Đề Xuất 4/2023 # Cha Đắc Lộ Và Chữ Quốc Ngữ (1) # Top 13 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 4/2023 # Cha Đắc Lộ Và Chữ Quốc Ngữ (1) # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cha Đắc Lộ Và Chữ Quốc Ngữ (1) mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chúng ta dành chút thời gian tìm cách trở về cội nguồn của ngôn ngữ mẹ đẻ, của tiếng Việt, của chữ quốc ngữ, loại chữ dùng để ký âm tiếng Việt, trở về văn hóa Việt và đức tin cha ông thời kỳ đầu. Cuộc trở về cội nguồn có nhiều cách tiếp cận. Cách trở về lần này, chúng ta thực hiện qua lăng kính của những nhà truyền giáo châu Âu, và qua cách tiếp cận của một tu sỹ Dòng Tên đồng thời là giáo sư sử học người Đức thời hiện tại. Từng câu chuyện, từng diễn tiến đều xoay quanh một nhân vật rất nổi tiếng là Cha Đắc Lộ.

Chúng tôi sẽ tạm lược bỏ những ngày tháng, tên tuổi và những giải thích quá chi tiết mang tính chuyên môn của sử học, để tập trung nhiều hơn vào diễn tiến câu chuyện. Còn ai muốn thực sự đọc đầy đủ cuốn sách, thì có thể tìm mua cuốn sách có tựa đề: Hoa Trái ở Phương Đông. Cầu nguyện với lịch sử đời mình, với lịch sử dân tộc, với lịch sử chữ quốc ngữ, đó cùng là một lối cầu nguyện quan trọng để có thể thấy Chúa luôn đồng hành với ta trên từng bước đường đời giữa những vui buồn sóng gió phong ba.

Năm 1615 là mốc quan trọng cho đề tài này. Vì đó là năm Dòng Tên bắt đầu truyền giáo trên đất Việt, thời đó gọi tên là Cochinchina hay còn gọi là Vương quốc phía Nam. Năm trước đó, việc truyền giáo ở Nhật Bản vốn được coi là có triển vọng nhất, lại kết thúc phũ phàng do các nhà truyền giáo bị trục xuất và bị theo dõi gắt gao. Suốt một phần tư thế kỷ sau đó, có những lúc lóe sáng mầm hy vọng, nhưng rồi lại nhanh chóng tiêu tan. Sự đổ vỡ của công cuộc truyền giáo ở Nhật Bản tạo điều kiện cho khởi đầu mới ở Việt Nam. Chính cha Đắc Lộ vào cuối năm 1614 đã gửi thư cho cha Tổng Quyền Acquaviva thỉnh nguyện được đi truyền giáo sau thời gian hoàn tất nhà tập.

Cho tới lúc này, Dòng Tên đã vượt qua giai đoạn dò dẫm về chủ trương thích ứng trong truyền giáo và họ đã có được khuôn khổ vững chắc đầu tiên. Khuôn khổ này được áp dụng tại Paraguay trong những khu định cư của người thổ dân, được áp dụng tại Trung Hoa qua cha Matteo Ricci, và được áp dụng ở Mandurai Ấn Độ qua cha Roberto de Nobili. Lịch sử 75 năm truyền giáo cho dân ngoại từ ngày lập Dòng cho tới lúc ấy của Dòng Tên có thể được tóm tắt như sau:

Đối với Dòng Tên, là một Dòng hoàn toàn vâng lời Đức Giáo Hoàng, để Ngài có thể sai các thành viên của Dòng đi tới các người Thổ Nhĩ Kỳ, tới các người ngoại giáo hoặc với bất kỳ người lạc giáo nào. Nhắc tới Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là nhắc tới người Hồi giáo. Giờ đây, việc truyền giáo cho các dân tộc ngoài Kitô giáo, không phải chỉ là một trong các công tác có thể làm, nhưng đó là mục tiêu trung tâm của Dòng. Vậy mà, sáng kiến để Dòng Tên đi truyền giáo bên kia đại dương lại không xuất phát từ vị sáng lập Dòng là Thánh Inhaxio Loyola, cũng không xuất phát từ Đức Giáo Hoàng, mà lại xuất phát từ lời thỉnh cầu của vua Bồ Đào Nha là Gioan III. Năm 1540 ông vua này đã thỉnh cầu các tu sĩ Dòng Tên đi truyền giáo.

Đó là vì phạm vi và khuôn khổ định chế của việc truyền giáo hải ngoại thuộc quyền bảo trợ truyền giáo của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hai nước này phân chia thế giới và chịu trách nhiệm việc truyền giáo, dựa theo sắc chỉ Inter Cetera năm 1493 của Đức Giáo Hoàng Alexandro VI. Nhiều sắc chỉ khác nhau của Giáo Hoàng đã trao cho các hoàng đế Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha không những trách nhiệm truyền giáo mà cả những quyền hạn rộng rãi.

