Đề Xuất 3/2023 # Bình Liêu: Độc Đáo Tục Làm Then Giải Hạn Đầu Năm Của Người Tày # Top 5 Like | Asus-contest.com

Đề Xuất 3/2023 # Bình Liêu: Độc Đáo Tục Làm Then Giải Hạn Đầu Năm Của Người Tày # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bình Liêu: Độc Đáo Tục Làm Then Giải Hạn Đầu Năm Của Người Tày mới nhất trên website Asus-contest.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vào tháng Giêng hằng năm, người Tày ở Bình Liêu lại tổ chức làm Then cúng giải hạn cho các thành viên trong gia đình. Đây là một tập tục không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày nơi đây nhân dịp năm mới, cầu mong một năm may mắn, an bình, no đủ.

Theo chị Tô Thị Nga, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bình Liêu, người Tày quan niệm rằng, mỗi người đều có một Bà Mụ che chở, giúp đỡ cho mình. Bà Then chính là cầu nối, là người trung gian để đưa con người thực tại đến với thế giới của các Bà Mụ. Vì vậy, vào cuối tháng Chạp, nếu gia đình nào muốn làm lễ giải hạn sẽ mang một bát gạo đến nhà Bà Then trong thôn, bản, mời Bà Then đến giải hạn cho các thành viên trong nhà vào dịp năm mới.

Lễ vật làm Then giải hạn do gia chủ chuẩn bị dựa trên số thành viên trong gia đình; bao nhiêu thành viên thì có bấy nhiêu lễ vật tương ứng. Lễ dâng lên Bà Mụ thường có đầu lợn, gà, ngan, các vật tượng trưng như đu đủ, hoa chuối, quả dứa… Không gian để Bà Then làm lễ là trên giường, gồm có mâm cúng với đầy đủ các lễ vật, rượu, cơm và những chiếc ghế (trong Then gọi là “Chốc ỉ”) được làm bằng cuống lá chuối, bên trên bày giấy màu đỏ cắt thành ô và hoa bắt mắt. Theo quan niệm “Chốc ỉ” chính là phương tiện để đưa rước các Bà Mụ.

Bà Hà Thị Hồng, một trong những Bà Then lâu năm ở xã Tình Húc, cho biết: lễ Then cần phải trải qua nhiều giai đoạn với thời gian kéo dài, thường bắt đầu từ lúc trời tối và đến sáng hôm sau. Lễ miêu tả con đường của đoàn quân Then cùng với các hồn vía của người được giải hạn trải qua những chặng đường, vượt sông, vượt biển, đi qua các mường trời để đến với cửa Bà Mụ. Dọc đường đi, các vận hạn đen đủi sẽ được hoá giải; khi đến được với Bà Mụ, từng người vào gặp Bà Mụ của mình để cầu xin về sức khoẻ, bạc tiền, danh vọng, con cái nối dõi…

Sau khi nghi lễ giải hạn kết thúc, để đáp lễ, gia chủ đưa lại cho Bà Then một con gà mang về cúng thầy, báo cáo tổ Then làm xong công việc giải hạn; đồng thời tổ chức bữa cơm thân mật, đoàn viên các thành viên trong gia đình, họ hàng, chúc nhau một năm mới bình an, ấm no.

Nguyên Ngọc

Top 10 Kiến Trúc Độc Đáo Của Nhà Thờ Theo Vùng Miền

1. Nhà thờ Trà Cổ

Trên các bức tường của nhà thờ được bài trí hàng trăm bức phù điêu chạm khắc tinh xảo, mang lại vẻ đẹp cổ kính, nguy nga. Thánh đường được chống đỡ bằng những hàng cột gỗ lim. Bàn thờ chính sơn son thếp vàng, chạm trổ hoa văn tinh xảo.

2. Nhà Thờ Đá Phát Diệm

Nhà thờ Phát Diệm được thiết kế hình mái cong, là một trong những kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam, có tượng thánh giá ngự trên đài sen.

Quần thể nhà thờ được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, thể hiện tư duy, quan niệm của người Á Đông “Tiền có thủy, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.

Phương Đình gồm 3 tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng Thánh Sử.

3. Nhà thờ gỗ Kon Tum

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo đứng vững giữa cái nắng, cái gió của cao nguyên suốt một thế kỷ qua. Với tháp chuông cao vút, mái nhọn, khung cửa hình vòm và hàng cột to tròn, ngôi giáo đường mang đặc trưng kiến trúc Roman và hài hòa với phương Đông bởi hoa văn trang trí, điêu khắc trên gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.

Tường và mái Nhà Thờ Gỗ Kontum là đất sét và rơm đắp nên. Đất trộn rơm bện lại thành khối và đắp lên nhau tạo nên bức tường vững chắc, gắn kết với cột kèo gỗ tạo thành mô-típ kiến trúc độc đáo.

