Đề Xuất 4/2023 # Cách Học Thuộc Bài Nhanh Nhất Cho Thí Sinh Sắp Thi # Top 9 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 4/2023 # Cách Học Thuộc Bài Nhanh Nhất Cho Thí Sinh Sắp Thi # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Học Thuộc Bài Nhanh Nhất Cho Thí Sinh Sắp Thi mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cập nhật: 13/06/2019

Một trong những cách học thuộc nhanh nhất các môn Khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa, GDCD chính là chọn khung giờ học hợp lý. Nhiều bạn thường cảm thấy khó khăn khi dậy sớm nhưng khoảng giờ từ 4h-6h hoặc 7h – 10 h sáng là khoảng thời gian tuyệt vời để học lý thuyết, học thuộc. Bởi thời điểm này, không gian yên tĩnh, trong lành, đầu óc minh mẫn nhất sau khi được ngủ đêm sẽ giúp việc học thuộc, học lý thuyết dễ dàng hơn nhiều.

Nếu cảm thấy quá khó khăn để dậy sớm như vậy, tốt nhất, các bạn nên tập thói quen ngủ sớm thay vì là “cú đêm” như trước. Đừng nghịch điện thoại quá lâu mà hãy tập thói quen đi ngủ từ 10h tối rồi đặt chuông báo thức và dậy vệ sinh cá nhân, tập vài động tác thể dục cơ bản để tỉnh táo hơn. Trong khi học, khoảng được 45 phút – 1 tiếng, bạn có thể đứng dậy nhìn ra xa hoặc vận động nhẹ nhàng để không bị đau mắt và tập trung tốt hơn.

Chia nội dung cần học thành các phần nhỏ

Chia nhỏ kiến thức là cách để học thuộc nhanh được nhiều người áp dụng. Với cách này, bạn hãy chia nhỏ những mục lớn thành các ý nhỏ, cả bài thơ lớn thành từng đoạn nhỏ… để học.

như để học phân tích tác phẩm ” Người lái đò sông Đà”, thí sinh có thể chia bài thành từng phần nhỏ như học về tác giả, học về hoàn cảnh sáng tác, học về hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò… Để học thuộc thơ nhanh cũng thế, một bài thơ “Đất nước” rất dài khó để học liên tục, bạn có thể chia ra từng khổ và học như thế sẽ nhanh nhớ hơn.

Chọn không gian yên tĩnh

Không gian quá nhiều tiếng ồn, tiếng người nói, tiếng tivi… sẽ dễ khiến bạn phân tâm, học khó vào. Hãy chọn không gian yên tĩnh, thoáng đãng để học thuộc. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý bàn học sắp xếp sách vở sạch sẽ, ngăn nắp để tạo cảm hứng học tập.

Ghi chép đồng thời với học nhẩm

Khi học xong 1 phần kiến thức nào đó, hãy dùng bút ghi chép lại bằng cách gạch đầu dòng ra giấy. Ghi xong lại học nhẩm lại một lần nữa đến khi chắc chắn kiến thức đó thì mới chuyển sang phần khác. Đây là cách rất hữu ích giúp thí sinh nhớ lâu một khối lượng kiến thức nào đó.

Chẳng hạn học thuộc Lịch sử phần Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949), sau khi học xong bạn gạch đầu dòng xem phần này có những mốc sự kiện hay có những nội dung gì xong học nhẩm lại một lần nữa để đảm bảo kiến thức đã được ghi nhớ kỹ càng.

Học hiểu và liên tưởng

như học phân tích một bài thơ như ” Tây Tiến“, hình tượng người lính hiện lên rất phong phú và chân thật qua những câu thơ. Bạn có thể liên tưởng ra trong đầu, việc học như thế rất hiệu quả và giúp bài trở nên dễ hiểu, nhớ lâu hơn.

Những điều nên tránh

Không nên quan tâm tới độ dài nội dung cần học. Đừng nhìn vào số trang mình cần phải học bởi rất nhiều và khiến bạn mất tinh thần. Thay vào đó hãy nhìn vào số trang mình đã học được sẽ tạo động lực hơn cho bạn.

