Cập nhật nội dung chi tiết về Cúng Sao Có Thực Sự Giải Được Hạn Không? mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Tôi thấy các chùa đều tổ chức cầu an đầu năm, trong đó có một vài chùa cúng sao giải hạn. Theo hiểu biết của tôi thì cầu an là cần thiết. Nhưng vấn đề cúng sao giải hạn thì tôi rất phân vân vì nếu chỉ cần cúng sao mà giải được hạn ách thì xem ra không phù hợp mấy với nhân quả. Có người giải thích cúng sao giải hạn chỉ là pháp phương tiện để độ sanh cho hàng sơ cơ. Xin cho biết quan điểm của Phật giáo về vấn đề cúng sao giải hạn, hàng Phật tử phải cầu an đầu năm như thế nào mới đúng Chánh pháp?”(HIỀN NGUYÊN, Q.12, TP.HCM)
ĐÁP:
Bạn Hiền Nguyên thân mến!
Cầu an đầu năm là một nghi lễ quan trọng trong Phật giáo. Điều tâm niệm của người con Phật là “nguyện ngày an lành, đêm an lành”. Do vậy, đầu năm đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu nguyện Tam bảo gia hộ, soi sáng cho tư duy, lời nói và việc làm theo nghiệp thiện để ân hưởng phước quả lành là điều cần làm.
Vào dịp đầu năm, hầu hết các chùa đều tổ chức cầu an cho hàng Phật tử, trong đó có những khóa tu như hành hương thập tự, chiêm bái Phật tích và đặc biệt là lập đạo tràng Dược Sư, đốt đèn, dâng hương, tụng kinh Dược Sư, lễ Phật, cúng dường v.v… thường bắt đầu từ ngày mùng Tám đến Rằm tháng Giêng. Sau mỗi khóa lễ, chư Tăng phục nguyện hồi hướng phước báo cho mọi thành viên trong đạo tràng đồng thời những người tham dự khóa tu hiểu được lời Phật dạy trong kinh đem áp dụng vào đời sống tu tập hàng ngày, chuyển hoá ba nghiệp mới đạt được bình an và hạnh phúc như ước nguyện.
Riêng vấn đề cúng sao giải hạn đầu năm là tập tục dân gian chịu ảnh hưởng văn hóa, tín ngưỡng Trung Hoa, được một số chùa vận dụng vào nghi lễ cầu an xem như phương tiện để giáo hóa hàng sơ cơ hướng về Tam bảo. Theo Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao (cửu diệu) là Nhật diệu (Thái dương), Nguyệt diệu (Thái âm), Kim diệu (Thái bạch), Mộc diệu (Mộc đức), Thủy diệu (Thủy diệu), Hỏa diệu (Vân hớn), Thổ diệu (Thổ tú), Kế đô và La hầu. Chín vì sao này phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Mỗi năm, một người chịu ảnh hưởng “chiếu mạng” của một vì sao, nếu là sao tốt thì hanh thông, phúc lộc và nếu sao xấu thì bị tai họa, hạn ách. Vì thế, những ai niên vận gặp sao xấu chiếu mạng thì phải cúng sao, cầu xin những vị thần cai quản các sao như “đức” Thái dương tinh quân, La hầu tinh quân… chiếu cố, phò hộ.
Rõ ràng, cứ theo luật Nhân quả và Nghiệp báo thì việc cúng sao giải hạn hoàn toàn không phù hợp với Chánh pháp. Vì nghiệp nhân chúng ta gây tạo như thế nào đến khi chín muồi trỗ nghiệp quả như thế ấy. Do đó, không thể cầu xin bất cứ ai nhằm giải nghiệp cho mình, ngoại trừ nỗ lực chuyển nghiệp của tự thân. Tuy nhiên, tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người, kể cả một vài Phật tử sơ cơ, nên đầu năm, nếu gặp phải sao xấu “chiếu mạng” thì phải cúng sao mới yên tâm. Và một vài chùa vì phương tiện nên cũng cúng sao với tinh thần tuỳ duyên, phương tiện nhằm giúp những người cúng sao có cơ hội quy hướng Phật pháp. Nếu vận dụng nhuần nhuyễn tinh thần phương tiện này, quy hướng hàng sơ cơ về chùa chiền, quy kính Tam bảo, tham dự khóa tu, bỏ ác làm lành, tụng kinh, niệm Phật, học tập giáo lý, tin sâu nhân quả, bố thí cúng dường… thì việc cúng sao giải hạn cũng là một phương tiện độ sanh tích cực.