Bên trong nhà thờ, hệ thống cột gỗ, rui mè chạm khắc nét hoa văn thể hiện chất đôn hậu, khoẻ mạnh của người Tây Nguyên. Khu hoa viên của nhà thờ có nhà rông mái cao, các bức tượng tạc từ rễ cây làm không gian mang đậm màu sắc đại ngàn.

4. Nhà thờ cổ Mằng Lăng, Phú Yên

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía bắc, Nhà Thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch (Tuy An, Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam, được xây dựng vào năm 1892, là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.

Công trình được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic với nhiều hoa văn trang trí hài hòa, giản dị; điểm cao nhất nhà thờ là hai tháp chuông, chính giữa là thập tự giá. Hành lang nhà thờ được thiết kế giống hình búp măng cách điệu. Khu thánh đường với không gian khoáng đạt, khi ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua các vòm cửa tạo nên một cảnh sắc rực rỡ, đẹp mắt.

5. Nhà thờ Buôn Hồ, Đăk Lăk

Tọa lạc trên triền đồi, nằm trong khuôn viên rộng rãi, nhìn ra hướng quốc lộ 14, nhà thờ Buôn Hô sừng sững uy nghi mang phong cách Gothic, nổi bật là mái vòm che cung thánh và tháp chuông đôi cao vút. Phần tiền đường gọi là Quảng trường Huynh đệ bắt nguồn từ hai đỉnh tháp chuông cao vút của Thánh đường, chảy xuống giữa 8 cột trụ bền vững ốp đá hoa cương được kết hợp hài hòa với hai vòng cung, như đôi tay vươn ra ôm lấy toàn bộ không gian phía trước.

Nhà Thánh Thể là công trình phía sau nhà thờ có kiểu kiến trúc hoàn toàn độc lập với thánh đường, được xây toàn bằng đá và âm sâu vào lòng đất tạo không gian trầm lắng và yên tĩnh bên trong.

Nhìn từ xa, nhà thờ Chánh tòa tựa như một lâu đài cổ được xây dựng bằng đá phiến màu xám. Tổng thể công trình thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, thể hiện vẻ đẹp lãng mạn rất cuốn hút và pha chút ma mị. Bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần, vươn cao, cửa vòm đầu nhọn… là đặc trưng của kiến trúc nhà thờ Thiên chúa giáo phương Tây.

7. Nhà thờ Domaine de Marie, Đà Lạt – Nhà Thờ Mai Anh

Nằm trên đường Ngô Quyền, trên đồi Mai Anh, nhà thờ Domain de Marie còn có tên là nhà thờ Mai Anh vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào. Nhà thờ Mai Anh là một trung tâm du lịch của thành phố Đà Lat, được xây dựng theo kiến trúc cổ Châu Âu, thuộc trường phái Gothique, lại nằm ẩn hiện trên ngọn đồi đầy thông, nên càng tạo thêm vẻ trang nghiêm, cung kính. Từ hệ thống cấu trúc mái, các cánh cửa và cầu thang…, đến ánh sáng và màu sắc luôn tạo cho ngôi thánh đường vẻ uy nghi nhưng lại thâm trầm, sâu lắng, có sức lôi cuốn mọi người tiến vào Nhà Chúa.

Được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943, nhà thờ Domaine de Marie là sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây, có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực hẳn lên.

8. Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt

Có tên gọi như vậy vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà bằng đồng dài 0,66 m, cao 0,58 m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Nhà thờ Con Gà được xây dựng từ năm 1931 đến năm 1942 mới hoàn thành, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà Lạt, có chiều dài 65 m, rộng14 m, tháp chuông cao 47 m. Với độ cao đó, từ tháp chuông, có thể nhìn thấy toàn thành phố. Cửa chính nhà thờ hướng về núi Langbiang. Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu chế tạo từ Pháp, làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo, mang đậm nét kiến trúc của nhà thờ châu Âu thời Trung cổ.

9. Nhà thờ Bảo Lộc, Lâm Đồng

Đây là nhà thờ có sức chứa lớn nhất trong các nhà thờ ở Việt Nam, có khả năng chứa khoảng 3.000 giáo dân. Nhìn tổng thể, kiến trúc Nhà Thờ Bảo Lộc phối hợp rất rõ giữa hai khối mỹ thuật vuông và tròn, tượng trưng cho “trời tròn đất vuông”.

Nhà thờ Bảo Lộc là công trình cuối cùng của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, tác giả của đồ án thiết kế dinh Độc Lập.

