Cập nhật nội dung chi tiết về Các Bước Cơ Bản Để Có Một Giờ Dạy Học Hiệu Quả mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trước khi giới thiệu cách tổ chức một giờ dạy học trên lớp hiệu quả mà chúng tôi đã tiến hành thành công ở trường phổ thông, chúng tôi sẽ nêu ra 7 tư duy lối mòn dẫn tới chúng ta không thể thực hiện một bài lên lớp thành công. Ở đây chúng tôi áp dụng một nguyên tắc rất đơn giản “Trước khi muốn người khác thay đổi thì đầu tiên bạn phải là người cần thay đổi và khi bạn đã thay đổi thì cả thế giới này sẽ thay đổi theo bạn.”
7 tư duy lối mòn cản trở một giờ dạy học thành công Lối mòn 1: Giờ dạy không thành công là do ý thức học tập của học sinh chưa tốt, các em nói chuyện riêng, không chú ý.
Nhưng chúng ta quên mất chủ thể điều khiển hoạt động dạy học đó là người thầy. Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu xem mình đã làm như thế nào, đã có những biện pháp hiệu quả nào để tổ chức giờ dạy. Việc than vãn, phàn nàn như vậy chỉ giúp chúng ta “chối tội”, cảm giác nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn do không phải lỗi của mình mà thôi. Tuy nhiên cho dù chúng ta phàn nàn, kể khó, kể khổ như thế nào thì kết quả công việc vẫn vậy, chất lượng dạy học vẫn vậy thậm chí còn đi xuống.
Không chỉ dừng lại ở việc phàn nàn mà chúng ta còn rất hay đòi hỏi, cơ sở vật chất phải như thế này, phải như thế kia. Và đây cũng là “cách” rất khéo, khéo léo đến mức lừa ngay chính bản thân chúng ta, biện hộ cho năng lực làm việc của chúng ta, bao gồm cả khả năng của bản thân và tính tích cực trong công việc.
Vì vậy đó là một thói quen vô cùng nguy hiểm, nó tước đi sức mạnh của chúng ta trong công việc.
Lối mòn 2: Nghĩ “Thành công là để hạnh phúc”. Từ đó thụ động, không tìm thấy động lực để sáng tạo.
Hầu hết trong chúng ta đều “vô tình” có một tư duy “Thành công là để hạnh phúc”, tuy nhiên những người thành công lại luôn làm điều ngược lại là “Hạnh phúc là để thành công”. Ban đầu cũng như bao người khác họ chỉ có bàn tay trắng tuy nhiên họ có thể “cháy” hết mình vì đam mê của mình. Kết quả trong lĩnh vực họ đam mê, họ hạnh phúc vì họ được làm điều mình muốn, họ ngày càng giỏi, ngày càng sâu sắc, nổi trội trong đa số mọi người. Và hiển như mọi điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Vâng, đó chính là thành công.
Tại sao với vai trò là một giáo viên, chúng ta không “cháy” hết mình cho việc dạy học?
Đừng đối xử với các em như những những người xa lạ mà hãy yêu thương các em, bao dung các em, tôn trong các em, định hướng, tạo cho các em cơ hội thể hiện mình. Để làm được điều đó thì tại sao chúng ta không nhìn vào ánh mắt khát khao tri thức của các em, không nhìn vào nụ cười hồn nhiên của các em, coi các em như con em mình để tìm nguồn cảm hứng?
Cũng cần lưu ý ở đây tất cả niềm đam mê đó phải trên cơ sở đạo đức, pháp luật cho phép. Vì như vậy nó mới có giá trị, mới có sự đồng thuận của mọi người.