Đối với hàng Phật tử hiểu rõ Chánh pháp thì phải nỗ lực tu tập, tịnh hóa ba nghiệp, vun bồi phước báo… trong tinh thần “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” và đây là phương thức thiết thực, hữu hiệu nhất để thành tựu sự bình an trong cuộc sống.
TỔ TƯ VẤN (tuvangiacngo@yahoo.com)
Cúng Sao, Giải Hạn Đầu Năm Có Thoát Được Kiếp Nạn Không?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng có cuộc trao đổi với Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Phó Ban Thường trực Ban Văn hoá, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Yên Phú, Hà Nội tìm hiểu về nghi lễ này.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thượng toạ, trong giáo lý đạo Phật, tín ngưỡng dâng sao giải hạn có phải là tín ngưỡng truyền thống hay không và theo đạo Phật, tín ngưỡng này được thực hiện như thế nào?
Thượng toạ Thích Thọ Lạc:Những người đến chùa thường cầu an, giải hạn là hết sức cần thiết. Trong một năm, ai cũng mong muốn có sức khoẻ, bình yên, sự may mắn trong cuộc sống.
Làm thế nào niềm tin của chúng ta theo chính thống của Phật giáo? Nếu chúng ta đã theo đạo Phật rồi thì phải có niềm tin, tín ngưỡng đúng với tinh thần của Phật giáo. Việc dâng sao giải hạn, đó là danh từ theo Đạo giáo chứ không phải theo chính thống của Phật giáo nên cải chính, gọi là cầu an giải hạn.
Các chùa thường tụng kinh Dược Sư hoặc tụng kinh Phổ Môn để cầu an, giải hạn cho tín đồ cũng như bà con nhân dân. Chúng tôi nghĩ rằng, để có được giải hạn, có được sự bình an, nó phải phụ thuộc vào hai yêu tố là tự lực và tha lực.
Tha lực chúng ta cầu nguyện thế giới chư Phật, thế giới siêu hình phù hộ, tiếp sức cho chúng ta có được sự bình yên. Một con người sống trong thế gian này luôn cảm thấy mình không đủ sức chống trải lại với thiên tai, địch hoạ, hoặc những bất an trong cuộc sống chúng ta.
Còn một yếu tố nữa là tự lực, tự lực có nghĩa là chúng ta phải nỗ lực lên. Nói theo tinh thần Phật giáo, trước hậu quả của nghiệp chướng từ kiếp trước, muốn giả được điều đó thì phải làm phúc nhiều, làm thiện nhiều. Chúng ta cúng dường, bố thí, phóng sinh hoặc giúp những người nghèo khổ, những người cô đơn, làm những việc hữu ích cho xã hội, cho đất nước, cho con người. Đó cũng là phương pháp tự giải nghiệp cho chúng ta, giải được cái hạn xấu.
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa Thượng toạ, có nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền bạc hàng triệu đồng, chi phí rất lớn để bằng mọi giá phải giải được sao. Thượng toạ đánh giá như thế nào về suy nghĩ đó trong người dân?
Thượng toạ Thích Thọ Lạc: Chúng ta đừng có nghĩ rằng, vật chất có thể đổi được cái giải hạn của chúng ta. Mình chỉ biết cúng dường mà không biết cải thiện cá nhân của chúng ta thì cũng không được.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thượng toạ, làm sao để một tín ngưỡng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như vậy không bị tướng sang mục đích thương mại?
Thượng toạ Thích Thọ Lạc: Chùa là do cộng đồng, do thập phương nhân dân và thập phương các tín đồ đóng góp xây dựng nên. Chùa là ngôi nhà tâm linh cho cộng đồng. Chùa là để phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho thập phương cộng đồng.
Việc đến lễ cầu an, cầu siêu của nhân dân và tín đồ được hiểu là người ta đến ngôi nhà này để thực hiện đời sống tâm linh.