Biết lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ học ý chính theo các câu đơn giản, lược bỏ bớt những từ không ảnh hưởng tới nội dung.

Không đang học môn này rồi lại nhảy sang môn khác. Hãy dành một lượng thời gian đủ cho một môn, sau khi xong thì mới chuyển sang học môn khác.

Không nên vừa ăn vừa học dễ phân tán tư tưởng

3 Cách Học Thuộc Bài Nhanh Nhất Môn Lịch Sử Độc Đáo Hiệu Quả

Người ta nói, phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Còn Fususu nói, núi lửa sóng thần không cân được bộ môn Lịch sử. Vậy cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử là gì để hiệu quả hơn, điểm cao hơn, và quan trọng nhất là không bị buồn ngủ?

Nếu Google từ khóa cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử, có thể bạn sẽ rất khó khăn để tìm ra những bí quyết thực sự cụ thể, và dựa trên các nguyên lý trí nhớ hiệu quả. Nên khi tìm được tới đây, bạn đào trúng kho báu rồi đấy! Hãy bắt đầu khám phá thôi!

Cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử #1 – Hai đánh một, không chột cũng què. Còn ba đánh một, kiểu gì cũng vào viện.

Nói về cách học bài nhanh thuộc, thông thường sẽ có ba kênh để bộ não tiếp thu thông tin: Nghe, Nhìn, Hành động. Cách học bài thông thường (đọc lẩm bẩm) thường chỉ tác động tới kênh nghe, và một chút kênh nhìn (chữ). Vẽ sơ đồ tư duy, sketchnote, sẽ tác động thêm, song nhiều nhất là hai (Nhìn màu sắc, Hành động vẽ).

Cách học bài nhanh thuộc nói chung, hay cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử nói riêng, là bạn cần tác động tới cả ba kênh. Giống như ba đánh một, bộ não sẽ không thể nào đỡ được, nó sẽ ấn tượng. Khi hiểu nguyên lý, bạn sẽ dễ dàng tự nghĩ ra cho mình cách học hiệu quả, còn đây là mà Papa của Fususu (Pasusu) truyền lại.

Ngày xưa Pasusu ở kí túc xá, mai thi rồi mà quên chưa học bài, thấy đứa giường dưới lẩm bẩm học bài. Pasusu nói, “Ê, mày học xong chưa, đọc to lên tao kiểm tra cho?”

Thế là cu cậu đọc bài khí thế lắm. Pasusu vừa nghe, vừa hình dung rõ ràng kiến thức trong đầu, rồi có mấy đoạn chưa nhớ lắm bèn bảo, “Ê, có gì đó sai sai, đọc to lại tao xem.”

Cứ thế, cu cậu gào khản cổ. Hôm sau đi thi, cả hai đều đậu. Song Pasusu điểm vẫn cao hơn cu cậu kia, ha ha!

Nếu bạn để ý, cách học Pasusu sử dụng tác động tới kênh nghe và nhìn (tưởng tượng ra hình ảnh trong đầu cũng là một trong những cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử). Sau này Fususu đã “gia tăng sức mạnh” cho cách học đó, giúp bạn áp dụng bất cứ lúc nào, kể cả không có người đọc hộ.

Bước 1 – Ghi âm hoặc tự ghi âm lại

Bước 2 – Nghe lại và hình dung

Môn Lịch sử có rất nhiều sự kiện, nên thật ra rất dễ hình dung giống như một bộ phim, dễ hơn nhiều so với môn khác. Nên trong quá trình nghe, bạn hãy hình dung thật rõ ràng. Hoặc nếu thích vẽ, bạn có thể vừa nghe vừa vẽ sơ đồ tư duy, sketchnote bài học đó. Đây là lần học thứ hai, tác động tới kênh nhìn.

Bước 3 – Diễn lại sinh động như thuyết trình

Làm tốt hai bước trên, bạn sẽ nắm được ý chính, hãy diễn lại. Tức là bạn đọc lại bài theo ý hiểu của mình, kèm thêm khua chân múa tay, y như là bạn đang thuyết trình trước lớp về bài nói đó vậy. Hãy tạo ra các động tác càng sinh động càng tốt.