Lối mòn 3: Dẫn dắt vào bài có thể có cũng được, không có cũng được
Về mặt tâm lý, chúng ta sẽ không bao giờ tập trung thậm chí bỏ thời gian ra để nghe ai nói một vấn đề gì mà nó không giải quyết được vấn đề cho bản thân chúng ta, cho xã hội. Tương tự như vậy nếu trong giờ học mà học sinh không biết qua buổi học này giúp các em giải quyết vấn đề gì thì các em sẽ không bao giờ có thể tập trung, hứng thú học tập. Vì vậy trước khi vào bài chúng ta nên dẫn dắt vào bài bằng cách đưa ra những tình huống cụ thể mà thông qua bài học đó các em sẽ giải thích cũng như giải quyết được.
Lối mòn 4: Mình luôn đúng, hoàn hảo trước học sinh nên chỉ có mình đúng còn học sinh có thể đúng hoặc có thể sai. Hoặc luôn coi các em như trẻ con.
Chính vì nhận thức như vậy mà khi các em trả lời chưa đúng các thầy cô kết luận “sai rồi”, thậm chí các em đang trả lời thì chen ngang hoặc lạnh lùng yêu cầu các em ngồi ngay xuống. Điều đó như một gáo nước lạnh dội vào niềm tin bản vào thân các em. Tại sao chúng ta lại không đợi các em nói xong, nhẹ nhàng hỏi lại các em chỗ các em sai. Nếu các em vẫn chưa phát hiện ra chúng ta nên nhẹ nhàng hỏi thêm ý kiến các em khác để các em tranh luận. Tóm lại khi giao tiếp với các em, chúng ta cần tôn trọng các em, tôn trọng các ý kiến của các em. Hãy tổ chức, định hướng cho các em tranh luận để các em hiểu, chứ tuyệt đối không được áp đặt.
Lối mòn 5: Nội dung kiến thức trình bày phải chính xác. Kết quả dẫn tới những đòi hỏi cứng nhắc.
Có rất nhiều thầy cô khi dạy học sinh, đòi hỏi các em nhớ đầy đủ, chính xác nội dung kiến thức trong vở, trong SGK. Như vậy giáo viên sẽ không tự tin, không thể hiện được nhiệt huyết của mình do không thoát ly được giáo án và dẫn tới giờ học diễn ra nặng nề. Do đó để dạy tốt người giáo viên cần hiểu bản chất vấn đề, sau đó nắm bắt được cấu trúc bài học với các nội dung đại cương. Và khi lên lớp thì tổ chức, phân tích nội dung theo cấu trúc đó với một ngôn ngữ tự nhiên.
Lối mòn 6: Nội dung kiến thức cần phải cung cấp đầy đủ.
Cho đến thời điểm bây giờ còn rất nhiều thầy cô có suy nghĩ này. Họ nghĩ trong 45 phút đó cần phải làm sao cung cấp đầy đủ các nội dung kiến thức của bài trong khi những nội dung đó đã có trong sách. Kết quả thầy ở trên cứ nói cứ đọc, cứ chép những cái đã có trong SGK còn học sinh ở dưới cũng cố gắng làm sao chép cho kịp.
Nhiều giáo viên không để ý nên trong tư duy hiểu không đúng khái niệm “giờ dạy”, “tiết dạy”. Chúng ta cần hiểu đầy đủ khái niệm đó chính là “giờ dạy học”, “tiết dạy học”, tức là giờ dạy các em cách học chứ không chỉ đơn giản là dậy lại các em nội dung kiến thức đã có trong SGK. Cụ thể là không chỉ dạy các em, rèn cho các em kĩ năng tư duy khai thác các nội dung kiến thức trong SGK mà chúng ta cần rèn cho các em kĩ năng tự học và kĩ năng tiếp cận bài học một cách có hiệu quả.
Việc “thương” học sinh như vậy không khác gì so với việc chúng ta dạy cho đứa trẻ tập đi. Nhưng vì sợ trẻ ngã mà chúng ta luôn luôn bên trẻ, giữ trẻ. Kết quả trẻ rất chậm biết đi, trong khi chúng ta cũng rất vất vả phải theo trẻ.