10. Nhà thờ Tắc Sậy, Cà Mau

Trên quốc lộ 1A từ Bạc Liêu đi Cà Mau ngang qua thị trấn Hộ Phòng thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, giữa miền đất vùng bán đảo Cà Mau hiện diện một cụm kiến trúc uy nghi đường bệ – nhà thờ Tắc Sậy, gắn với nơi an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp.

Nhà thờ Tắc Sậy mang một kiến trúc lạ, có 3 tầng, tầng trệt dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng Thánh lễ. Nơi đặt phần mộ được kiến trúc như một tòa nhà rộng lớn, 3 nóc, nóc chính giữa cao hơn hai nóc phụ có gắn chiếc đồng hổ lớn tạo nên một điểm nhấn nổi bật cho tòa nhà, một lối kiến trúc khá ấn tượng. Nhà Thờ Tắc Sậy là điểm hành hương hàng năm của rất đông người tín hữu Công Giáo Việt Nam.

Tổng Kết

Top 10 Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam

Tags: Nhà Thờ đẹp Top 10

Đầu Năm Có Nên Dâng Sao Giải Hạn?

Tục dâng sao giải hạn có mặt trên đất nước ta từ hằng bao thế kỉ và con người đã ăn sâu vào tiềm thức, nên mỗi năm vào dịp đầu xuân nhà nhà cúng sao giải hạn khi có ai trong gia đình gặp phải ngôi sao xấu, hạn không tốt. Họ cho rằng khi cúng như vậy thì sao xấu đó sẽ biến thành sao tốt và sống yên tâm hơn. Từ nguyên thủy tục cúng này chỉ có trong các gia đình, nay trong một số chùa đầu năm cũng ghi danh sách các gia đình Phật tử để làm lễ dâng sao giải hạn, với việc làm này nhiều người đã thắc mắc dâng sao giải hạn có trong giáo lý nhà Phật không? Dâng sao giải hạn như vậy có thể làm suy thoái lòng tin đến với đạo pháp không?

Trước hết, trong giáo lý nhà Phật không có nghi thức cúng dâng sao giải hạn nhưng có nghi thức cúng cầu an vào đầu năm. Sở dĩ trong nhà chùa có làm lễ cầu an đầu năm cho Phật tử với mong ước gia đình quý Phật tử được an lạc hạnh phúc, nhưng khi làm lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn, rồi cúng Mông Sơn Thí Thực, phóng sanh, phóng sanh đăng. chúng tôi

Danh sách được ghi để cầu an đó phải đến chùa cùng tụng niệm, cùng nhất tâm hướng thiện. Còn cầu an mà chỉ ghi danh rồi giao phó chùa nhà chùa cứ đọc tên thì chẳng có lợi gì. Trong kinh Địa Tạng đức Phật dạy, tụng kinh hay làm bất cứ một việc gì để hồi hướng cho người thân (đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh) thì người được hướng đến chỉ nhận được 30% còn người xướng lên làm hoặc đang tụng niệm đó hưởng phước đến 70%. Cho nên khi cầu an hay cầu siêu đòi hỏi người nhà phải có mặt cùng cầu nguyện để mong sự hữu ích và thiết thực hơn.

Cầu an là một công việc rất hữu ích vì đó cũng là phương tiện dẫn dắt con người đến chùa trì tụng những gì đức Phật dạy để thực hành, khi tụng: thân, miệng, ý thanh tịnh và đưa lời dạy của Thế Tôn vào sâu trong tâm khảm để hành trì theo lời dạy đó.

Những lời đức Thế Tôn dạy luôn khiến con người bỏ ác làm lành; nếu đã làm ác thì nay không làm, nếu đã làm thiện phải cố gắng làm thêm, và đã làm thiện ngày càng phát huy hơn nữa. Với thiện nhân đã được gieo xuống chắc chắn sẽ nhận được các quả vị tốt đẹp ngọt ngon. Không gieo trồng, hay vẻ người ta trồng giúp trên đất của họ, giống của họ thì mình chẳng có hái được cái gì.

Thật vậy nhân quả rõ ràng, không thể một người gieo nhân người khác gặt quả, chuyện đó thật phi lý.

Mình con nhà Phật luôn phải tin theo nhân quả, vì nhân quả nói lên sự thật việc làm thật mà hằng ngày mình đã gieo. Gieo nhân gì gặt quả đó, không thể gieo hạt xoài mà gặt quả cam. Nhưng từ nhân tới quả phải có duyên kết hợp vì một nhân chưa chắc đã thành quả, duyên là điều kiện cần và đủ để quả hình thành.nguoiphattu.com

Phóng sanh cầu an một việc làm ý nghĩa đầu năm.