Chú ý Nếu chưa thuộc lắm, bạn có thể vừa nhìn giấy vừa diễn, hoặc vừa nghe lại băng ghi âm vừa diễn theo. Mục đích là tạo ra các động tác cơ thể, kích thích bộ não ghi nhớ, nên càng sinh động càng tốt.

Với cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử “ba oánh một” như vậy, chắc chắn bạn sẽ tác động mạnh mẽ tới bộ não. Yên tâm, não bạn sẽ không phải vào viện đâu, đó chỉ là một cách nói ẩn dụ về việc bộ não của bạn sẽ bị ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn kiến thức cần học.

Cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử #2 – Thuận theo tự nhiên, điểm cao triền miên. Ghi chép sáng tạo, điểm cao bá đạo.

Nếu tham gia thí nghiệm hết Clip trên, bạn sẽ nhận ra rõ ràng rằng cứ sử dụng hình ảnh, là bộ não sẽ tự nhiên ghi nhớ dễ dàng hơn. Do vậy, cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử, là bạn phải tìm cách gia tăng càng nhiều hình ảnh cho bài cần thuộc càng tốt. Đó là lý do sơ đồ tư duy, sketchnote hoạt động hiệu quả.

Khi ghi chép, bạn chú ý sử dụng các hình ảnh càng đơn giản, càng sáng tạo càng tốt. Tôi có viết hẳn một Blog chia sẻ cách vẽ sơ đồ Susu rất bá đạo ở đây. Giúp bạn biến cả cuốn sách triết học dài ngoằng và phức tạp, thành các mẩu giấy nhỏ xíu, thì một bài học môn Lịch sử chỉ là chuyện nhỏ.

Cao thủ không bằng tranh thủ, có một cách nhanh hơn mà không cần dùng tới sơ đồ tư duy, sketchnote. Bạn hãy lên Youtube, tìm kiếm thông tin sự kiện lịch sử bạn cần học. Kiểu gì cũng có clip nói về nó, thậm chí tìm được cả một bộ phim tư liệu thì càng tốt, xem chúng, bạn sẽ dễ dàng hình dung và nắm được diễn biến chính.

Mẹo nhỏ Bạn có thể kết hợp luôn với việc học tiếng Anh, bằng cách tìm kiếm các sự kiện lịch sử đó bằng tiếng Anh. Có thể tiếng Việt không có, nhưng với tiếng Anh, thì chắc chắn sẽ có.

Cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử #3 – Bộ não thiên tài, phải xài thông minh. Cái gì cũng có phương pháp của nó.

Thật ra nhiều bạn nói với tôi rằng học Lịch sử với bạn ấy khó nhất không phải là nhớ diễn biến, mà là nhớ ngày tháng lịch sử. Vậy cách nhớ nhanh ngày tháng lịch sử là gì để có thể thuộc bài môn Lịch sử hiệu quả? Tìm tới Fususu, là bạn tìm ra hòm kho báu rồi.

Trải qua nhiều năm mày mò, tôi đã khai quật được “hình dạng nguyên thủy” của 100 con số. Khi nắm được chúng, bạn không chỉ dễ dàng vẽ lại ngày tháng lịch sử, mà còn có thể thuộc chúng siêu nhanh. Để biết được hình dạng nguyên thủy này, bạn có thể đọc thử miễn phí sách Numagician 3 – Đánh thức họa sĩ sáng tạo trong bạn.

Vậy là bạn đã nắm được 3 cách học thuộc bài nhanh nhất môn Lịch sử rồi? Còn chờ gì nữa, hành động thôi!

Chọn Lọc 6 Cách Học Bài Mau Thuộc

Bạn là học sinh, có lẽ việc học bài ở nhà từ 1 – 2 tiếng mỗi ngày là điều hết sức bình thường. Không những vậy, trước mỗi kỳ thi, lượng thời gian ôn luyện hoàn toàn có thể tăng hơn nữa. Thế nhưng, ép não bộ làm việc liên tục có thể khiến bạn trở nên căng thẳng, mệt mỏi và gây ảnh hưởng tới kết quả học tập.