Lối mòn 7: Lấy kiến thức, hiểu biết của mình làm thước đo đánh giá học sinh.
Đây chính là một tư duy, hành động mang tính cảm tính rất dễ mắc phải của người giáo viên. Kết quả là việc chấm điểm, đánh giá, công nhận khả năng của các em chưa được chính xác, khách quan, chưa động viên kịp thời.
Các em mới tiếp cận với kiến thức nên những sai sót xảy ra là chuyện hoàn toàn bình thường, đặc biệt là những vấn đề khó. Đừng vì vậy mà khó khăn trong việc khen ngợi cũng như cho điểm 9, điểm 10.
Tóm lại, người giáo viên là người đầu tiên cần phải thay đổi trước khi muốn các em thay đổi. Chỉ cần vượt qua được 7 rào cản trên, chúng tôi đảm bảo các thầy cô có thể tổ chức một giờ dạy hiệu quả, thu hút được học sinh, giúp các em yêu và quan tâm đến bộ môn
*Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng dạy học
Ngoài việc có sự thay đổi hoàn toàn trong 7 tư duy lối mòn trên và những kĩ năng chúng ta được rèn luyện trong trường sư phạm thì chúng ta cần rèn cho mình khả năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng xác định nội dung cần triển khai, khả năng diễn đạt hài hòa giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể để cuốn hút học sinh. Bạn có thể tham khảo quyển “Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs” của NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoặc sách nói “10 bí quyết thành công của những diễn giả MC” , “Đắc nhân tâm” tại http://media.tuoitre.vn/BookDetail.aspx?BookID=218 để mình có một phong thái giảng dạy thật tự tin, thật giàu nhiệt huyết. Ngoải ra trên báo tuổi trẻ online còn có rất nhiều sách nói hay. Hoặc bạn cũng có thể xem các video miễn phí của các diễn giả trên http://youtube.com.
*Xây dựng bản nội quy: Nội quy là một cách ngắn nhất để thầy trò có thể nhanh chóng hiểu nhau, giúp cho quá trình dạy nhanh chóng đi vào nề nếp và hiệu quả hơn. Trong bản nội quy này của chúng tôi có một số quan điểm mới là:
– Soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà: Yêu cầu học sinh đọc bài mới trước ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối bài và trong bài học. Nếu có thể giáo viên nên soạn thành tập Bài tập theo cấu trúc phục vụ cho giờ dạy. Trong đó có tranh vẽ, bảng biểu, phiếu học tập, sơ đồ để trống để học sinh hoàn thành. Ngoài ra phần cuối chúng ta để trống một khoảng để các em có thể ghi ra những vấn đề còn khó khăn ở bài học để sau đó trao đổi với giáo viên. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, chúng ta nên đưa vào nội dung kiểm đánh giá đầu giờ học. Cụ thể gồm 3 nội dung: Kiểm tra vở soạn, kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài mới. Việc kiểm tra bài mới nhằm kiểm tra quá trình các em soạn bài có nghiêm túc, hiệu quả hay không. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi thường phân bố thang điểm cho 3 nội dung đó là 4 : 4 : 2.
Bước 2: Tiến trình tổ chức bài học
*Vào lớp: Sau khi vào lớp, ngoài việc học sinh đứng lên chào, ta nên cùng vỗ tay với học sinh, để tạo một tâm lý thoải mái mà không căng thẳng.