Một nhân không phải cho ra một quả mà nó cho ra rất nhiều quả, ví như gieo hạt xoài qua thời gian chăm bón cây xoài sẽ cho ra trái xoài nhưng rất nhiều trái và cây đó sống rất nhiều năm lại cho ra vô số trái, thì việc làm thiện hay ác cũng vậy. Khi tạo một nhân bất thiện làm cho người khác đau khổ hoặc chết, không những cái thân họ đã ôm hận với đối tượng làm mà kéo theo gia đình, vợ chồng, con cái, ông bà, bà con lối xóm nữa.

Những người này không chỉ đau khổ một lần rồi hết mà kéo dài nhiều năm, nhiều tháng khi nhớ lại ngày người chết họ cúng, cái cúng đó mục đích để tưởng nhớ lại người quá vãng năm xưa đã làm gì và sống sao, nhắc lại câu chuyện đó nhưng người chết không còn sống, họ thấy luyến tiếc và đau khổ, như vậy họ sẽ nghĩ tới người đã gây ra cái chết người thân. Vậy cái khổ đó không chỉ một lần là chấm dứt mà kéo dài miên miễn. Nhân thiện cũng vậy khi tạo nghiệp lành họ sẽ vui và có sự vui lây.nguoiphattu.com

Mình là con nhà Phật mình sẽ tin vào nhân quả nghiệp báo. Hằng ngày phải sống thế nào, làm thế nào để đêm về không lo sợ, không thao thức, sống an lạc, vững chải, chánh niệm. Muốn được như vậy thì phải thọ trì trai giới, giữ giới thanh tịnh luôn tin vào nhân quả chắc chắn luôn luôn bình an.

Dâng sao giải hạn như trên đã nói không có trong giáo lý nhà Phật đó là tập tục truyền thống của dân gian. Nhưng tại sao lại đưa vào nhà chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Đúng thật trong Phật giáo không có nghi thức này nhưng tùy vào quốc độ tùy vào căn cơ của mỗi chúng sanh nên phương tiện để hướng dẫn Phật tử đến chùa tu tập nên việc đó được coi như là một phương tiện để độ chúng sanh, nhưng phải làm cách nào để hợp pháp thì mới đúng với đạo lý, còn làm theo như thế tục thì việc đó không thể.

Chúng tôi thấy có một số chùa khi Phật tử tới nhờ làm lễ dâng sao giải hạn, quý Thầy ghi danh nhưng buổi lễ đó được thực hiện như một nghi thức cầu an là tụng kinh lễ Phật, rồi cúng Mông Sơn Thí Thực, phóng sanh. Còn cúng theo nghi thức thế gian của những ông Thầy cúng điều đó không đúng.

Tại sao chúng ta có thể cầu an, cầu an hay cầu siêu cũng thế thôi để giúp người an tâm hơn, yên trí để lo tu tập và làm việc, vì có nhiều người nghe sao hạn xấu lại lo sợ, buồn bã, chán nản,… và không làm được gì cả hoặc sống một cách bi quan vì tôi làm gì tôi cũng bị như thế, như thế. Nên đó là một phương tiện nếu có thể làm để người ta yên tâm thì làm chứ đừng vì mục đích gì khác.

Vì đạo Phật là “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”, những việc làm đó nên làm cho những người sơ cơ chưa hiểu biết và chưa tin Phật pháp lại cố chấp theo lời ông bà, cha ông để lại thì phương tiện thiện xảo khéo dụ dẫn người ta để đi đến đạo pháp và dẫn lần cho họ biết tin vào nhân quả và nghiệp báo.

Những người đã trở thành Phật tử chân chánh thì không nên tin vào những chuyện đó, và không nên làm những việc đó. Phải luôn luôn thấu hiểu và áp dụng về nhân quả nghiệp báo, nghiệp chứ không phải là định mệnh hay số mệnh như câu trong Kiều:

“Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Từ nhân đưa đến quả là qua quá trình duyên, nghiệp là hành động có tác ý, khi tạo một cái gì đó được gọi là nghiệp không phải chúng ta sẽ nhận quả báo như thế. Tùy theo ý thức khi tạo nghiệp và hành động tiếp theo đó, nghiệp thì có nghiệp thiện và nghiệp ác, nếu như ta lỡ tạo nghiệp bất thiện nhưng chúng ta biết ăn năn hối cải, sám hối việc đã làm thì quả báo sẽ khác, còn chúng ta tạo ra rồi mà dững dưng không lo sợ, không ăn năn thì quả báo sẽ khác.

Ví dụ, khi sân hận không kềm chế được lòng nên đã đánh họ trọng thương kết quả thế nào? Sẽ có hai phương án tiêu biểu: nếu chúng ta không lo sợ việc làm đó hoặc chúng ta cậy nhờ vào quyền lợi kết quả sẽ sao khi đối tượng mình gây ra cũng chẳng kiên nể, hậu quả … cả đời không nhìn thấy nhau. Ngược lại mình thấy hành vi của mình thô lỗ, xấu xa, mình đến xin lỗi mong người ta tha thứ, lại luôn luôn quan tâm bệnh tình người đó một cách chân thành kết quả nhiều lúc thành bạn bè thân thiết.