Còn các nhà chùa, các nhà sư có trách nhiệm hướng dẫn người ta thực hiện nghi thức tâm linh cầu an, cầu siêu như thế nào theo đúng tinh thần của Phật giáo. Đó là trách nhiệm của các vị sư.
Còn người dân đóng góp tuỳ hỉ, đóng góp vào xây dựng ngôi chùa, tô tượng, đúc chuông, nhang đèn trong hàng năm là tuỳ tâm của mọi người. Nếu chúng ta dùng đồng tiền hữu hạn để đổi lại cái gì vô giá như thế thì không đúng với tinh thần Phật giáo. Bản thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua, đầy những tiền bạc, mọi thứ nhưng các ngài bỏ hết, đi tu vì lợi ích cho mình, cho cộng đồng. Nếu chúng định lượng thì sai với tinh thần Phật giáo.
Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn những chia sẻ của Thượng toạ. Xin kính chúc Thượng toạ một năm mới vạn sự tốt lành, may mắn!
Vietnamnet
Thực Hư Tự Cúng Dâng Sao Giải Hạn Tại Nhà Không Cần Thầy
Liệu rằng chúng ta có thể tự cúng dâng sao giải hạn tại nhà không cần Thầy hay không là băn khoăn của rất nhiều người. chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể cho quý vị về vấn đề này ngay sau đây. Cái hạn đến với con người chúng ta ai cũng có. Nếu còn đang mang thân xác phàm thì con người chúng ta ai cũng sẽ có hạn năm nào cũng có hạn. Bởi vậy trong năm chúng ta gặp các vấn đề như ốm đau, bệnh tật công việc không thuận lợi, vợ chồng cãi vã, con cái đi viện… Đó là cái hạn mà gia đình chúng ta gặp phải
Trước khi làm rõ vấn đề có thể tự cúng dâng sao giải hạn tại nhà hay không cúng ta tìm hiểu về vận hạn của mỗi con người. Xin chia sẻ với quý vị rằng theo Luật Nhân Quả luân hồi thì hạn chính là những nghiệp của chúng ta từ tiền kiếp. Nay khi chúng ta được đầu thai làm người thì chúng ta sẽ phải trả nghiệp đó. Và những cái hạn này chúng ta bắt buộc phải trải qua . Trên thực tế các thầy đồng, Thầy Pháp, Thầy Cúng hay các nhà sư sẽ làm việc giải hạn. Trong quá trình làm lễ giải hạn thì các thầy sẽ tâu nên Phật, Thánh, Thần và gia tiên nhà gia chủ
Sau cuối buổi giải hạn sứ giả của người Thầy đó hoặc sứ giả của các vị Phật Thánh chư tiên sẽ xuống và nhận các sớ để tâu lên Thiên Đình. Tuy nhiên, hạn của gia đình đó có giải được hay không còn tùy thuộc và Phước Đức cũng như duyên và do Pháp của từng Thầy. Nếu đã là hạn thì làm lễ giải hạn cũng không thể hết được hạn mà chúng ta chỉ có thể làm nhẹ đi phần nào.
Dù bạn có cúng một khóa lễ hàng trăm triệu hay hàng tỉ đồng cũng không thể giải toàn bộ hạn. Vậy nên việc cúng lễ giải hạn chỉ có thể làm tiêu trừ hạn. VD Hạn lớn chuyển thành hạn nhỏ, hạn nhỏ chuyển thành hạn nhỏ hơn . Hoặc chúng ta từ hạn này và chuyển sang một hạn khác mà thôi, về vấn đề chuyển sang hạn nào là do các Ngài quy định, do trên Thiên quy định
Mỗi con người khi sinh ra đều có một cuốn sổ sinh mạng. Vậy nên nhà Thánh có một câu nói rất hay đó chính là “Mạng sinh dương thế, số hệ Thiên Cung”. Hàm ý mạng chúng ta sống ở trên dương thế tuy nhiên số hệ chúng ta lại do trên Thiên Đình sắp đặt
Bởi vậy, khi các thầy làm lễ giải hạn thì tới cuối buổi các Thầy sẽ nhờ các sứ giả của nhà Thánh hoặc sứ giả của các Thầy đó xuống để đưa sớ giải hạn về Thiên Đình. Việc có giải tiêu trừ được hay không các Ngài còn phải ăn cứ vào việc chúng ta tu tâm, tích đức sống ở cõi phàm như thế nào. Chứ không phải một khóa lễ hàng trăm triệu, mâm cao cỗ đầy, cúng tiền âm phủ nhiều mà các ngài giải hạn.