*Kiểm tra kiến thức cũ – mới: Gọi học sinh lên bảng trả lời, các học sinh bên dưới nhận xét, bổ sung. Có thể thấy với việc yêu cầu các em về nhà soạn bài, học sinh sẽ được trải nghiệm bài mới 3 lần với những sắc thái khác nhau: Soạn bài, học trên lớp và ôn tập ở nhà trước khi đến lớp. Quá trình lặp lại nhiều lần như vậy sẽ giúp cho học sinh nhớ sâu và chắc kiến thức, không chỉ vậy mà còn phát triển cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
*Đặt vấn đề: Em có biết? Vào bài, cần nêu rõ vai trò cũng như ý nghĩa của bài học. Tốt nhất nếu có thể nên minh họa bằng những ví dụ cụ thể, những số liệu cụ thể, gần gũi và có thể gây “sốc” với học sinh. Ví dụ như trước khi vào bài “Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người” – Sinh học 11, chúng tôi có phần dẫn dắt vào bài mới như sau:
Sau khi học sinh tính xong giáo viên hỏi: Có phải chỉ cần xây dựng trường học sinh số lượng người tăng thêm? Vậy còn phải xây thêm gì và nó kéo theo vấn đề gì? Vậy chúng ta phải làm thế nào?
*Tổ chức học bài mới: Khi các em phát biểu cần tuyệt đối tôn trọng các em, không chen ngang, sửa ngang. Sau khi trả lời xong, giáo viên đóng vai trò như trọng tài, gợi mở những chỗ chưa chính xác để các học sinh khác cùng suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Để hướng dẫn các em kĩ năng khai thác sử dụng SGK bằng cách thiết kết các bài tập phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh bằng bảng biểu so sánh.
Ngoải ra để giáo dục hiệu quả với những học sinh cá biệt trong giờ học, chúng ta có thể chuẩn bị mẫu Biên bản như sau:
Đây là một căn cứ pháp lý rất quan trọng hỗ trợ cho buổi học hiệu quả.
: Đưa ra các câu hỏi hay và khó được đưa ra lúc giới thiệu qua mục Em có biết, tốt nhất đó là các ứng dụng của nó trong đời sống thực tiễn nhằm khắc sâu kiến thức, đồng thời cho điểm để động viên các em. Tuy nhiên cần cho điểm khách quan, không phải vì các em trả lời đầy đủ mà khó khăn cho các em điểm 9, 10.
*Tổ chức kiểm tra: 15 phút hoặc 45 phút định kì.
Để quá trình kiểm tra đánh giá chính xác, khách quan với những đề tự luận, chúng ta có thể thiết kế một mẫu thông tin như sau:
Với A – Là số thứ tự bàn, bàn gần bàn giáo viên nhất là bàn số 1; B – Tổng số người trong bàn. Tất cả học sinh trong một bàn có cùng một số bàn.
Khi thu bài, chúng ta nên thu theo bàn như vậy sẽ giúp cho chúng ta hạn chế được việc học sinh nhìn bài, chép bài của nhau, đảm bảo tính khách quan, công bằng giữa các học sinh.
Như vậy để có một giờ dạy học tốt chúng ta cần vượt qua những rào cản là các tư duy lối mòn. Tự trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về tâm lý lứa tuổi, trao đổi học hỏi đồng nghiệp và không ngừng rèn luyện mình qua từng bài dạy cụ thể chắc chắn chúng ta sẽ có được những giờ dạy chất lượng, được học sinh tin yêu.
Những Khung Giờ Vàng Để Học Tập Hiệu Quả
Bài vở ngày càng nhiều, mỗi môn học lại có đặc tính riêng. Vậy học vào khung giờ nào cho hiệu quả?
4h30 – 6h : Học lý thuyết
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, đây là khung giờ lý tưởng nhất cho việc học, đặc biệt là học thuộc lòng.
Đây là khoảng thời gian bầu không khí trong lành, không gian yên tĩnh, đầu óc thư thái sau khi trải qua một giấc ngủ hồi sức. Lúc này, cơ thể nhiều năng lượng nhất, não bộ thư thái và dễ tiếp thu thông tin nhất, việc học thuộc lòng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Song, việc thức dậy sớm khá khó khăn với nhiều bạn. Nhưng hãy cố gắng thôi chiều chuộng bản thân mình một chút. Tối hôm trước đi ngủ sớm vào khoảng 9 đến 10 giờ, đặt đồng hồ báo thức và dậy ngay khi có tiếng chuông báo thức. Sau đó làm vệ sinh cá nhân, một vài động tác thể dục nhẹ để cơ thể tỉnh táo. Khi đầu óc tỉnh táo, hãy ngồi vào bàn học và bắt đầu công việc.