Cuộc đời là vô thường, vạn pháp là vô ngã nên không có gì là vững chải bền lâu, tất cả đều được chi phối theo luật vô thường nên nghiệp cũng không phải không chuyển được mà “tu là chuyển nghiệp” như thế người ta mới lo tu. Mình là con Phật phải hiểu rõ điều đó, sợ nghiệp nặng, sao xấu, hạn không may thì lo tu, niệm Phật thật nhiều, sám hối thật nhiều, bố thí cúng dường thật nhiều lúc đó khỏi cần sao xấu sao tốt lúc đó “thong dong tất dạ rứa mà vui “.

Thời Gian Cúng Sao Hạn, Cách Cúng Sao Giải Hạn Đầu Năm 2022

2. Bảng tính sao hạn hàng năm

Tính chất của các hạn:

Huỳnh Tiền (đại hạn): bệnh nặng, hao tài.

Tam Kheo (tiểu hạn): tay chân nhức mỏi.

Ngũ Mộ (tiểu hạn): hao tiền tốn của.

Thiên Tinh (xấu): bị thưa kiện, thị phi.

Tán Tận (đại hạn): tật bệnh, hao tài.

Thiên La (xấu): bị phá phách không yên.

Địa Võng (xấu): tai tiếng, coi chững tù tội.

Diêm Vương (xấu): người xa mang tin buồn.

2 bảng Sao Hạn trên là những năm trong mỗi người chúng ta gặp sao Cửu Diệu chiếu, tức tiểu hạn hàng năm, tuổi nam nữ xem riêng (trên bảng hình: nam xem sao bên trái, nữ xem sao bên phải, tuy cùng tuổi nhưng khác sao).

Nhìn bảng sao Cửu Diệu chúng ta thấy nam giới có hai năm tuổi găp sao Thái Tuế cùng chiếu, là năm 37 và 49 trùng với sao La Hầu và Thái Bạch là nặng, còn nữ vào tuổi 37 với sao Kế Đô. Những năm khác nam có La Hầu, nữ gặp Kế Đô cũng không đáng lo vì không có sao Thái Tuế củng chiếu.

3. Hệ thống vận hạn năm 2020 Canh Tý

1. Hạn Địa Võng

Hạn Địa Võng thường gặp rắc rối, thị phi, tranh cãi, bị hiểu lầm, mang tiếng xấu… Vì những điều trên nên cuộc sống của đương số cảm thấy lo âu, phiền muộn, buồn rầu…

Hạn Địa Võng được xác định dựa vào tuổi âm lịch và giới tính của đương số. Cụ thể những tuổi có hạn Địa Võng như sau:

Nam: 16, 25, 34, 43, 52, 61, 69, 70, 78, 87, 96 tuổi gặp hạn Địa Võng

Nữ: 16, 25, 34, 43, 52, 61, 69, 70, 78, 87, 96 tuổi gặp hạn Địa Võng

2. Hạn Toán Tận:

Những người có hạn Toán Tận trong năm này sẽ bị mất tiền bạc, của cải mà không dự tính trước được, tai họa sẽ bất ngờ ập đến với gia chủ. Trong đó, những, có hai nguy cơ cao nhất đó là bị cướp bóc, thứ hai là chung vốn làm ăn, cùng nhau đi khai thác lâm sản, và gặp phải tai nạn bất ngờ, thiệt hại rất lớn về tiền của.

Hạn Toán Tận rất kỵ đối với nam giới, những tai nạn xảy ra thường là dạng tai nạn đột ngột, bất khả kháng và cũng khó đề phòng, ứng phó, nếu những người phúc đức kém, vận số xấu có thể nguy hiểm tính mạng.

Hạn Toán Tận được xác định dựa vào tuổi âm lịch và giới tính của đương số. Cụ thể những tuổi có hạn Toán Tận như sau:

Nam: 14, 23, 32, 41, 49, 50, 58, 67, 76, 85, 94 tuổi gặp hạn Toán Tận

Nữ: 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 89, 90, 98 tuổi gặp hạn Toán Tận

3. Hạn Thiên Tinh:

Hạn Thiên Tinh chủ sức khỏe. Những người gặp hạn này, dễ gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ngộ độc khi ăn uống. Khi có bị đau ốm, song song với việc chữa trị, thì phải thành tâm cầu xin Trời Phật phù hộ độ trì thì bệnh tình mới mau chóng thuyên giảm. Với những người phụ nữ mang thai, cũng dễ bị ngộ độc, nếu trèo cao, hoặc cố lấy những đồ vật trên cao, dễ bị té ngã, dẫn tới trụy thai.