Trước hết về tài chính, họ phải trả chi phí cho việc truyền giáo và cho toàn bộ tổ chức Giáo hội. Ngoài ra, họ còn phải lo việc phái đi và chuyên chở các nhà truyền giáo trên tàu thuyền của mình. Bù lại, họ có những quyền hạn còn vượt trên cả Giáo hội, điều này thường thấy nơi các đế chế tập quyền ở châu Âu thời đó thường có. Họ không chỉ có quyền cho phép nhà truyền giáo nào được nhập cảnh, mà còn có quyền chỉ định Giám mục, quyền thành lập giáo phận và xác định ranh giới của giáo phận. Đương nhiên những điều này phải được Roma chấp thuận.

Nhìn theo quan điểm của Giáo hội về sau này, ta dễ dàng đánh giá tiêu cực chế độ bảo trợ, vì coi đó là một hình thức lẫn lộn thần quyền và thế quyền. Nhưng nhìn như vậy là chưa thích hợp và chưa hợp thời. Vì công bằng mà nói, vào thế kỷ XVI không có hình thức nào khác thay thế. Một tình trạng đặc biệt khác nữa, là liên minh nhân sự giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không hề làm suy giảm sự cạnh tranh thù nghịch giữa hai quốc gia này, mà còn tạo cho Giáo hội nhiều sự chồng chéo hơn. Thêm vào đó là những cạnh tranh mâu thuẫn về phương pháp truyền giáo giữa các tu sĩ Dòng Tên với các tu sĩ dòng khất thực, những tranh chấp quốc gia giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, sự cạnh tranh giữa chế độ Bảo Hộ và Thánh Bộ Truyền Giáo. Những rắc rối ấy đã biến cuộc tranh cãi về lễ nghi, thành một cuộn chỉ rối không gỡ nổi.

Lược trích: Tứ Quyết SJ Hoa Trái ở Phương Đông, Tác giả: Klaus Schatz, S.J., Người dịch: Phạm Hồng Lam, NXB Phương Đông, 2017.

Thánh Lễ Tạ Ơn Mừng 15 Năm Thành Lập Trường Việt Ngữ Đắc Lộ Tại Seattle

SEATTLE. Chúa Nhật ngày 20 tháng 05, trường Việt Ngữ Đắc Lộ trực thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle long trọng cử hành thánh lễ tạ ơn mừng lễ Bổn Mạng và 15 năm thành lập trường. Ban giảng viên trường Việt Ngữ Đắc Lộ đã chọn thánh Jean Baptiste de la Sall làm Quan Thầy.

Xem hình ảnh

Tưởng cũng nên biết thêm một chút về thánh Jean Baptiste de La Salle mà trường Việt Ngữ Đắc Lộ đã chọn làm vị Quan Thầy của trường. Than1h Jean Baptiste de La Salle người Việt Nam thường gọi là thánh Gioan La San. Thánh Gioan La San sinh năm1651 và qua đời năm 1719, ngài là một nhà giáo dục, và là vị sáng lập Dòng Sư Huynh các trường Công giáo, ngài cũng là vị Thánh bổn mạng của các nhà giáo Công giáo. Jean-Baptiste de La Salle (Gioan La San) sinh ra và lớn lên ở thành phố Reims trong một gia đình khá giả và quý phái đã lập nghiệp lâu đời trong vùng Champagne này. Gioan La San theo học trường Collège des Bons Enfants cho đến khi xong bằng Cao học Văn chương vào năm 18 tuổi (1669). Năm sau ông lên Paris, theo học chủng viện Saint-Sulpice. Lúc bấy giờ, khi mẫu thân rồi đến phụ thân của ngài kế tiếp nhau qua đời, ngài phải về lại nhà để chăm sóc các em. Tuy về sống trong gia đình nhưng ngài vẫn theo đuổi ơn gọi, nên sau đó trở lại học ở chủng viện sau khi đã lo lắng xong cho các em. Ngài được thụ phong linh mục ngày 9 tháng 4 năm 1678 và hai năm sau, ngài hoàn tất học trình Tiến sĩ Thần học vào tháng 6 năm 1680. Trong thời gian này, ngài chịu ảnh hưởng của Nicolas Roland, một tu sĩ và một nhà thần học ở Reims.

Nhắc đến thánh Gioan La San là nhắc đến thành tích hoạt động của Dòng Sư Huynh trong công tác mở mang các trường Công giáo tại Việt Nam.

