Cập nhật nội dung chi tiết về Cảm Nghĩ Việc Nói Chuyện Riêng Trong Giờ Học mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại.
Chúng ta sẽ không cảm thấy lạ với việc hai ba bạn học sinh ngồi chung một bàn hay ngồi bàn trên bàn dưới, thậm chí ngồi cách xa mấy bàn tán với nhau một bạn, một sự việc nào đó, hay chỉ đơn giản nói về cái áo, đôi giầy của bạn nam, chiếc nơ buộc tóc của bạn nữ… Những câu chuyện không thành chuyện đó vẫn xảy ra hàng ngày trong các tiết học, nhiều em coi đó là bình thuờng lại ẩn chứa những tác hại nghêm trọng.
Những có một thực tế là, năng lực và hứng thú nhận thức của học sinh trong lớp không giống nhau, có em nhanh, em chậm… Thường, những em chậm thì không hiểu lời giáo viên giảng, không làm được bài tập của mình, không theo kịp các bạn nhanh nên mất hứng thú, chán, đâm ra nói chuyện riêng, làm việc riêng. Giáo viên chỉ chú ý đến một số học sinh phía trên gần bục giảng, những em ngồi phía sau thì ít được chú ý hơn, thậm chí một số giáo viên cứ quay lưng với lớp viết bảng, giảng giải…. Khi ít được chú ý, những em này dễ “tranh thủ cơ hội” để nói chuyện riêng.
Hoặc một vài giáo viên yêu cầu học sinh ngồi nghiêm ngắn hệt như những bức tượng, điều đó gây căng thẳng, mệt mỏi, làm cho các em “buộc” phải cựa quậy, nói chuyện riêng cho “miệng được vận động”. Kết quả của việc nói chuyện riêng trong lớp, tác hại đầu tiên là các em đã đánh mất lợi ích của cá nhân mình, vì nó khiến các em các em không thể tiếp thu hết kiến thức trên lớp mà thầy cô giảng. Bởi bộ não của con người chỉ hoạt động có mức độ và phạm vi nhất định, nên ta không thể vừa nghe giảng lại vừa hăng say nói chuyện riêng được. Nếu các em không hiểu bài trên lớp thì về nhà không làm bài tập được, vì thế lực học giảm sút, dần sẽ mất gốc khiết thức. Mà một khi kiến thức mất gốc thì việc học lên cao là không thể, nhiều em quay ra học lại nhưng việc đó tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của bố mẹ mà hiệu quả lại không cao.
Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.
Một vài bạn đã thổ lộ tâm sự của mình khi nói về việc mất tập trung hay nói chuyện và làm việc riêng trong lớp ví dụ như: Em thấy việc không tập trung nghe giảng, làm việc riêng hay mất trật tự trong lớp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của mình mà còn gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Có lần chỉ vì mải mê xem các bạn ngồi cạnh chơi game trên điện thoại trong giờ học môn toán mà em không nghe được cô giáo giảng về cách giải một dạng toán. Bài kiểm tra một tiết lại có nhiều câu hỏi rơi đúng vào dạng toán này nên em phải nhận ngay “quả trứng ngỗng”. Sau lần ấy, em tự hứa với mình sẽ luôn tập trung trong mọi tiết học. Mỗi buổi tối sau khi hoàn thành bài tập ở nhà, em có thói quen đi ngủ sớm thay vì ngồi “ôm” máy tính để sáng hôm sau đi học sẽ tỉnh táo để lĩnh hội mọi kiến thức thầy cô giáo.
Đôi lúc trong giờ học em thấy rất khó tập trung nên hay ngủ gật hoặc nói chuyện với các bạn xung quanh. Mặc dù ở nhà cũng có điện thoại, internet để nhắn tin, chat chit với nhau nhưng mỗi khi tới lớp, chúng em vẫn còn vô số chuyện để “buôn”. Các bạn trai thì bàn chuyện bóng đá với phim ảnh võ thuật, con gái thì “buôn” đủ thứ chuyện từ quần áo, mua sắm, ăn quà vặt đến chuyện đời tư của ca sĩ, diễn viên… Nhưng em chỉ không chú ý nghe giảng trong giờ các môn học thuộc thôi. Vì những môn đó không đòi hỏi phải hiểu bài cặn kẽ, hầu như chỉ cần chép bài đầy đủ và học thuộc bài trước khi đến lớp là xong. Còn môn chính thì em vẫn luôn tập trung nghe giảng.