Vậy thực chất nghi lễ giải hạn thực chất chỉ là một khóa lễ để chúng ta dâng sớ trình kêu cầu lên các vị chư Phật, Thần Thánh. Nói về sự ăn năn, thành tâm xám hối của người cúng lễ và buổi lễ này không có tác dụng giải hạn được ngay
Xin nhắc lại, tất cả các khóa lễ giải hạn sau khi kết thúc không thể giải ngay lập tức hạn mà chỉ có tác dụng “dâng sớ trình” để các ngài chứng Tâm chứng Lễ . Cũng như các vị thầy Cúng, thầy Pháp hay nhà sư không có quyền pháp để quyết định số mạng , hạn nặng hay nhẹ của một con người mà việc này sẽ cho nhà Thánh định đoạt
Nếu người cúng lễ là người thường xuyên sát sanh, hại vật, hại người và khẩu nghiệp nặng, tham sân si lớn, lừa đảo… thì cũng không thể tiêu trừ được hạn.
Đặc biệt cũng có thường hợp những Thầy Cúng, Thầy Pháp hay những nhà sư không đủ quyền để giải hạn mà thực tế người thích hợp nhất để nhờ dâng sớ chính là Gia Tiên nhà quý vị.
2. Giải đáp thắc mắc tự cúng dâng sao giải hạn tại nhà không cần Thầy
Trong bất kỳ dòng họ nào cũng có các vị là Ông Cha, Cửu huyền thất tổ của chúng ta đã và đang theo hầu cũng như làm quan chức lớn ở trên Thiên. Đặc biệt có những vị đang theo hầu Phật Thánh tại cửa Đình hay cửa Đền cũng như có những vị làm chức cao ở hàng Thượng Thiên. Đây chính là những người phù hợp nhất để dâng sớ trình cho quý vị cũng như “kêu thay và lạy đỡ” cho quý vị.
Điều này rất đúng với câu nói “Trần sao âm vậy”. Lấy 1 ví dụ đơn giản như:
Nếu 1 anh nông dân gia đình chỉ làm thuần nông không có mối quan hệ, nếu không may vướng vào các vụ tranh chấp, kiện tụng thì rất khó có thể kêu cầu lên tới cấp Tỉnh, Thành Phố.
Tuy nhiên, nếu trong họ nhà anh nông dân đó có một người làm quan chức nhỏ ở dưới Tỉnh hay thành phố thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. “Một người làm quan thì cả họ được nhờ” câu nói từ xa xưa của ông cha ta vấn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay
Vậy nên, quý vị nên nhờ chính gia tiên nhà mình dâng sớ cũng như kêu cầu cho quý vị cũng như chúng ta nên tự cúng dâng sao giải hạn tại nhà
Đối với những gia đình được trấn trạch tốt, các vị gia tiên có thể nhà được thì khóa đọc lễ này sẽ rất thành công. Còn những gia đình bị ma tà quấy phá hay gia đình lục đục, thường xuyên nhìn thấy người lạ trong nhà…thì khóa lễ này sẽ chưa thể đem lại hiệu quả. Lúc này quý vị nên mời những Thầy Cúng, Thầy Pháp hay ra Chùa làm lễ giải hạn như vậy sẽ tốt hơn
Xét về đường âm thì 5 đời gần nhất được gọi là 1 Chi, trong mỗi một Chi đều sẽ có 1 người đi theo hầu Phật Thánh. Những bà Cô, Ông Mãnh (những người chưa lập gia đình, chết trẻ trong dòng họ) có thể kêu cầu cho quý vị. Còn ông Bà, gia tiên đời gần đây của quý vị sau khi chết đi cũng chưa chắc có thể kêu cầu cho quý vị. Bởi sau khi chết đi họ còn phải đọa Địa Ngục để trả nghiệp từ tiền kiếp cũng như trong kiếp này mới gây ra nên không thể kêu cầu cho quý vị được.