Được biết, vào đầu thế kỹ 20, Dòng Sự Huynh tức Dòng La San bắt đầu hiện diện tại Việt Nam, khởi đầu là việc mở trường Pellerin tại Huế (sau có tên là Bình Linh ) vào năm 1904, và kế tiếp là một số trường khác như vào năm 1906 mở trường St. Joseph (Thánh Giuse) ở Hải phòng và trường Dòng ở Battambang (Cao miên); năm 1908 mở trường St. Joseph (Thánh Giu se) ở Mỹ tho; năm 1911 mở trường Miche ngay trong thủ đô Nam vang của Cao miên.

Năm 1924 mở trường Thomas d’Aquin ở Nam định; năm 1932 trường Thánh Louis ở Phát Diệm và trường Gagelin ở Bình Ðịnh. Ðến năm 1933 lập ra Nhà tập (gồm tiểu chủng viện và chủng viện) ở Nha trang, tọa lạc trên đồi La San, đây là khu vực hết sức yên tĩnh. Năm 1934, lập ra “nhà tập sự” (probatorium) ở Bùi Chu và năm 1941, thành lập trường Adran ngay bên rừng Ái ân, Ðà lạt. Ngoài ra còn trường La San Ðức Minh ở Tân Ðịnh, trường La San Kỹ thuật ở Ðà lạt, và trường Bá Ninh (tên Á thánh Bénilde) ở Nha trang . Riêng trường Thánh François Xavier (Phan xi cô Xa viê) ở Sóc trăng, có lẻ đã có từ lâu nên không rõ được xây dựng từ lúc nào.

Vào năm 1955, tất cả các trường La San ở miền Bắc được chuyển vào Nam, học sinh các trường này tùy vị trí định cư mà theo học các trường đang có trong Nam. Riêng học sinh các trường Puginier ở Hà nội, trường Thánh Giu se ở Hải phòng được theo học ở trường Taberd, Saigòn.

Năm 1956, mở trường La San Kim Phước ở Kontum; năm 1957, trường La San Bình Lợi ở Qui nhơn; 1958, La San Ban mê thuột. La San Nghĩa Thục ở góc đường Nguyễn Thông và Yên Ðỗ, Sài gòn dường như cũng được mở vào năm này. Trường này thâu học phí rất hạ, dành cho trẻ em nghèo. Chi phí trường được các Sư huynh trường Taberd dùng học phí thu ở Taberd, giúp đỡ. Tại trường La San Nghĩa thục cũng có các lớp tối, do Ðoàn Thánh mẫu Sinh Viên trường Taberd cắt cử các sinh viên năm thứ ba các trường Ðại học ở Sàigòn đảm trách việc giảng dạy. Cũng giống như La San Nghĩa thục là trường La San Chánh Hưng và các trường thâu học phí thật nhẹ như Xóm Bóng ở Nha trang, Tuk Lak ở Nam Vang, và Phú Vang ở Huế.

Ðến cuối thập niên 1960, vì chiến tranh do cộng sản Bắc Việt bắt đầu đe doạ miền Nam, nên thiếu thày giáo, trường Taberd và một số trường khác phải nhờ các nữ giáo sư có Cử nhân giáo khoa, hay đã được Bộ Giáo dục công nhận, đảm nhận việc giảng dạy trong nhiều lớp học. Các trường La San không ngừng phát triển, cùng nâng cao phẩm chất đào tạo. Vào đầu năm 1975, Dòng La San ở Việt nam đã có 300 Sư huynh, và khoảng 15 chủng sinh.

Bàn đến một chút về Dòng La San trong công việc mở mang và xây dựng các trường học ở Việt Nam, cho nên các cô, thầy của trường Việt Ngữ Đăc Lộ đã chọn thánh Jean Baptiste de La Salle làm Quan thầy của trường. Trường Việt Ngữ Đắc Lộ hiện nay có khoảng trên 200 em học sinh, được chia thành 12 lớp, học từ mẫu giáo đến chương trình lớp 7. Giáo xứ hiện nay chưa có phòng ốc, phải đi thuê mướn nên cũng rất hạn chế trong việc thu nhận các em xin vào học. Trường cũng có một đội ngủ thầy, cô khá hùng hậu với trên khoảng 30 thầy, cô phục vụ các em với tinh thần thiện nguyện và rất tích cực , dưới sự hướng dẫn của thầy hiệu trưởng là anh Nguyễn Thiện và một Ban Điều Hành. Tất cả các thầy, cô đều ước ao giáo xứ sớm hoàn thành được kết quả tậu mãi cơ sở mới để xây dựng giáo xứ và hy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu cho các em hăm mộ trao dồi Việt Ngữ nơi xứ lạ quê người càng ngày càng đông . Điểm son của trường Đắc Lộ là đã đào tạo được cho các em nhỏ sinh ra trên đất Mỹ mà vẫn đọc thông thạo tiếng Việt, nên nhiều gia đình cũng rất lấy làm hảnh diện khi thấy con em mình phụ trách các bài đọc thánh thư trong các dịp lễ đọc khá thông suốt.