Có thể thời gian đầu bạn sẽ gặp nhiều khó khăn như buồn ngủ, không thức dậy được. Nhưng sau khi quen dần thì đây là giờ học thuộc lòng rất hiệu quả đấy!
14h – 16h30 : Học các môn tự nhiên
Khoảng thời gian buổi chiều không quá lý tưởng cho các môn học thuộc lòng và các môn xã hội. Bạn sẽ học tập hiệu quả hơn nếu dành quãng thời gian này cho các môn tự nhiên, đòi hỏi tư duy logic và tính toán nhiều.
19h45 – 22h30 : Học các môn yêu cầu phải tính toán hoặc không phải nhớ nhiều
Chắc chắn đây không phải thời gian lý tưởng để học thuộc lòng hay học những kiến thức rắc rối. Vì sau một ngày dài học tập và làm việc, não bộ đã khá mệt mỏi. Lúc này, chúng ta không nên “ép” não bộ quá mức bằng cách học những kiến thức phức tạp hay đòi hỏi ghi nhớ nhiều, vì điều này sẽ khiến chúng ta nhanh mệt mỏi và chán nản.
Thay vào đó, hãy học những môn yêu cầu tính toán hoặc không phải nhớ nhiều. Những môn này không đòi hỏi phải tư duy quá nhiều, giúp não bộ dễ chịu hơn, cũng dễ tiếp thu thông tin hơn.
Một lưu ý nhỏ là bạn nên xen kẽ những khoảng nghỉ ngắn để não bộ thư giãn và mắt nghỉ ngơi. Theo phương pháp Pomodoro, thì cứ khoảng 25 đến 33,5 phút bạn lại nghỉ ngơi một lúc, rời khỏi bàn học, đi dạo xung quanh và giải trí nhẹ nhàng. Nhưng lời khuyên là không nên giải trí bằng cách lướt Facebook, điều này dễ khiến bạn sa đà vào cuộc vui thay vì tiếp tục học tập, và cũng ảnh hưởng đến mắt nữa.
Kinh Nghiệm Học Tập Hiệu Quả Các Môn Xã Hội
Tuy nhiên, nếu chỉ cần cù thôi thì chưa đủ. Bởi lẽ nếu bạn không có một phương pháp học môn xã hội tốt nhất mà chỉ biết ngồi “tụng” hàng giờ liền thì đây không phải là phương án khả thi. Đối với môn Văn, Sử hay Địa bạn cũng cần có một sự đầu tư. Biết lập kế hoạch học tập và xâu chuỗi những chi tiết trọng tâm. Trong ba môn này thì Lịch sử là môn học gây khó khăn nhất vì kiến thức trong đó không đơn thuần là chứa quá nhiều con số mà còn gắn liền với vô số sự kiện. Vì vậy để học tốt, bạn phải biết tư duy và ghi nhớ những sự kiện trọng tâm. Môn Văn thì lợi thế trước hết nghiên về những bạn có một ít năng khiếu và tâm hồn bay bổng. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Một bài văn bay bổng, lãng mạn nhưng ý tứ không đúng, không đủ và không nhắm vào trọng tâm thì cũng không thể đạt kết quả tốt. Môn Địa có vẻ nhẹ nhàng hơn, bởi nó không quá khắt khe về số liệu, hay dẫn chứng, sự kiện. Tuy vậy, bạn cũng phải thật đầu tư và chịu khó thì mới có thể gặt hái được thành quả như mong muốn.
