nó là một phương tiện tiếp dẫn để giảng giải giáo lý Phật giáo cho những người mới thì nhà sư đó đã rơi vào bẫy của mê tín hoặc tiền tài.
Cần phải khẳng định lại, một số chùa đã lạm dụng, làm biến tướng và có kiểu hình thức dịch vụ tâm linh về việc dâng sao, cúng sao giải hạn, làm sai lệch tinh thần Phật giáo. Tuy nhiên, nếu từ một số chùa mà cố tình đánh đồng, gán ghép về cả một hệ thống và rất nhiều chùa làm sai việc này là cố tình xuyên tạc, bóp méo về Phật giáo và có thể gây ngộ nhận cho những người sơ cơ, mới tìm hiểu Phật giáo. Bởi lẽ hiện nay khi kinh tế và khoa học phát triển, nhiều người bận công việc nên cả năm họ chỉ đi chùa vào một số ngày quan trọng.
Theo nhà Phật, vào chùa là đi tìm bình an, trí tuệ, thiện tâm với tấm gương là trí tuệ đức Phật đã giác ngộ, do đó đưa dâng sao giải hạn vào trong một số chùa mà không phải là phương tiện đưa người vào đạo, cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm một số người hiểu sai lệch và mất thiện cảm với Phật giáo.
Một nhà sư Phật giáo ở TP. HCM chia sẻ: ” Cần nhìn nhận việc cầu an, cầu phúc lộc trong người dân là nhu cầu chính đáng. Nếu nhà chùa không thực hiện thì người dân vẫn có thể tìm đến các thầy mo, thầy cúng để làm, như vậy lại càng dễ gây ra mê tín dị đoan hơn. Trong những dịp này, nhà chùa sẽ truyền đạt cho người dân hiểu rõ về triết lý nhà Phật, biết cách tu tập để giúp đời, giúp người, hướng người dân dần bỏ đi các ý niệm sai lệch về cúng bái nhiều tiền của để giải nạn mà nên làm thiện để tạo phúc báo “.
Đức Phật không vẽ ra “sao”
Vẫn có một số ít chùa, nơi người dân chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải (gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng) tổ chức các khóa lễ để cầu an. Tại những khóa lễ này bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Bởi vì tất cả họa và phúc mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.
Đức Phật dạy chúng ta về nhân quả. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến trong hiện tại hoặc tương lai. Tương tự như vậy, mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên hội tụ đầy đủ thì quả thành.
Một số người khi thấy việc cúng sao giải hạn đã ngộ nhận hoặc hiểu lầm về Phật giáo. Có một số cá nhân đã cố tình dựa vào việc ‘cúng sao giải hạn’ để xuyên tạc, cố tình bôi nhọ về Phật giáo nói chung cũng như Phật giáo Đại Thừa nói riêng. Phải là người đi nhiều nơi, nhiều chùa trên khắp các vùng miền cả nước và không có tâm lý kỳ thị vùng miền, cũng như am hiểu lịch sử thì mới có một cái nhìn rộng tổng quan và khách quan.
Việc cúng sao giải hạn không chỉ có ở một số chùa mà còn có ở các đền, phủ, điện, tư thất…v.v. hoặc thậm chí một số nhà còn mời riêng thầy cúng để “cúng sao giải hạn” tại nhà. Đây là việc có ở trên khắp cả nước chứ không phải ở riêng một vùng miền nào cả.
Hãy tin vào nhân quả thay vì dâng sao giải hạn
nhà Phật có câu: ” Muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại “.
” Người tốt không có sao xấu, người xấu không có sao tốt “. Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, ngày nào tốt mà cũng không có sao hạn, sao tốt.
Hoan Lee tổng hợp
Có Nên Cúng Sao Giải Hạn ?
Cúng sao, giải hạn là mê tín dị đoan
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”. Dân gian lại có câu “Nam La Hầu, Nữ Kế Đô”, “Thái Bạch hết sạch cửa nhà”,… khiến cho người xem “sao” phải lo lắng, hoang mang khi trong năm đón nhận một vì “sao” không tốt.
vào tình trạng bi đát, “tiền mất tật mang”. Vì mang tâm trạng hoảng sợ nên nếp sinh hoạt và làm việc của những người này bị ảnh hưởng xấu, khi gặp điều không như ý càng làm cho lòng tin vào những lời “phán” của ông thầy bói trở nên mạnh mẽ. Do đó, chúng ta cần có nhận thức rõ ràng về hình thức ” Cúng Sao Giải Hạn ” trong những ngày đầu năm.