Đúng 12 giờ Thánh lễ với bài ca nhập lễ và nghi đoàn gồm các em ban lễ sinh, các cô thầy cùng với các linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên Chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành và cha khách Josep Maria Châu Xuân Báu. Mở đầu Thánh lễ cha chủ tế đã ân cần giới thiệu cha khách, ngài nói: hôm nay giáo xứ chúng con hân hạnh chào đón cha cố Châu Xuân Báu và cùng vui mừng với cha cố nhân dịp lễ kim khánh của ngài, xin cho một tràng pháo tay để chúc mừng cha cố (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu )cho đến khi cha chủ tế nói tiếp lời chúc mừng các cô thầy nhân ngày lễ Bổn mạng và mừng 15 năm, tiếng vỗ tay mới dứt.

Linh mục Châu Xuân Báu phụ trách chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ. Trong phần chia sẻ về ý nghĩa của bài phúc âm Chúa lễ Chúa Giêsu Lên Trời, ngài cũng ngỏ lời cám ơn cha chánh xứ, cha phụ tá và toàn thể dân Chúa trong giáo xứ đã hiệp thông cầu nguyện cho ngài trong thánh lễ tạ ơn này nhân ngày kỹ niệm 50 năm chịu chức linh mục của ngài. Đặc biệt ngài cũng đã chú trọng đến ngày lễ bổn mạng của trường Việt Ngữ Đắc Lộ, ngài nói : Thưa quý thầy giáo, cô giáo, hôm nay đến với giáo xứ , tôi lại hân hạnh được cùng quý cha cử hành thánh lễ tạ ơn nhân ngày lễ Quan Thầy của trường Việt Ngữ, càng vui mừng hơn khi được biết trường đã thành lập nơi đây với một thời gian khá dài đến 15 năm. Xin chúc mừng quý thầy cô và xin cho trường được thăng tiến mãi. “

Sau lời nguyện kết thúc thánh lễ của linh mục chủ tế, các thầy, cô đã cùng nhau đồng ca bản nhạc có tựa đề: “Nhớ mãi cội nguồn” để nói lên tâm niệm dù sống nơi đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc, với giọng ca của các thầy, cô khá điêu luyện đã nên tạo nổi cảm xúc cho toàn thể cộng đoàn dâng lễ, nhất là khi nghe câu hát mở đầu: “Tôi viết bài ca này, xin gởi về quê hương- Qua thời gian khôn lớn, trong ký ức tuổi thơ”.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha Chủ tế Nguyễn Sơn Miên cũng đã cám ơn các thầy cô của trường Việt Ngữ Đắc Lộ, ngài nói: ” xin cám ơn quý thầy cô đã bỏ công sức để hướng dẫn các em học tiếng Việt “và ngài nói tiếp: “Xin Chúa chúc lành cho các cô thầy và cầu chúc cho trường Đắc Lộ được thăng tiến mãi để duy trì truyền thống tốt đẹp là: ở đâu có người Việt Nam thì ở đấy có tiếng Việt “.

Thánh lễ kết thúc lúc 1 giờ 30, mọi người ra về trong niềm vui đầy hy vọng khi nghĩ đến sự phát triển của giới trẻ trong phong trào học tiếng Việt nơi đất khách quê người.

Giáo Xứ Đắc Lộ: Thánh Lễ Tạ Ơn Của Tân Linh Mục Phêrô Trần Vinh Danh

“Ai có Chúa ở cùng là người có phúc”. Đó là câu chia sẻ của tân linh mục Phêrô Trần Vinh Danh, dòng Tên, trong Thánh lễ tạ ơn tại Nhà nguyện Đắc Lộ vào lúc 7g30 sáng Chúa nhật 10/09/2017. Đồng tế với cha có các cha: Antôn Nguyễn Cao Siêu, bề trên dòng Tên Đắc lộ, Eli Phạm Công Thành, phụ trách Linh Thao, Phêrô Trương Văn Phúc, tuyên huấn, Tađêô Nguyễn Văn Yên. Hiệp dâng Thánh lễ có khoảng 150 giáo dân, đa số là các thành viên trong các nhóm sinh hoạt tại Đắc lộ, phần thánh ca do ca đoàn Đắc lộ phụ trách.

Mở đầu Thánh lễ, cha Bề trên Antôn có đôi lời giới thiệu về cha mới. Cha Phêrô Trần Vinh Danh sinh ở giáo xứ Lộc Mỹ, thuộc giáo hạt Cửa Lò, giáo phận Vinh, được cha Phêrô Phúc linh hướng và giới thiệu vào Dòng Tên. Sau một thời gian dài tu tập, cha được phong chức linh mục vào ngày 24/8/2017 tại Dòng Tên Thủ Đức, dâng lễ mở tay tại quê nhà ngày 4/9/2017. Hiện cha đang được phân công lo về Linh thao trong cuộc sống, phụ với cha Eli.