Đừng bao giờ học tủ, học vẹt. Tư tưởng học tủ không phải là cách học môn xã hội tốt, vì không phải lúc nào bạn cũng may mắn gặp đề thi trúng với những gì đã học. Học vẹt cũng không được xem là bí quyết học giỏi môn xã hội vì nếu hôm nay học thuộc lòng, có thể mai bạn còn nhớ được một ít nhưng đến ngày sau nữa bạn sẽ rơi vào tình trạng “trả chữ lại cho thầy”.
Tránh được những cách học tiêu cực để có phương pháp học tập đúng đắn, chắc chắn bạn sẽ có được một kỳ thi thật thành công. Đặc biệt, hãy ghi nhớ rằng học môn xã hội không chỉ đơn giản là để vượt qua các kỳ thi mà các môn xã hội còn tạo điều kiện để bạn có cái nhìn sâu xa hơn về sự phát triển dân tộc, về những tư tưởng hay và là động lực cho sự phấn đấu không ngừng. Và hãy nên nhớ rằng, mọi sự cố gắng của bạn luôn mang lại một thành quả xứng đáng.
“Khung Giờ Vàng” Học Tiếng Nhật Hiệu Quả
Muốn học giỏi, không phải cứ “điên cuồng” lao vào học là được! Học nhiều mà vẫn không thấy tiến bộ.
🔑Chìa khóa để học tiếng Nhật hiệu quả chính là: Học đúng lúc, đúng chỗ, đúng lượng kiến thức!
1/Khung giờ Học từ vựng, Kanji nhanh và hiệu quả:
4h30 – 6h sáng: Đây là khoảng thời gian não bộ thảnh thơi nhất, rất thích hợp để thu nạp những môn học thuộc.
Đừng vội ngạc nhiên! Bởi không ai bắt bạn phải dậy từ lúc 4h30 sáng sớm tinh mơ để học cả! Bạn có thể dậy từ lúc 5h/ 5h30. Và quan trọng, bạn cần có tinh thần học và sự quyết tâm.
Khung giờ Học từ vựng, Kanji: 4h30 – 6h sáng
Bạn đã nghe đến câu: “Khi muốn, thì người ta sẽ tìm cách. Nếu không muốn, thì họ sẽ lấy lý do!” chưa? Chúng ta chỉ cần quyết tâm và sau đây:
🌸VỚI TỪ VỰNG TIẾNG NHẬT🌸
✍ Đừng học 1 từ vựng riêng lẻ, mà nên học từ vựng theo cặp, hoặc học 2-3 từ 1 lúc: Não bộ rất tuyệt vời, khi học nhiều 1 cách khoa học, não ta sẽ ghi nhớ mọi thứ nhanh hơn.
– Thì ta nên tìm 1 từ tương tự như vậy. Như từ: 梅(うめ)Quả mơ, cây mơ.
Vậy là mỗi khi nhắc tới từ 埋める (Chôn) thì sẽ nhớ luôn từ 梅 (cây mơ)
✍ Với từ vựng, ta không nên ôn luyện quá nhiều, dành thời gian luyện kỹ năng. Bởi trong quá trình ôn luyện và học các kĩ năng khác, ta sẽ gặp lại nhiều từ vựng và học nhiều từ mới nữa.
✍ Học theo các sách tiếng Nhật chuyên sâu về từ vựng, luôn được cộng đồng học tiếng Nhật tin tưởng và sử dụng nhiều như: Mimikara Oboeru từ vựng, Shinkanzen Masuta từ vựng… : Để ôn luyện từ vựng cho JLPT theo các cấp độ 1 cách thống nhất và chính xác hơn.
✍Kết hợp học cùng Flashcard từ vựng, Kanji và các app hỗ trợ ghi nhớ từ vựng… : Để nhớ nhanh và nhiều hơn.