Cho nên phải thấy rằng, “sao” là một khối vật chất thì chúng ta không thể nào cầu xin được cái gì ở nó cả. Ví dụ một chất dầu đổ trên mặt nước sẽ nổi. Bây giờ chúng ta đến để cầu nguyện cho những mảng dầu ở trên mặt nước đó chìm xuống đáy có được hay không? Chắc chắn là không. Lại có một khối đá rơi xuống sông và chìm dưới đáy, chúng ta đến đó để cầu nguyện cho khối đá nổi lên thì có thể nổi được hay không? Cũng không thể nào nổi được. Bởi vì đá là những khối vật chất, mà vật chất thì vô tri vô giác, không cảm nhận được những gì mà chúng ta cầu nguyện, mong muốn. Chỉ có thần linh mới có thể cảm nhận hay nghe được, mà những ngôi sao đó lại không phải là thần linh. Trên thực tế, thần linh còn không thể ban phước hay giáng họa cho ai, huống chi những ngôi sao không phải là thần linh thì không thể nào tiếp nhận được lời cầu nguyện của mình, cũng như không thể ban phước hay giáng họa được.
Cúng Sao Giải Hạn Sao Kế Đô
[Lòng sớ] – Sao Kế Đô là một sao xấu chỉ sau Thái Bạch, sao này đại kỵ cho cả nam và nữ. Người bị sao chiếu phải sẽ đem lại sự buồn khổ, chán nản, thờ ơ. Đàn ông bình thường gặp phải thì làm ăn bình thường, đi xa có lợi. Đàn ông mê gái bị sao này chiếu phải đề phòng tai tiếng vì đàn bà. Nhưng khi đàn bà bị sao chiếu phải có thai thì may mắn lạ thường, cái may mắn đó còn ảnh hưởng tới người chồng nữa, sinh đẻ cũng thuận lợi. Nếu đàn bà sao này chiếu phải mà không mang thai thì sẽ bị gian nan lận đận, làm ăn gặp nhiều trở ngại, mang tiếng thị phi. Đại kỵ vào tháng 3 và tháng 9.
Năm tuổi bị sao Kế Đô chiếu mạng:
Nam giới: 79, 70, 61, 52, 43, 34, 25, 16, 07
Nữ giới: 82, 73, 64, 55, 46, 37, 28, 19, 10
Cách giải hạn với sao Kế Đô
Cách hóa giải: Dâng sao vào ngày 18 hàng tháng, thắp 21 ngọn nến theo hình bên dưới, bài vị màu vàng có ghi dòng chữ “thiên vị cung phân kế đô tinh quân” lạy về hướng tây Cách Khấn : Cung thỉnh Thiên Đình Bắc vỉ cung Đại Thánh Thần vỉ Kế đô Tinh quân vị tiền. Cúng lễ vào lúc 21 đến 23 giờ. Lễ vật gồm: Hương hoa, ngũ quả, chè, oản, chè, thuốc, bánh kẹo, nước, muối gạo, 21 ngọn nến. Tất cả đều màu vàng, nếu thứ gì khác màu dùng giấy màu vàng gói vào hoặc lót giấy màu vàng xuống dưới mâm rồi bày lễ lên trên. Sau khi lễ Thần linh và gia tiên trong nhà xong thì ra lễ ngoài trời, nhớ phải cung thỉnh các vị sau về chứng giám: chúng tôi thỉnh trung thiên tinh chúa Bắc Cực Tử Vi Đại Đế Ngọc bệ hạ vị tiền chúng tôi thỉnh: Tả Nam Tào lục ty diên thọ tinh quân vị tiền chúng tôi thỉnh: Hữu Bắc Đẩu cửu hoàng giải hạn ách tinh quân vị tiền. chúng tôi thỉnh Thiên đình mạo vị cung Đại Thánh Thần Vỹ Kế Đô tinh quân vị tiền. Giáng phó toạ tiền chấp kỳ lễ bạc, nhất tuần sơ hiến, nhị tuần á hiến, tam tuần chung hiến, hiến mãn tam tuần. Chấp lễ chấp bái, chấp kêu chấp cầu, lưu ân lưu phúc, âm phù dương trợ, hộ trì chủ nhân.v.v………
Theo: Vân Anh
Nguồn: internet
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cúng Sao, Giải Hạn Là Mê Tín Dị Đoan trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!