Liệu có bí quyết nào để rút ngắn thời gian học, mà lại giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hiệu quả hơn?

1: Áp dụng kỹ thuật lặp lại

Đối với những loại kiến thức bắt buộc học sinh cần phải nhớ chính xác từng chi tiết, chẳng hạn như thuộc lòng một bài thơ, thì việc áp dụng kỹ thuật lặp lại để thuộc lòng là rất cần thiết. Nhưng bạn cần biết áp dụng đúng cách!

Lặp lại nhiều lần không đơn giản chỉ là đọc nhẩm. Hãy đọc to từng câu, từng chữ, kết hợp với việc ghi chép lại nhiều lần. Người ta thường nói rằng, 1 lần chép thì bằng 10 lần đọc. Thế nên, viết ra giấy sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, đừng chỉ viết đầy đủ từng câu từng chữ, mà hãy viết bài thơ dưới dạng rút gọn – chỉ giữ lại chữ cái đầu tiên của từng từ để buộc bộ não phải suy nghĩ.

Qxmdoh

Mtgmqbg

Đmhndkt

Từ những chữ cái đơn lẻ ở mỗi câu thơ, mỗi khi học thuộc, nếu không thể nhớ nổi bạn hãy nhìn vào những dòng này và đoán nội dung đầy đủ của đoạn thơ. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy cách ghi nhớ này hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ ngồi đọc nhẩm mà lại dễ buồn ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm cho đoạn thơ dễ nhớ hơn khi biến nó thành một bài hát. Mặc dù nghe có vẻ khá điên rồ, nhưng khi ngôn từ có âm tiết bay bổng, chúng cũng dễ để lưu sâu vào bộ nhớ dài hạn của trí não hơn.

2: Tách nội dung thành những phần nhỏ trước khi học

Trước một đống bài vở ngổn ngang, nếu bạn học bài một cách không có quy củ, chắc chắn sẽ không hiệu quả. Vì thế, để tránh tâm lý “choáng ngợp” với lượng kiến thức lớn, thì trước khi học bạn nên dành chút thời gian để tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ, đồng thời sắp xếp một cách có khoa học để tiếp thu bài vở nhanh hơn.

Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng, đừng bao giờ học quá nhiều môn khác nhau trong một buổi học bài tại nhà. Nếu bạn cố gắng học thật nhiều môn một cách nhanh nhất trong khoảng thời gian ngắn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lơ mơ và không thực sự nhớ hoặc hiểu về bài học vào ngày hôm sau.

Nếu bạn cảm thấy thiếu tập trung hoặc bế tắc trong khi học bài, thì đừng “quá sức”. Đơn giản thôi, hãy dành cho bản thân 5 – 10 phút thư giãn chẳng hạn như ăn vặt hay đi dạo đâu đó. Nhưng cần tuân thủ, không nghỉ lâu hơn, không trì hoãn, nếu quá mải mê vào các thú vui tiêu khiển giữa giờ chắc chắn hứng thú học bài của bạn cũng sẽ bay đi hết đó.

3: Học bài theo sơ đồ tư duy

Một số môn học có nội dung khá dài dòng,, nên sẽ làm bạn mau chóng ngán ngẩm. Song nếu để ý những môn như là lịch sử, địa lý hay triết học, tuy nhiều chữ nhưng không đòi hỏi bạn phải nhớ nội dung chính xác đến từng chi tiết. Do đó, bí quyết để thuộc nhanh những bài học này chính là học ý nghĩa.

Cụ thể là, chúng ta cần tóm tắt lại nội dung bài học bằng những gạch đầu dòng, sau đó học thuộc chúng và tự diễn giải mạch nội dung theo sự hiểu biết của bản thân.

4: Chọn thời gian tốt nhất để học bài

Bài viết này chúng tôi sẽ không khuyên bạn phải học vào một khung giờ bắt buộc nào đó. Thay vì vậy, hãy tự tìm ra cho mình khoảng thời gian bạn thấy lý tưởng nhất cho việc học bài.