Hạn Thiên Tinh được xác định dựa vào tuổi âm lịch và giới tính của đương số. Cụ thể những tuổi có hạn Thiên Tinh như sau:

Nam: 13, 22, 31, 39, 40, 48, 57, 66, 75, 84, 93 tuổi gặp hạn Thiên Tinh

Nữ: 11, 19, 20, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82, 91 tuổi gặp hạn Thiên Tinh

4. Hạn Huỳnh Tuyền:

Hạn Huỳnh Tuyền được xác định dựa vào tuổi âm lịch và giới tính của đương số. Cụ thể những tuổi có hạn Huỳnh Tuyền như sau:

Nam: 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 89, 90, 98 tuổi gặp hạn Huỳnh Tuyền

Nữ: 14, 23, 32, 41, 49, 50, 58, 67, 76, 85, 94 tuổi gặp hạn Huỳnh Tuyền

5. Hạn Tam Kheo:

Hạn Tam Kheo là hạn chủ về sức khỏe, người gặp hạn Tam kheo nên chú ý các bệnh về khớp, tránh ở những nơi ẩm thấp, không nên đến những chốn đông người, tránh kích động khi gặp những tình huống mâu thuẫn trong cuộc sống vì dễ dẫn đến chấn thương do xô xát. Ngoài ra người gặp hạn Tam kheo cũng cần nên đề phòng những chấn thương ngoại khoa như tay chân xương khớp.

Hạn Tam Kheo được xác định dựa vào tuổi âm lịch và giới tính của đương số. Cụ thể những tuổi có hạn Tam Kheo như sau:

Nam: 11, 19, 20, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82, 91 tuổi gặp hạn Tam Kheo

Nữ: 13, 22, 31, 39, 40, 48, 57, 66, 75, 84, 93 tuổi gặp hạn Tam Kheo

6. Hạn Ngũ Mộ:

Người có hạn Ngũ Mộ sẽ luôn gặp vấn đề về Tiền Bạc, nói chính xác hơn đó là sẽ bị mất mát về tiền của. Trong đó nặng nhất, rõ ràng nhất đó là việc mua bán hàng hóa, đồ đạc, dễ mua phải đồ không chất lượng, đồ không tốt.

Nếu khi mua bán không có giấy tờ, hóa đơn rõ ràng, có thể bị hỏng không được bảo hành, bị mất do trộm cắp hoặc bị chính quyền tịch thu bởi đây là hàng không rõ nguồn gốc. Việc cho người khác ngủ nhờ cũng sẽ gây nên hao tiền của, bởi có thể gặp phải người gian, trộm cắp, dẫn tới thiệt hại về tài chính của mình.

Hạn Ngũ Mộ được xác định dựa vào tuổi âm lịch và giới tính của đương số. Cụ thể những tuổi có hạn Ngũ Mộ như sau:

Nam: 12, 21, 29, 30, 38, 47, 56, 65, 74, 83, 92 tuổi gặp hạn Ngũ Mộ

Nữ: 12, 21, 29, 30, 38, 47, 56, 65, 74, 83, 92 tuổi gặp hạn Ngũ Mộ

7. Hạn Diêm Vương:

Hạn Diêm Vương bất lợi lớn đối với phái nữ, đặc biệt những người mang bầu, sinh em bé thì hạn sức khỏe thai sản thường bị đe dọa nghiêm trọng. Tình hình nặng nhất có thể nguy hiểm tính mạng. Người đau ốm nếu không chữa trị, hoặc chữa trị không đến nơi đến chốn, lâu ngày cũng khó mà qua khỏi.

Tuy nhiên, đây là một năm tuyệt vời với mọi người, nếu không mắc phải bệnh, hoặc được chữa trị tốt, thì năm nay ăn nên làm ra, phát tài phát lộc, gia đình luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự phát tài.

Hạn Diêm Vương được xác định dựa vào tuổi âm lịch và giới tính của đương số. Cụ thể những tuổi có hạn Diêm Vương như sau:

Nam: 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, 79, 80, 88, 97 tuổi gặp hạn Diêm Vương

Nữ: 15, 24, 33, 42, 51, 59, 60, 68, 77, 86, 95 tuổi gặp hạn Diêm Vương

8. Hạn Thiên La:

Hạn Thiên La chủ về sức khỏe và tâm lý. Người gặp hạn Thiên La đề phòng cảnh vợ chồng cãi nhau, ghen tuông vô cớ, khiến cho chuyện nhỏ hóa lớn, dẫn tới cảnh vợ chồng xa cách, ly thân, ly dị. Thế nên cả 2 cần nhẫn nhịn, thấu hiểu nhau, như vậy với được hạnh phúc.