Học từ vựng, kết hợp với Flashcard từ vựng, Kanji để tăng khả năng ghi nhớ
✍Học từ vựng đến đâu nhớ chữ Kanji đến đó (Nhớ cả âm On và âm Kun để học từ vựng nhanh hơn)
Học Kanji bằng liên tưởng hình ảnh, kể chuyện: Để ghi nhớ dễ dàng
✍ Học theo sách tiếng Nhật chuyên sâu về chữ Hán: Cũng như từ vựng, học theo giáo trình để ôn luyện KANJI cho JLPT theo các cấp độ 1 cách thống nhất và chính xác hơn.
Đồng thời, Sách học Kanji sẽ đưa ra các phương pháp học Kanji chuẩn cho người học.
2/Khung giờ Học Ngữ pháp, Đọc hiểu:
7h15 – 10h sáng: Học các môn cần suy luận hơn 1 chút như đọc, ngữ pháp.
Khung giờ học ngữ pháp, đọc hiểu: 7h15 – 10h sáng
Thứ tự học: Học ý nghĩa trước 👉 cách chia👉 cách dùng sẽ học cuối cùng.
Càng học lên cao, sẽ càng có nhiều mẫu ý nghĩa ngữ pháp giống nhau, nhưng cách sử dụng khác. Nếu không thể phân biệt chúng, thì việc học tiếng Nhật không thể tiến bộ nhanh được.
Cùng là mẫu chỉ ý nghĩa: Nguyên nhân – Lý do. Tiếng Nhật có tới 5 mẫu: ~から/ことから、~ために、~によって、~おかげで、~のだから
✔️ Để có thể phân biệt, ban đầu ta cần biết nghĩa, sau đó là đọc thật kĩ cách sử dụng của chúng.
✔️ Đặt câu để xem mẫu nào phù hợp trong hoàn cảnh nào.
✔️ Ngoài ra, ta cần sử dụng các sách giáo trình ngữ pháp theo các trình độ phù hợp. Đỉnh cao nhất là: Shinkanzen Masuta, Minna no Nihongo, , New approach… Giáo trình Ngữ pháp vừa cung cấp cách học hiệu quả, vừa bao quát đủ ngữ pháp cho các kì thi Năng lực tiếng Nhật như: JLPT, J-Test…
Học ngữ pháp theo giáo trình giúp người học tổng hợp và phân biệt rõ ràng các mẫu giống nhau
14h – 16h30 chiều: Học nghe. Đây là khoảng thời gian tập trung, tư duy logic.
14h – 16h30 chiều: Là thời điểm tốt cho nghe hiểu tiếng Nhật
👌 Khi ta càng có lượng từ vựng càng lớn sẽ càng hỗ trợ cho việc nghe tốt. 👌 Tuyệt vời nhất là chăm chỉ nghe hàng ngày: Mỗi ngày nghe tầm 30-45 phút. 👌 Chúng ta có thể lưu bài nghe vào điện thoại, trên đường đi học, trên xe bus có thể mở ra nghe.
19h45 – 23h: Học nhẹ nhàng, xem lại các bài đã học hoặc nếu có thời gian rảnh thì làm đề. Khoảng 30′ lại thư giãn 1 lần.
Khung giờ ôn tập lại tiếng Nhật hiệu quả
– Nhạc không lời nhẹ nhàng – Nhạc giao hưởng…
5/ Làm sao để học không buồn ngủ và bị stress:
✔️ Trước khi dậy học buổi sáng, nên tập thể dục để tỉnh táo, đồng thời kích thích não bộ. ✔️ Uống cafe, trà,… (chỉ uống vừa độ) ✔️ Trong quá trình học, thỉnh thoảng nên vươn vai, đi lại quanh phòng ✔️ Note những câu nói truyền động lực, mục tiêu phải đạt, dán ngay trước mặt/ trên máy tính.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Bước Cơ Bản Để Có Một Giờ Dạy Học Hiệu Quả trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!