5: Tạo sự kết nối giữa bài học với cảm xúc

Kiến thức là thứ khá khô khan, nên chắc chắn nếu chỉ học vẹt sẽ không hiệu quả. Bạn chỉ như một chiếc máy photocopy, in ra thật nhiều phiên bản, nhưng trong trí óc không hề có sự liên tưởng và kết nối cảm xúc thực sự.

“Tạo sự kết nối giữa bài học với cảm xúc” mệnh đề này nghe có vẻ phức tạp nhưng thực ra để hiểu lại vô cùng đơn giản. Có phải chúng ta thường nhớ một điều gì đó rất lâu nếu có ấn tượng sâu đậm hoặc những cảm xúc mạnh mẽ với nó.

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng, tại sao bạn có thể nhớ từng chi tiết trong một bộ phim yêu thích dài cả tiếng đồng hồ, vậy mà một bài lịch sử dài 2 trang giấy lại chẳng thể ngấm nổi.

Có chăng là vì mỗi khi xem phim chúng ta luôn vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận và tưởng tượng từng phân cảnh. Hơn hết, những tình tiết gay cấn trong phim thường để lại cho người xem rất nhiều cảm xúc khác nhau, buồn có, hạnh phúc có, tức giận cũng có.

Quay trở lại với môn lịch sử, thử tưởng tượng chiến thắng quân nguyên mông trên sông Bạch Đằng giống như một bộ phim cổ trang. Hãy tự nhập vai một nhân vật bạn yêu thích rồi kể lại câu chuyện trong bộ phim ấy. Chắc chắn đây sẽ là bí kíp rất thú vị để giúp bạn ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

Ở một ví dụ khác như là môn toán, những công thức dài khiến bạn mệt mỏi thực sự mỗi khi cố gắng nhớ lại để làm bài tập. Có rất nhiều mẹo hay để ghi nhớ các công thức mà chẳng cần phải cố gắng ghi chép thật nhiều. Vận dụng những vần điệu trong văn thơ Việt nam để học thuộc chúng, chẳng hạn:

Công thức tính diện tích Hình thang, được sáng tạo như sau:

Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào Cộng vào nhân với chiều cao Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra

Có thể cho tới khi già bạn cũng chẳng thể nào quên nổi công thức này với chiêu nhớ bài cực kỳ sáng tạo.

Với bất cứ một môn học hay bất kỳ một loại kiến thức nào, để nhớ lâu chắc chắn cần thực hành mỗi ngày. Phương pháp này tỏ ra cực kỳ hiệu nghiệm nếu bạn ôn bài theo nhóm, mỗi nhóm 3 -4 bạn. Mỗi người tự ôn luyện kiến thức sau đó, chia cặp và đổi vai trò kiểm tra cho nhau: một người đọc – một người kiểm tra, người này làm bài tập – người kia sửa bài.

Kiểm tra bài học của người khác giúp bạn dễ phát hiện lỗi sai hơn, từ đó cũng là cách rút kinh nghiệm cho bản thân để tránh phạm phải sai lầm.

Khi bạn trong vai trò là người chỉ bài, những hướng dẫn và diễn giải của bạn giúp cho người đối diện dễ ghi nhớ hơn và nó cũng chính là cách giúp bạn tự ôn luyện và ghi nhớ bài học của mình.

Để học bài mau thuộc và lâu quên chắc chắn bạn cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây:

⊗ Thứ nhất, loại bỏ hoàn toàn những thứ gây phiền nhiễu xung quanh như tin nhắn điện thoại, tiếng ti vi, tiếng ồn xe cộ, hãy đóng cửa lại và chọn không gian yên tĩnh để học bài.

⊗ Thứ hai, đừng ép buộc bản thân phải cố gắng tập trung liên tục, chắc chắn bạn cũng không thể làm điều ấy. Vậy nên sau mỗi 30 – 60 phút học hãy nghỉ giải lao từ 5 -10 phút để não bộ thư giãn trở lại bằng việc ra ban công đi dạo hoặc uống một ly nước mát.