Hạn Thiên La được xác định dựa vào tuổi âm lịch và giới tính của đương số. Cụ thể những tuổi có hạn Thiên La như sau:

Nam: 15, 24, 33, 42, 51, 59, 60, 68, 77, 86, 95 tuổi gặp hạn Thiên La

Nữ: 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, 79, 80, 88, 97 tuổi gặp hạn Thiên La

4. Cách giải sao hạn Canh Tý 2020

2- Kế Đô: hung tinh, kỵ tháng ba và tháng chín nhất là nữ giới. Chủ về ám muội, thị phi, đau khổ, hao tài tốn của, họa vô đơn chí; trong gia đình có việc mờ ám, đi làm ăn xa lại có tài lộc mang về.

3- Thái Dương: Thái dương tinh (mặt trời) tốt vào tháng sáu, tháng mười, nhưng không hợp nữ giới. Chủ về an khang thịnh vượng, nam giới gặp nhiều tin vui, tài lộc còn nữ giới lại thường gặp tai ách.

4- Thái Âm: Chủ dương tinh (mặt trăng), tốt cho cả nam lẫn nữ vào tháng chín nhưng kỵ tháng mười. Nữ có bệnh tật, không nên sinh đẻ̉ e có nguy hiểm. Chủ về danh lợi, hỉ sự.

5- Mộc Đức (Mộc tinh):

Triều dương tinh, chủ về hôn sự, nữ giới đề phòng tật bệnh phát sinh nhất là máu huyết, nam giới coi chừng bệnh về mắt. Tốt vào tháng mười và tháng chạp.

6- Vân Hớn (Hỏa tinh): Tai tinh, chủ về tật ách, xấu vào tháng hai và tháng tám. Nam gặp tai hình, phòng thương tật, bị kiện thưa bất lợi; nữ không tốt về thai sản.

7- Thổ Tú (Thổ tinh): Ách Tinh, chủ về tiểu nhân, xuất hành đi xa không lợi, có kẻ ném đá giấu tay sinh ra thưa kiện, gia đạo không yên, chăn nuôi thua lỗ. Xấu tháng tư, tháng tám.

8- Thái Bạch (Kim tinh): Triều dương tinh, sao này xấu cần giữ gìn trong công việc kinh doanh, có tiểu nhân quấy phá, hao tán tiền của, đề phòng quan sự. Xấu vào tháng năm và kỵ màu trắng quanh năm.

9- Thủy Diệu (Thủy tinh): Phước lộc tinh, tốt nhưng cũng kỵ tháng tư và tháng tám. Chủ về tài – lộc – hỉ. Không nên đi sông biển. Giữ gìn lời nói (nhất là nữ giới) nếu không sẽ có tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu.

3. Thời gian cúng sao hạn, cách cúng sao giải hạn

Nếu vào năm nay bạn bị sao hạn chiếu 2019 thì nên tìm cách hóa giải. Và theo quan niệm xưa 9 ngôi sao chiếu mạng nó chỉ xuất hiện vào một ngày nhất định. Để hóa giải vận hạn người xưa thường làm lễ cúng sao giải hạn hàng tháng. Về thủ tục cúng sao ở mỗi tuổi lại khác nhau tuy nhiên đều phải đảm bảo yếu tố sau:

Sao La Hầu

Sao La Hầu hay còn là Đức Bắc Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân Ngày Sao sáng nhất lúc 21 đến 23 giờ ngày mùng 8 âm hàng tháng. Tại hướng chính Bắc và chòm sao La Hầu có 9 ngôi.

Bài vị: Gia chủ nên dùng mực đỏ viết sớ, giấy màu vàng, thắp 9 ngòn đèn và quay tại hướng Bắc. Rồi chọn vào ngày giờ Sao La Hầu sáng nhất.

Sao Thổ Tú

– Tên đầy đủ là Đức Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Tú Tinh Quân. Ngày Sao sáng nhất vào 21 giờ đến ngày 19 âm mỗi tháng.

Bài vị: Gia chủ nên dùng chữ đỏ, giấy vàng, thắp 5 ngọn đèn. Rồi quay mặt về hướng Tây mà khấn và ngày giờ sao đăng yên.

Sao Thủy Diệu (Thủy Tinh)

Tên gọi đầy đủ của sao này là Đức Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Diệu Tinh Quân. Ngày sao sáng nhất vào 21 đến 23 giờ ngày 21 âm lịch.

Bài vị: Gia chủ nên dùng 7 ngọn đèn, giấy đen, mực đỏ viết sớ. Quay mặt về hướng chính Bắc cúng vào ngày mà sao sáng nhất.

Sao Thái Bạch

Tên gọi đầy đủ của sao này là Đức Thái Bạch Tây Phương Canh Tân Kim Thái Bạch Tinh Quân.