Thứ hai các thấy cô giáo nên chú ý nhiều hơn đến những em chậm, ví dụ: cho ngồi các bàn phía trên, yêu cầu làm những bài tập cơ bản, hỗ trợ thường xuyên và kịp thời, cho học sinh giỏi ngồi cạnh để giúp đỡ, trao đổi với gia đình để kèm thêm ở nhà…
Thứ ba là cần chú ý đến mọi học sinh, nhất là những em hay nói chuyện riêng. Giáo viên nên “ra tín hiệu” rằng “cô biết hết tất cả”, thể hiện sự quan tâm nhưng nghiêm khắc của mình. Tránh, hạn chế hiện tượng quay lưng về phía các em.
Thứ tư là nên đưa những nội dung hấp dẫn, gắn liền cuộc sống của trẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức các em, sử dụng phương tiện trực quan thích hợp…
Thứ năm là giáo viên phải rèn nề nếp từ khi các em vào lớp 1, trong đó, giúp trẻ hiểu được nội quy học tập, tác hại của hành vi nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học… Nên nhớ: “Măng non dễ uốn”.
Thứ sáu là nên thường xuyên thay đổi các “cặp” học sinh cùng bàn, “chia cắt” những em “hợp cạ” ngồi tách xa nhau; đưa những em “lắm mồm” lên ngồi phía trên, ngồi gần cán bộ lớp, tổ; thường xuyên thay đổi vị trí ngồi của học sinh trong lớp.
Tóm lại nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính. Ngoài tác động tích cực của chính bản thân học sinh, thì giáo viên cần liên hệ với phụ huynh để các bậc cha mẹ nhắc nhở trẻ, sử dụng tập thể học sinh để các em nhắc nhở lẫn nhau… Trong mọi trường hợp giáo viên cần tôn trọng học sinh, đặt lợi ích của các em lên hàng đầu. TÔN TRỌNG + YÊU THƯƠNG + NGHIÊM KHẮC + PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC là “liều thuốc” hữu hiệu nhất.
Suy Nghĩ Về Hiện Tượng Học Sinh Nói Chuyện Riêng Làm Việc Riêng Trong Giờ Học
Đề bài: Suy nghĩ về hiện tượng học sinh nói chuyện riêng làm việc riêng trong giờ học
Bài làm
Học đường và các vấn nạn trong học đường luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Bởi học đường chính là nơi rèn luyện, xây dựng cho các em học sinh một hành trang vững chắc để bước chân ra cuộc đời. Mà hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học là một trong số đó. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc của tập của học sinh.
Học sinh, những người trẻ tuổi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Mang trong mình những sứ mệnh to lớn, sau này sẽ gánh vác một phần giang sơn. Công việc đầu tiên của học sinh đó chính là học. Là trang bị những kiến thức cần thiết, để tương lai bước vào đời.
Chính bởi nhiệm vụ quan trọng như vậy, nên việc học đối với học sinh là một việc cực kì trọng đại. Nó quyết định con đường tương lai của người đó. Nếu một người không chịu khó học tập, tương lai sẽ khó có thể làm lên được sự nghiệp, công danh như mong muốn.
Mà nếu còn vướng vào những thói hư tật xấu làm ảnh hưởng tới quá trình học tập. Người ấy còn phải chịu nhiều hậu quả khác ở trong tương lai. Hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng đã dần phổ biến hơn trong lớp học. Nó là hệ lụy của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa nước nhà. Cuộc sống của con người trở lên đầy đủ hơn. Học sinh cũng phân biệt ra giàu nghèo nhiều hơn. Những bạn học sinh nhà có hoàn cảnh khá giá, thì chẳng ham mê gì học tập. Chỉ bởi vì sự bắt buộc của cha mẹ, làm cho những học sinh ấy phải đi học. Tạo ra cảm giác chán học trong học sinh, dẫn đến tình trạng mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học.
Nhưng không phải bởi vì có kinh tế, có đam mê thứ khác mà học sinh từ bỏ việc học. Chỉ tập trung vào làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học. Bởi mỗi con người sống trong xã hội cần vận động để có thể tồn tại. Cuộc sống luôn chuyển động không ngừng. Con người nếu không có kiến thức, kĩ năng cần thiết. Khi ra đời sẽ chẳng được ai đón nhận cả. Chính vì vậy, việc học chưa bao giờ là mất đi giá trị của nó.