Trong phần giảng lễ, dựa trên Tin Mừng thánh Mátthêu 18,15-20, cha Phêrô Danh chia sẻ: Lời Chúa hôm nay hướng dẫn chúng ta biết cách giúp nhau để trở nên hoàn thiện theo cách thức Chúa Giêsu đã sống và dạy chúng ta.

– Nhân vô thập toàn, sau nguyên tội, trừ Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đã là người, ai cũng có những lỗi lầm, thiếu sót. Thánh Giacôbê tông đồ dạy: “Nếu ai nói mình không phạm tội, người đó là kẻ nói dối”. Vậy, ai cũng có tội lỗi, nhưng vấn đề là làm thế nào để giúp nhau sửa lỗi và trở nên tốt hơn.

– Chúa Giêsu qua lối sống của Ngài và qua lời Ngài dạy trong Tin mừng hôm nay, hướng dẫn chúng ta 3 bước để sửa lỗi cho nhau: Bước 1: Chính mình tôi đến sửa lỗi cho anh đó. Đây là cách thức tỏ lòng thương với người có lỗi, và cách sửa này rất tế nhị, kín đáo và tôn trọng thanh danh của họ. Bước 2: Nếu họ chưa nghe thì gọi thêm 2 hoặc 3 người khác đến cùng giúp sửa lỗi người đó. Thêm số người đồng nghĩa với việc tăng thêm uy tín, thêm giá trị của lời sửa dạy và họ cũng là chứng nhân cho việc sửa lỗi người anh em đó. Hai cách này thể hiện lòng trân trọng, sự kiên nhẫn, tiến bước từ từ, từng bước một trong tiến trình giúp tha nhân sửa lỗi. Bước 3: Nhưng nếu người có lỗi không nghe thì phải đưa anh ta tới Hội Thánh. Hy vọng, sự can thiệp của Hội Thánh sẽ giúp anh hoán cải.

– Nhưng nếu Hội Thánh mà anh không nghe thì kể anh như người ngoại, hay người thu thuế. Không phải Chúa, hay Giáo hội muốn loại ai ra ngoài, nhưng chính anh ta tự loại mình ra ngoài. Anh tự chọn con đường tách lìa khỏi Giáo Hội, tách lìa khoải nguồn sống là chính Chúa.

– Thiên Chúa không muốn trừng phạt, ném ai vào hỏa ngục, nhưng chính con người với tự do, chọn lựa con đường đi vào hỏa ngục. Dù có bị cắn rứt lương tâm, nhưng con người vẫn chai lì, cố chấp và cuối cùng họ tự chọn con đường chết cho họ.

Sau khi nói về việc sửa lỗi cho nhau, Chúa đề cập đến sự hiệp thông, hiệp nhất nên một. Nơi đâu có hai ba người họp nhau nhân danh thầy, thì có thầy ở đó, ở giữa họ; nơi đâu người ta đồng tâm nhất trí xin ơn, thì chính Chúa sẽ ban cho họ. Điều này giúp chúng ta thấy sự hiệp nhất nên một trong nhà Dòng, trong các gia đình, trong các nhóm, các hội đoàn là quan trọng biết bao. Bởi khi hiệp nhất với nhau, cùng nhau ca tụng Chúa, cầu nguyện thì khi đó, Chúa ở với chúng ta trong gia đình, trong các hội đoàn, các nhóm.

Ai có Chúa ở cùng là người có phúc. Mẹ Maria có Chúa ở cùng nên Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ; ông Môisen có phúc vì Chúa ở với ông, nhờ ông được nghĩa với Chúa và có Chúa ở cùng mà ông mới đưa dân thoát cảnh lưu đày ở Ai Cập và đưa dân vào Đất hứa.

Xin cho chúng ta luôn có Chúa ở cùng, để Ngài cùng chiến dấu và chiến thắng mọi gian truân. Xin cho chúng ta được có Chúa ở cùng để giúp nhau hoàn thiện bằng cách sửa lỗi cho nhau. Đây cũng là tinh thần của bài đọc 1: Chúa gọi con người là người canh gác nhà Israel. Chúng ta cũng là người canh gác nhau, không phải để xét đoán, lên án, nhưng xem xét để giúp nhau sửa lỗi, giúp nhau nên trọn lành. Bài đọc 2 cũng nói việc chu toàn lề luật chính là yêu thương nhau. Đức bác ái là mối dây liên kết trọn hảo. Đạo Công giáo là đạo yêu thương.