Ban thờ nhà quý vị không chỉ có 2,3 đời gây đây mà còn thờ cả ông Tổ dòng họ mình nếu quý vị có tâm thì các vị đó vẫn sẽ về độ cho quý vị
3. Đồ lễ tự cúng sao giải hạn tại nhà cần phải có
Đầu năm là thời điểm thích hợp nhất để cúng sao giải hạn, nếu đầu năm quý vị chưa làm thì có thể làm trong thời gian này cũng hoàn toàn được. Ngày rằm hoặc ngày mồng 1 là thời điểm tốt để dâng sớ giải hạn
Đồ lễ dâng cúng sao giải hạn tại nhà gồm có
1 mâm chay (Đặt bên tay phải theo hướng quý vị nhìn vào ban thờ)
1 mâm mặn (đặt bên trái)
Hương, hoa trà quả, kim ngân, hàng mã
Dâng lên ban thờ gia tiên nhà quý vị cùng với 1 tờ sớ giải hạn dâng lên Phật, Thánh chư thiên kêu cầu cho gia đình và con cháu Tống Ách Trừ Tai và thành tâm kêu cầu theosau đây.
Lưu ý: Là phải mời các vị gia tiên nhà mình về và thành tâm thắp hương, lạy 3 lạy sát đất.
Sau buổi tự cúng dâng sao giải hạn tại nhà kết thúc thì chính các vị gia tiên, hội đồng bà Cô, Ông Mãnh những người chết trẻ trong dòng họ nhà quý vị sẽ đem sớ đó trình cho quý vị mà không cần Thầy
Ví dụ: 20 kg gạo nếp, 10 cân đỗ xanh mang lên Chùa để công đức (tùy theo điều kiện mỗi gia đình số lượng có thể khác nhau)
Quý vị cần đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn Chùa để công đức. Vì sao lại vậy? Bởi hiện nay có những chùa được người dân tới công đức rất nhiều nên có đủ điều kiện để thờ Phật. Bên cạnh đó cũng có những chùa rất nghèo nàn, điều kiện vật chất thiếu thốn rất cần được chúng ta quan tâm. Có những chùa nghèo tới mức ngày rằm, mồng 1 người quản lý Chùa cũng không có điều kiện để đồ xôi dâng Phật
Vậy nên chúng ta nên tìm tới những chùa như vậy để công đức, ưu tiên công đức cho những chùa nghèo hơn, những chùa chưa có điều kiện hơn. Hoặc có thể sử dụng gạo nếp, đỗ xanh hay đồ dùng cá nhân, quần áo để bố thí cho những người ăn xin hay những trẻ em nghèo khó, lang thang. Đây là việc làm vô cùng quan trọng, đây là việc mang lại cho chúng ta ngàn phước báu. Việc này quan trọng tương tự như việc chúng ta tự cúng dâng sao giải hạn tại nhà. Hành động bố thí làm lành là việc làm công đức vô lượng, phước báu vô lượng
Sau khi chúng ta công đức bố thí và từ thiện quý vị hãy nguyện trong tâm rằng. Nay con xin nguyện mang công đức của việc làm lành này hồi hướng tiêu trừ hạn, nghiệp cho bản thân con và gia đình chúng con. Thì phước báu của việc công đức làm lành này sẽ được các Ngài chứng.
4. Ẩn sau ý nghĩa của việc công đức gạo nếp và đỗ xanh?
Xin chia sẻ với quý vị một bí mật là gạo nếp và đỗ xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa tâm linh. Đây không đơn giản chỉ là nguyên liệu để đồ xôi cúng Phật mà chúng có tác dụng như sau
Gạo Nếp: Có ý nghĩa “Thành Tâm Xám Hối”
Đõ Xanh: Có tác dụng là “Tiêu trừ nghiệp chướng”
2 nguyên liệu này quý vị mang tới công Đức Phật, Thánh Thần hay từ thiện bố thí làm lành cho những người khó khăn thì đây là phước báu vô lượng. Giúp tiêu trừ bớt hạn nghiệp cho quý vị
Vậy thời điểm nào thích hợp để công đức, hành thiện. Câu trả lời chính là nếu bạn có điều kiện thì hãy công đức hàng ngày hàng tháng tùy theo sức của mình, công đức càng nhiều thì phước báu càng dày
Hy vọng qua bài viết này đã phần nào giúp quý vị hiểu hơn về việc tự cúng dâng sao giải hạn tại nhà cũng như không tốn quá nhiều tiền vào việc cúng bái cũng như thuê các Thầy về Cúng. Số tiền đó nếu được sử dụng để giúp những người nghèo khổ, mắc bệnh hiểm nghèo thì họ sẽ nhớ ơn quý vị ngàn đời. Một miếng khi đói bằng một gói khi no!