⊗ Thứ ba, học xong môn này rồi mới chuyển sang môn khác, tránh ôn luyện nhiều môn học cùng lúc sẽ làm kiến thức của bạn trở nên hỗn loạn giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

⊗ Cuối cùng nhớ ngủ đủ giấc 7 -8 giờ mỗi đêm để không cho cơn buồn ngủ cản trở sự tập trung và ghi nhớ của bạn. Nếu bạn vẫn buồn ngủ mặc dù đêm trước đã ngủ đủ giấc, bạn có thể làm một ly cafe, hoặc thử trải nghiệm Modafinil -Thuốc tăng khả năng hoạt động của não bộ

❎ Công dụng tăng cường trí nhớ, sự tập trung, sự sáng tạo, động lực làm việc, tăng cường khả năng ra quyết định hoặc khả năng điều hành ở những người dùng khỏe mạnh. Thuốc cũng giúp loại bỏ mệt mỏi tinh thần trong vài giờ.

❎ Modalert của Sun Pharma là Modafinil được tìm kiếm nhiều nhất, giá cả phải chăng nhất và chất lượng cao nhất trên thị trường.

3 Khung Giờ Vàng Giúp Trẻ Học Thuộc Bài Nhanh, Nhớ Lâu, Hiệu Quả Nhân Đôi

Con người có một cơ chế mà chúng ta thường gọi là “cơ chế sinh học”, nếu chúng ta ăn, ngủ, sinh hoạt, học tập, làm việc, “vận hành” mọi thứ đúng nhịp sinh học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hiệu quả tăng cao.

Việc học hành của trẻ cũng vậy, cha mẹ hãy ghi nhớ 3 khoảng thời gian này để rèn con học tập, hiệu quả sẽ cải thiện hơn nhiều.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lúc 6h00-7h00 sáng, khi vừa mới thức dậy, não bộ đã trải qua cả một đêm nghỉ ngơi, những mệt mỏi của ngày hôm trước sẽ bị xóa sạch, rất tỉnh táo, lúc này nếu trẻ học thuộc bài sẽ nhớ lâu hơn và cũng không dễ bị quên nhanh chóng.

Vì thế, nếu có thể, cha mẹ hãy rèn cho con thói quen học bài buổi sáng, sẽ giúp con học vào hơn, nhanh hơn. Nếu cảm thấy thời gian đó hơi muộn, ảnh hưởng tới việc đi học của trẻ, đi làm của bố mẹ thì có thể học sớm hơn một chút, tầm 5 rưỡi đến 6 rưỡi sáng là vừa đẹp.

Vào khoảng từ 8h00-10h00 buổi sáng, sự hưng phấn của thần kinh con người được cải thiện, chức năng của tim được hoạt động tốt nhất, lúc này năng lượng của con người rất tràn đầy và trí nhớ tốt nhất.

Làm việc hay học tập vào khung giờ vàng này khả năng nhận thức và xử lý của con người cũng mạnh mẽ, thích hợp cho việc suy nghĩ nghiêm túc và thấu đáo, có kết quả tốt.

Đây cũng chính là lý do vì sao các trường thường đẩy những môn quan trọng vào buổi sáng. Bởi khi trẻ tỉnh táo nhất, có trí nhớ và ở trạng thái tốt nhất, để hoàn thành các khóa học quan trọng, áp lực học tập sẽ giảm đi và tăng sự tự tin trong học tập.

20 giờ – 22 giờ

Theo đúng đồng hồ sinh học, bộ não của con người sẽ hoạt động trở lại sau 20:00 vào ban đêm, và trí nhớ của con người lại ở đỉnh cao.

Thời gian trước giờ đi ngủ này sẽ rất thích hợp và cần thiết để trẻ củng cố và ôn tập lại những kiến thức đã học trong ngày. Giấc ngủ cũng có thể giúp trẻ khắc sâu kiến thức đã được học vào bộ não hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Học Thuộc Bài Nhanh Nhất Cho Thí Sinh Sắp Thi trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!