Cha Phêrô cũng chia sẻ một kinh nghiệm về cách sửa lỗi : cha được cha Phêrô Phúc giúp từ thời sinh viên và sau đó giới thiệu vào Dòng Tên. Vào Dòng được vài tháng thì ngày 24-12-2009, bề trên đưa xe gắn máy nhờ đi mua đồ. Mua đồ xong, trở ra thì xe không cánh mà bay đâu mất. Cha căng thẳng, Noel năm đó chẳng vui chút nào. Cuối cùng, cha phải trình với cha bề trên. Cha bề trên nghe xong, ôm đầu một lúc rồi nói: “Ơn gọi mà còn mất huống hồ gì là chiếc xe gắn máy! Thôi, thầy báo với cha quản lý để cấp cho xe khác đi. Kinh nghiệm sửa lỗi và tha thứ nhẹ nhàng đó đã đề lại dấu ấn mạnh mẽ trong cha. Cha cảm nhận mình được Nhà Dòng, quý cha, anh em yêu thương, đón nhận và giúp sửa lỗi. Sự chân thành và cảm thức được đón nhận, giúp cha sống ơn gọi cách triển nở và tự tin, trong sáng trong quá trình huấn luyện.

Cha kết luận: Lời Chúa giúp ta rút ra hai bài học:

– Mỗi người có trách nhiệm sửa lỗi anh em mình trong tinh thần bác ái, yêu thương và tôn trọng nhau.

– Mỗi người cũng cần khiêm tốn, nhìn nhận sự giới hạn của mình, và chân thành để anh chị em giúp mình. Vậy, với lòng bác ái, chúng ta vâng theo ý Chúa, giúp sửa lỗi cho nhau, để nên hoàn thiện.

Sau bài giảng, Thánh lễ tiếp tục với phần lời nguyện tín hữu.

Cuối lễ, cha Vinh Sơn Đinh Trung Nghĩa, đại diện Nhà nguyện và giáo dân Đắc lộ lên chúc mừng và tặng hoa cho cha Phêrô. Đáp từ, cha Phêrô hứa sẽ luôn vui tươi và thánh thiện như lời chúc của cha Vinh sơn.

Thánh lễ kết thúc trong niềm vui lan tỏa trên mọi khuôn mặt hiện diện. Vui vì biết rằng, giờ đây cộng đoàn Đắc Lộ có thêm 1 linh mục trẻ, năng nổ, sẽ giúp ích nhiều cho giới trẻ và giáo hội.

8+ Cách Dạy Con Học Lớp 1 Tại Nhà (Học Chữ, Tập Đọc)

Chia sẻ 7+ CÁCH DẠY CON HỌC LỚP 1 tại nhà hiệu quả nhất. Nhưng phương pháp dạy trẻ lớp 1 đã được rất nhiều phụ huynh áp dụng và thành công với trẻ. Trong đó bao gồm một số phương pháp như : cách dạy toán lớp 1 cho trẻ dễ hiểu, cách dạy con học tiếng việt lớp 1, phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc, phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập viết…

Cách dạy trẻ học lớp 1 chuẩn nhất

Vào học lớp 1 là khoảng thời gian “chuyển giao” vô cùng quan trọng của trẻ, trẻ được cắp sách đến trường, cùng bạn bè thầy cô học Toán, Viết chữ… Tuy nhiên cũng vì môi trường hoàn toàn mới khiến trẻ khó hòa nhập, nghiêm trọng có thể làm trẻ sợ đến trường, đến lớp.

Việc đầu tiên bố mẹ nên biết khi dạy con học lớp 1 không phải là các kiến thức trong sách giáo khoa, điều quan trọng là rèn tính tập trung cho con, con chịu ngồi vào bàn học, tư thế ngồi học đúng tránh con bị vẹo cột sống về sau này. Việc này không hề dễ dàng khi con còn nhỏ vẫn còn mải chơi và khó nghe lời, vì thế đòi hỏi cha mẹ cần kiên trì, nhẫn lại và yêu thương con. Đừng nổi nóng khi trẻ không hiểu và không nghe lời, hãy khiến trẻ nghe lời bằng tình yêu, sự nhẫn lại mà không phải sự quát mằng hay đòn roi.

Ngoài ra, hiện này cũng có rất nhiều các thầy cô giáo giỏi chuyên ngành sư phạm có mở lớp hoặc đến tận làm gia sư cho bé chuẩn bị vào lớp 1. Bố mẹ có thể tham khảo tìm các cô giáo giỏi về dạy trước khi con chuẩn bị đi học.

Các cô sẽ giúp con làm quen sớm với việc ngồi vào bàn học đúng tư thế, tập trung và nghe lời. Sau khi các con đã quen dần sẽ bắt đầu giúp con biết cách cầm bút, viết chữ ghép từ và gia sư rèn chữ đẹp cho con. Kết hợp với gia sư Toán + Tiếng Việt sẽ giúp các con vào học lớp 1 với rất nhiều thuận lợi hơn các bạn đồng trang lứa khi con biết tập trung học và nghe lời cô.