Tình trạng nói chuyện riêng, làm việc riêng vẫn luôn diễn ra trong các lớp học. Điều ấy thể hiện những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa của học sinh. Bởi các em đang trong độ tuổi mới lớn, bước đầu hòa mình vào cuộc sống. Có rất nhiều thứ mới mẻ để các em tiếp cận. Vì vậy, các em quan tâm tới những việc xung quanh hơn bài giảng cũng là một điều dễ hiểu.
Cái chúng ta cần để cải thiện tình trạng này là việc làm sao cho học sinh hứng thú với việc học. Việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên, hay có những biện pháp phù hợp hơn là một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Thiết nghĩ, chính bản thân các bạn học sinh. Cần có một thái độ học tập tích cực, bởi các bạn nên biết rằng. Của cải vật chất chỉ là thứ bên ngoài, sẽ mất đi. Chỉ những kiến thức mà các bạn học tập được, mới là hành trang vững chắc nhất cho các bạn, trên bước đường tương lai của mình. Chỉ có làm chủ được kiến thức, mới có thể làm chủ được tương lai.
Hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp học, gây ra những hệ lụy rất xấu cho sự phát triển của học sinh. Đòi hỏi mỗi học sinh cần tự ý thức và trách nhiệm hơn với bản thân mình. Để có thể học tập cho tốt, cho giỏi. Để tương lai sau này góp sức mình vào việc xây dựng, làm giàu quê hương đất nước.
Hà Văn
Con Gái Ngoài Giờ Học Nói Chuyện Gì?
Thực tế thời gian gần đây, những thông tin như nghệ sĩ “lộ hàng”, nữ sinh thể hiện tính cách mạnh, muốn được là chính mình hay quan tâm đến vấn đề tâm sinh lý,… ngập tràn trên các diễn đàn, các trang báo điện tử trở thành đề tài “ăn khách”, đặc biệt là trong giới trẻ. Từ thực tế này cho thấy giới trẻ đang bị thiếu những thông tin lành mạnh, bổ ích. Và khi đó, những thông “rác” như vậy vô tình “đầu độc” tâm hồn của các bạn trẻ.
Với cuốn sách Con Gái Ngoài Giờ Học Nói Gì?,chắc chắn các bạn gái sẽ được cung cấp những thông tin thú vị, giúp những cuộc “tám” của các bạn trở nên sôi nổi và lành mạnh hơn. Trong cuốn sách này, các bạn gái sẽ biết làm thế nào để có một mái tóc suôn mượt, biết được vì sao cá heo mở một mắt khi ngủ, những giả thuyết sau những giấc chiêm bao, vì sao mỗi dân tộc khác nhau lại có những màu mắt riêng biệt, những loại giày mà mỗi bạn nữ nên chọn mang, hay ai là người phụ nữ sở hữu đôi chân dài nhất trên thế giới?…
Bên cạnh những thông tin gần gũi, thiết thực, cuốn sách này còn là một kho những thông tin kỳ quặc, có phần thầm kín nhưng cũng thật thú vị: từ những thông tin về thuyết vũ trụ của chúng ta cho đến số lượng quả trứng còn sót lại trong thảm họa đắm tàu Titanic, chuyện các thiếu nữ thời tiền sử sống ra sao, rồi cả chuyện khám phá ra món cà phê cùng các loại cà phê hiện diện trên thế giới này nữa. Hay như kiến thức về đại dương, các địa điểm nổi tiếng ở một số thành phố lớn trên thế giới, các loại tiền tệ… Chắc chắn những nội dung này thực sự sẽ lôi cuốn trí tò mò của các bạn. Sách cũng trang bị cho các bạn gái những kỹ năng xử lý khi có sấm sét, động đất, hướng dẫn học điệu valse, chọn cún cưng, cách búi tóc…
Nếu những thứ quà như ô mai hay còn gọi là xí muội với đầy đủ các vị cay, mặn, ngọt từng làm mê mẩn các cô gái thì cuốn sách Con Gái Ngoài Giờ Học Nói Gì? cũng có thể xem như một thứ “quà vặt” như vậy. Ở đó, các cô gái có thể “nhấm nháp” đủ các loại “vị”: từ thông minh, uyên bác đến dí dỏm, hài hước, thậm chí “ngớ ngẩn” mà cuốn sách mang lại.