Ngày sao sáng nhất là vào 19 giờ đến 21 giờ ngày 15 hàng tháng. Tại hướng chính Tây.

Bài vị: Gia chủ nên thắp 8 ngọn đèn, giấy trắng, mực đỏ viết sớ. Rồi quay mặt về hướng chính Tây và cúng vào giờ ngày sao đăng viên.

Sao Thái Dương Tên gọi : Đức Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân Ngày sao sáng nhất là 11 đến 13 giờ ngày 27 âm lịch hàng tháng. Tại hướng chính Đông.

Bài vị: Thắp 13 ngọn đèn, dùng giấy màu vàng, chữ đỏ viết sớ cúng. Vào ngày giờ trên cùng với hương hoa trà quả. Quay mặt về hướng chính Đông để khấn ngày giờ sao đăng viên.

Sao Vân Hớn (Sao Vân Hán)

Tên đầy đủ của sao này là Đức Nam Phương Bính Đinh Hỏa Vân Hán Tinh Quân Ngày sao sáng nhất vào lúc 21 giờ đến 23 giờ ngày 29 âm ở hướng chính Đông.

Bài vị: Gia chủ dùng chữ đỏ viết sớ cúng, giấy hồng cùng với 18 ngọn đèn. Quay mặt hướng chính Đông để cúng vào ngày giờ sao đăng viên.

Sao Kế Đô

Tên đầy đủ của sao này là Đức Tây Địa Cung Thần Vĩ Kế Đô Tinh Quân. Ngày sao đăng viên vào 21 giờ đến 23 giờ ngày 18 âm hàng tháng.

Bài vị: Dùng mực đỏ viết sớ, giấy vàng, thắp 21 ngọn đèn. Quay mặt về hướng Tây để khấn vào ngày sao sáng nhất.

Sao Thái âm

Tên của sao đầy đủ là Đức Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân. Ngày sao sáng nhất từ 19 giờ đến 21 giờ ngày 26 âm hàng tháng. Ở hướng chính Tây.

Bài vị: Giấy viết màu trắng, chữ đỏ viết sớ, thắp 7 ngọn đèn. Chọn vào giờ sáng nhất quay mặt về hướng chính Tây mà khấn.

Sao Mộc Đức

Tên của sao đầy đủ là Đức Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân

Ngày sao sáng nhất từ 19 giờ đến 21 giờ ngày 25 âm hàng tháng ở hướng chính Đông.

Bài vị: Dùng chữ đỏ, giấy xanh viết sớ thắp 20 ngọn đèn. Quay mặt về hướng chính Đông để khấn vào ngày giờ sao sáng.

Lễ vật cần chuẩn bị và bài văn khấn cúng giải hạn sao

Để có thể cúng dâng sao giải hạn sao Thái Bạch, Kế Đô, La Hầu, v.v. mọi người cần chuẩn bị lễ và bài văn khấn cúng sao giải hạn Thái Bạch, Kế Đô, Thổ Tú, v.v đầu năm 2019.

Lễ vật

– Đèn hoặc nến, mũ vàng.

– Viết chính xác tên lên bài vị.

– Đinh tiền vàng, muối và gạo.

– Trầu cau, trái cây, hương hoa, phẩm oản.

– 1 chai nước.

Sau lễ thì gia chủ lấy hết vàng, tiền, bài vị, văn khấn đem đi hóa.

Bài văn khấn cúng sao giải hạn

Văn khấn dành cho tất cả sao, nhưng khi cúng gia chủ nên đọc chính xác tên sao mới hiệu nghiệm. Đặc biệt nên làm vào ngày giờ sao đăng viên.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân

Con kính lạy (đọc tên đầy đủ của sao)

Con hình lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân

Tín chủ (chúng) con là: Tên đầy đủ ngày tháng năm sinh Hôm nay là ngày… tháng… năm …, tín chủ thật tâm sắm lễ sắm hương hoa trà quả, đốt nén hương. Thiết lập linh án ở (địa chỉ cúng) để làm lễ giải hạn sao (tên sao) chiếu mệnh.

Cúi mong chư vị phù hộ độ trì giải vận hạn, ban phúc thọ lộc cho chúng con gặp may măn. Tránh đi điều xấu.

Tín chủ con lễ tâm thành, kính lễ cúi xin được độ trì phù hộ.

Phục duy cẩn cáo!

Sau khi làm lễ xong nên chờ hết tuần hương gia chủ đem hóa bài vị, sớ tiền vàng rồi vẩy rượu lên. Cuối cùng gia chủ lấy muối gạo rắc khắp tám hướng bốn phương.

*Bài viết mang tính chất tham khảo

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bình Liêu: Độc Đáo Tục Làm Then Giải Hạn Đầu Năm Của Người Tày trên website Asus-contest.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!