Bố mẹ cũng đừng quên tiếng Anh cũng là môn học hết sức quan trọng với con. Khi còn nhỏ con sẽ dễ dàng học ngoại ngữ, sẽ dễ học được cách phát âm chuẩn mà người lớn khó học được. Gia sư tiếng Anh tại nhà phải là các giáo viên, gia sư giỏi, có phát ẩm thật chuẩn có kinh nghiệm dạy các trẻ nhỏ và đặc biệt phải yêu trẻ và biết nhẫn lại.

II. 7 Cách Dạy Con Học Lớp 1 Hiệu Quả Nhất

Khi học đến lớp 1 các con đã có thể nói nhiều hơn về cảm nhận, cảm xúc và quản điểm cá nhân của con. Vì thế hãy sẽ nghe vào giúp đỡ con, ây là một mốc quan trọng trong cuộc đời của con, những lời khuyên chân thành từ tình yêu thường sẽ giúp con vững vàng. Cách dạy trẻ lớp 1 đầu tiên không phải là “dạy con” mà là từ phía bố mẹ đó là :

1. Làm bạn với con là cách dạy lớp 1 đầu tiên và quan trọng

Điều này nói tương dễ nhưng thật không hề đơn giản, phần lớn các ông bố bà mẹ đều có chung suy nghĩa “con cái phải nghe lời cha mẹ”. Vì thế trong bất cứ việc gì cũng đều đứng ở vị trí của mình để quyết định, vì con còn nhỏ sẽ quyết định hoàn toàn thay con. Điều này không hề sai khi con còn nhỏ chưa thể tự đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, khi bắt đầu đi học được tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì trẻ sẽ dần có chính kiến và quan điểm riêng, tuy chưa chắc sẽ đúng nhưng bố mẹ hãy “TÔN TRỌNG” những sợ thích và ý kiến của con. Không nên cấm đoán hãy bắt các con làm điều mình không thích. nếu con làm được điều hay hãy biết động viên khuyến khích con theo đuổi đam mê, khi con làm điều gì sai hãy lắng nghe và giải thích cặn kẽ để con hiểu.

b. Tự đặt mình vào vị trí của con

Bố mẹ hãy coi con là một người bạn và đừng coi con là con nít không biết chuyện. Các cụ đã có câu “dao sắc không gọt được chuôi” đặt mình ở vị trí của con ngang hàng với con để cùng con giải quyết các vấn đề. Hãy thường xuyên trò chuyện cùng con, lẵng nghe những ý kiến của con, khuyến khích con bày tỏ những cảm xúc của mình.

Các con còn nhỏ nên rất dễ bị tổng thương và dần dần sẽ trở nên tự ti. Vì thế, bố mẹ hãy tự đặt mình vào vị trí của con, tạo cho con sự tin tưởng rằng gia đình là nơi an toàn và cảm thấy được lắng nghe.

c. Dành thời gian cho con, tạo nhiều kỷ niệm đẹp

Hãy cố gắng xắp xếp thời gian để hàng ngày cùng chơi, cùng học với con, chơi những trò sáng tạo khuyến khích trí tưởng tượng của con, cùng con tạo thật nhiều kỷ niệm đẹp cho con có một tuổi thơ tuyệt vời. Đây là phương pháp dạy học tích cực nhất giúp bố mẹ và các con tạo một liên kết yêu thương, tin tưởng giúp con tự tin hơn khi đi học.

Khi con vào lớp 1 hãy dạy con cách đọc hiểu :

Vào lớp 1 con sẽ bắt đầu học đọc, con sẽ được dạy học ít nhất 150 từ và khi học hết lớp 1 phải đọc được trôi chảy từng chữ và hiểu được những chữ đó. Vì thế, bố mẹ nên hỗ trợ con học đọc tại nhà, cùng con đọc to các bài tập trên lớp những hãy câu chuyện thú vì.

Hàng ngày, cho con được các câu chuyện ngắn khi mẹ đang nấu ăn, dọn nhà… Cả nhà sẽ làm khán giả trong mỗi câu chuyện của trẻ. Hướng dẫn con cách phát âm và học các từ mới đến khi đọc hết các câu chuyện và trang sách.

Cách dạy con học lớp 1 quan trọng nhất là học Toán, ở trường các con sẽ được học đếm, viết, đọc và sắp xếp các số theo thứ tự từ 1 – 100. Ngoài ra các con cũng được học cách so sánh và sử dụng các dấu lớn hơn, nhỏ hơn và bằng. Lúc này con có thể cộng với số 20 hoặc ít hơn và trừ đi từ một số 20 hoặc ít hơn

Ngoài học trên lớp, ở nhà bố mẹ nên giúp con hiểu rằng toán học là một phần quan trọng và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Để tránh tạo áp lực cho con trong việc học các con số Toán học khô khan, bạn nên áp dụng những sự vật, sự việc hàng ngày kết hợp với Toán giúp con vừa học vừa chơi. ( Phụ huynh tham khảo BẢNG CỬU CHƯƠNG và cách học dạy con học cùng 20 hình ảnh bảng cửu chương đẹp phụ huynh có thể tải về in ra và dán vào góc học tập của con )

Bố mẹ nên sưu tầm những câu đố vui, bài tập vui để cùng con học tập mỗi khi rảnh rỗi, điều này vừa giúp bạn có thời gian cho con vừa giúp con học tập và vui chơi. Khi đưa con đi siêu thì, giải thích cho con về giá các mặt hàng cần mua, cái gì cần cái gì không.