Phân Tích Và Nêu Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao: Ngày Nào Em Bé Cỏn Con…
Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài ca dao: Ngày nào em bé cỏn con…
Đề bài: Phân tích và nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao: Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
Mở bài Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài ca dao: Ngày nào em bé cỏn con…
Như chúng ta đã thấy thì ca dao dân ca giống như giai điệu cuộc sống vậy. Dù bạn ở thời đại nào thì những âm hưởng của nó vẫn in sâu trong tâm trí của người về những đạo lí ở đời, về những lời ru của mẹ, hay về tình yêu đôi lứa…Nhưng tất cả đều nói về cách sống và lí lẽ ở đời để con người ta cư xử về cuộc sống sao cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Nhắc đến đây có bài ca dao:
Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này,
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Thân bài Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài ca dao: Ngày nào em bé cỏn con…
Đây là một bài ca dao rất ý nghĩa nó nói về tình cảm thiêng liêng và công ơn to lớn của cha mẹ và thầy cô những người giáo dục hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Chỉ khi chúng ta được sống trong môi trường có giáo dục thì con người ta mới biết nhìn nhận cuộc sống sao cho phù hợp.
Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này,
Hai câu đầu nói nên quá trình hình thành và phát triển của một con người. Giờ đây người này đã lớn và muốn dãi bầy tâm sự về sự trưởng thành của mình “Bây giờ em đã lớn khôn thế này”. Sự đối lập ngôn ngữ và hình ảnh ” trước – giờ”, “bé – lớn”. thể hiện sự trưởng thành của một người và người này muốn nó về cách vượt qua những gia đoạn ấy. “Em bé con con” đây là lúc rất còn bé chưa biết gì bé vẫn vô tư hồn nhiên sống trong vòng tay và sự nâng niu của gia đình. Với những từ ngữ và hình ảnh quen thuộc như này người đọc rất dễ hiểu ra ý nói của câu ca dao. Đồng thời tác giả không sử dụng những từ như bé tí hon,…mà sử dụng bé cỏn con vì tác giả muốn thể hiện rõ sự vô tư của đứa trẻ. Qua đây ta chúng thấy rõ sự tinh tế trong cách lựa chọn từ ngữ mà giàu biểu cảm. Năm tháng cũng trôi đi rồi đứa bé ấy ngày một càng lớn rồi, nó không thể bé mãi mà phải lớn lên để đi học và ra ngoài nhìn nhận cuộc sống mà lớn lên. Đứa bé này được đến trường học tập và sau thời gian rèn luyện trong môi trường giáo dục đứa bé này đã trưởng thành đã biết suy nghĩ hơn. Đại từ em nhấn mạnh hai lần ý chỉ nhân vật trữ tình tuy đã trưởng thành hơn nhưng vẫn còn đang trong độ tuổi học tập và rèn luyện.
Hai câu thơ sau là quá trình đem đến sự trưởng thành đó:
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Câu lục bát đầu được chia làm ba vế mỗi vế hai từ “cơm cha-áo mẹ-nghĩa thầy” hài hòa cân xứng để nhấn mạnh công lao nuôi dưỡng của cha mẹ và ơn thầy đã dạy cho những lẽ sống ở đời. Đây là một đạo lí làm người rất cao cả dù là ai, dù sau này có lớn thế nào đi chăng nữa thì không bao giờ được quên những công lao cao cả này. Cha mẹ là người sinh ra chúng ta, đặc biệt người mẹ phải mang nặng đẻ đau chín tháng mười người mới được một thiên thần bé bỏng như chúng ta rồi sau đó hàng ngày vất vả kiếm cơm áo gạo tiền để nuôi lớn chúng ta cho chúng ta phát triển tốt nhất về thể xác. Còn người thầy là người mà sẽ dạy cho chúng ta không chỉ biết những kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn dạy chúng ta cách làm người, cách ứng xử lễ nghi trong cuộc sống. Để chúng ta có thể phát triển phù hợp với xã hội.
Nhịp thơ ngắt quãng như những nốt nhấn về công lao trời bể của cha mẹ và thầy cô nó khắc sâu vào tâm hồn để mỗi không không bao giờ quên. Nó về những tình cảm thiếng liêng ấy kho tàng văn học nước ta rất là phong phú:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai.
Kết luận Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài ca dao: Ngày nào em bé cỏn con…
Như vậy qua bài ca dao này muốn gửi gắm đến người đọc đạo lí ở đời “Uống nước nhớ nguồn”. Dù trưởng thành đến mấy thành công đến mấy cũng không được quên công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ và thầy công những con người soi lối mở đường đưa chúng ta vững bước trên con đường thành công.
Theo chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cảm Nghĩ Việc Nói Chuyện Riêng Trong Giờ Học trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!