Nhà Phật Không Có Nghi Lễ Cúng Sao Giải Hạn
Cúng sao đã trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt nhưng chuyện sao xấu, sao tốt thì quan niệm mỗi người dân ở mỗi nơi và của Đức Phật lại không “đồng nhất”.
Chùa thị xô đẩy, chùa làng vắng hoe
Những ngày “đầu mùa” dâng sao giải hạn, dường như các ngôi chùa ở thành thị lúc nào cũng tấp nập, ồn ào và muôn kiểu lễ bái. Tận dụng những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều người dân đã đổ xô lên chùa cầu an đồng thời xem bảng tính sao chiếu mệnh và đăng ký dâng sao giải hạn đầu năm mới.
Thực tế là trong khuôn viên của nhiều nhà chùa đã bố trí nhiều bàn phục vụ đăng ký dâng sao, niêm yết bảng sao xấu cần phải giải hạn, “công khai” lịch dâng sao cụ thể cũng như mức chi phí cần đóng góp.
Lượng người đến đăng ký lên hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người như ở chùa Phúc Khánh, chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ… gây nên cảnh tắc nghẽn giao thông quanh khu vực các chùa, phủ ấy. Nhiều người dân sợ “hết chỗ” đã đăng ký giải hạn từ trước Tết.
Ngược với chùa ở trong nội thành thì các ngôi chùa ở làng quê vào “mùa” giải hạn vẫn yên ắng, không ồn ào, náo nhiệt. Thi thoảng có vài người dân ở làng hoặc khách thập phương đến vãng cảnh chùa và lễ bái trước cửa Tam Bảo.
Đến chùa Sủi (huyện Gia Lâm), chùa Sùng Khánh (quận Long Biên), chùa Đức Diễn (huyện Từ Liêm) vào những ngày dâng sao giải hạn, bàn đăng ký giải sao vẫn vắng hoe, những người ngồi ghi sao khá rảnh rỗi vì cả ngày chỉ lác đác vài người đến đăng ký.
Theo thông lệ thì vào ngày mùng 8 Tết là khóa lễ giải sao xấu La Hầu nhưng cũng chỉ có vài chục người dân chủ yếu vẫn là những người sống gần chùa làng đến đăng ký giải sao.
Bất kỳ ai cũng có thể hiểu Phật ở chùa nào cũng là hiện thân của đức Phật!.
Đức Phật… không vẽ ra “sao”
Theo lời Phật dạy trong Pháp Tứ Y: “Y cứ theo kinh liễu nghĩa, chẳng y cứ theo kinh không liễu nghĩa” thì không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cả.
Tuy vậy, vẫn có một số ít chùa, nơi người dân chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải (gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng) tổ chức các khóa lễ để cầu an, lấy niềm tin là chính.
Tại những khóa lễ này bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Bởi vì tất cả họa và phúc mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.
Bảy ngôi sao, chín ngôi sao hay mười ngôi sao là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Ngài dạy chúng ta về nhân quả. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến.
Tương tự như vậy, mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành.
Nhà Phật có câu: “Muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”.
Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, không có ngày nào tốt mà cũng không có sao hạn, sao tốt. Chính vì vậy ngày tốt, ngày xấu, sao xấu, sao tốt là không có cơ sở, chỉ do con người bày ra mà thôi.
Theo cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ, trong sách của đạo Phật không có nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình: “Trong chân lý nhà Phật không có việc giải hạn các sao. Người ta gọi như vậy thì nhà chùa tôn trọng, không ảnh hưởng gì cả. Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Ở tòa Tam Bảo, nhà chùa làm hoa quả, hoa nghi cúng Phật, có cái gì thì dâng lên chứ không có nghi thức gì khác cả. Từ giải sao là cho dễ hiểu chứ không có lễ giải sao nào cả”.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cúng Sao Có Thực Sự Giải Được Hạn Không? trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!