4. Dạy con học lớp 1 bằng việc học về đo lường, hình học và bằng hình ảnh sinh động

Theo nghiên cứu thì mọi sự tác động vào thị giác đều có tác dụng tốt hơn nhiều so với những tác động vào xúc giác, thính giác… Chính vì thế, nhiều chương trình giáo dục trên thế giới đã ưu tiên cho trẻ lớp 1 học chữ cái, số học thông qua những hình ảnh trực quan sinh động.

Trên lớp con sẽ được học các bài toán so sánh về chiều dài, cân nặng và khối lượng của các vật. Các con sẽ xác định chiều dài bằng cách sử dụng thước, kẹp giấy, đơn vị và so sánh nhận diện.

Một kỹ năng khác mà con được học ở lớp 1 đó là khái niệm về thời gian và tiền bạc. Con sẽ được học hiểu về khái niệm “một giờ” “nửa giờ”, học tên các ngành trong tuần các tháng trong năm. Hiểu được giá trị của các đồng tiền khi chúng được cộng với nhau.

Khi ở nhà, để bé hiểu hơn về việc tính toán thời gian bố mẹ nên treo hoặc đặt 1 chiếc đồng hồ gần với con để con có thể dễ dàng nhìn thấy và dạy bé về các kim giờ kim phút kim giây và cách tính thời gian. Bố mẹ cũng có thể đặt một cuốn lịch bàn ở gần bé giúp bé có thể tìm hiểu về ngày tháng, ghi chú lại những gì bé thích hàng ngày hay đánh dấu các sự kiện quan trọng. Cuối ngày bố mẹ khuyến khích bé về những gì đã làm trong ngày qua cuốn lịch đó, và những dự định bé sẽ làm vào ngày mai…

Cần lưu ý với bố mẹ rằng, chữ in hoa chỉ chiếm khoảng 5% sự xuất hiện trong SGK hay tất cả các văn bản khác, còn lại là chữ in thường. Tuy mật độ xuất hiện ít và ít được sử dụng nhưng chữ in hoa là ngọn nguồn của con chữ. Chữ in hoa cũng không có nhiều nét phức tạp như chữ in thường nên bố mẹ nên cho con học với các chữ cái in hoa trước tiên.

Bên cạnh đó, hãy lồng ghép các chữ cái in thường và chỉ cho bé cách nhận diện, với chữ cái này, viết theo kiểu in hoa sẽ như thế nào, in thường sẽ ra làm sao để bé có thể nhanh chóng nhận diện được chữ in hoa, in thường.

Hãy dành thời gian cho con

Bố mẹ đừng lầm tưởng việc đọc sách có thể giúp con biết chữ mà thông qua những câu chuyện, bố mẹ có thể truyền đạt cho con về những việc làm đúng, những câu chuyện ý nghĩa trong cuộc sống. Đồng thời, cho con tiếp xúc hàng ngày với sách báo cũng là cách bạn tăng sự yêu thích của con đối với sách. Con sẽ dành hình thành nên những tình cảm với sách báo và đây là điều rất tốt.

Dù bận rộn, bố mẹ cũng nên dành cho con chút ít thời gian mỗi ngày, cùng nói chuyện với con, học cùng con, tìm hiểu vạn vật xung quanh và giải đáp mọi thắc mắc của con một cách nhiệt tình nhất.

Hãy biết cách động viên, khuyến khích khi con làm đúng, phân tích để con hiểu được những việc làm sai trái là như thế nào, hậu qua ra sao để con có thể tránh lặp lại.

Thực tế, cách dạy trẻ học lớp 1 không khó, chỉ có điều bố mẹ cần kiên trì với một thái độ tích cực nhất có thể. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng có đủ thời gian, sự kiên nhẫn và chuyên môn để dạy con một cách hiệu quả nhất.

Mọi thắc mắc và cần được tư vấn nhiều hơn về cách dạy con học lớp 1, bố mẹ có thể gọi điện thoại đến với Trung tâm Gia sư Hà Nội Giỏi để được tư vấn thêm.

Bình Luận Facebook

.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cha Đắc Lộ Và Chữ Quốc Ngữ (1) trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!